Bài Giảng của ĐTC Phanxicô tại nhà thờ Thượng Phụ Giáo Chủ Thánh Giorgio, ngày 30.11.2014

0

Chuyến Tông Du của Đức Thánh Cha Phanxicô

Tại nước Thổ Nhĩ Kỳ

Cử hành Thánh Lễ

Nhà Thờ Thượng Phụ Giáo Chủ Thánh Giorgio

Istanbul, Chúa Nhật 30-11-2014

 

Bài Giảng 

 Kính thưa Đức Thánh Cha,

Người Anh Em đáng kính Bartolomeo,

Khi tôi là Tổng Giám Mục của Giáo Phận Buenos Aires [Arentina], tôi thường tham dự vào buổi cử hành Phụng vụ thánh của các cộng đoàn Chính Thống ở đó. Hôm nay, Chúa đã cho tôi ơn đặc biệt là được hiện diện trong nhà thờ Thượng Phụ Thánh Giorgio với việc cử hành lễ Thánh Anrê Tông đồ, người đầu tiên được gọi, là anh của Thánh Phêrô, và là Bổn mạng của Tòa Thượng Phụ Đại Kết.

Gặp gỡ nhau, nhìn nhau mặt đối mặt, cử chỉ ôm hôn bình an, và cầu nguyện cho nhau, và cầu nguyện cho nhau, tất cả là những khía cạnh của hành trình của chúng ta tiến tới việc tái lập sự hiệp thông trọn vẹn. Tất cả điều này luôn đi trước và luôn đồng hành chung với điều chính yếu khác của cuộc hành hương này, nghĩa là việc đối thoại thần học. Một cuộc đối thoại chân chính, trong mọi trường hợp, là một cuộc gặp gỡ giữa những những con người với một tên gọi, một bộ mặt, một quá khứ, và không chỉ là cuộc gặp gỡ các ý tưởng.

Điều này đúng thực cho chúng ta, những Kitô hữu, vì với chúng ta, sự thật là con người của Đức Giêsu Kitô. Gương của Thánh Anrê, là người, với một môn đệ khác, đã chấp nhận lời mời của Thày chí thánh, “Hãy đến và xem coi“, và “họ đã ở với Người cả ngày” (Ga 1, 39) chỉ ra cho chúng ta rõ ràng rằng đời sống của người Kitô là một kinh nghiệm bản thân, một cuộc gặp gỡ mang tính biến đổi, với một Người, là Đấng yêu thương chúng ta và là người muốn cứu chuộc chúng ta, sứ điệp Kitô được làm cho lan ra rộng rãi nhờ những con người nam và người nữa, là những người bị lôi kéo vào cuộc tình với Đức Kitô, và không thể mà không đi tới niềm hoan lạc vì được yêu thương và được cứu rỗi. Ở đây nữa, gương của tông đồ Anrê là tấm gương dạy chúng ta. Sau khi theo Chúa Giêsu đi về nhà của Ngài và sống với Ngài, Anrê “trước tiên đã gặp người em của mình là ông Simon, và Anrê nói cho em của mình, chúng tôi đã tìm được Đấng Messia” (có nghĩa là Đức Kitô). Ông Anrê đã đem người em của mình tới gặp Chúa Giêsu (Ga 1, 40-42). Vì thế điều này thật rõ ràng, là ngay cả cuộc đối thoại giữa các Kitô hữu, cũng không thể đưa họ ra khỏi cái lý về một cuộc gặp gỡ cá nhân.

Đó không phải là một sự may rủi tình cờ là con đường hòa giải và hòa bình giữa người Công Giáo và người Chính Thống, mà theo cách thế nào đó, đã gợi lên trong một cuộc gặp gỡ, trong một cái ôm hôn giữa các Vị Tiền Nhiệm đáng kính của chúng ta, vị Thượng Phụ Giáo Chủ Athenagors và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, xẩy ra cách đây 50 năm tại Giêrusalem. Bây giờ Đức Thánh Cha và tôi muốn kỷ niệm giây phút đó, khi mới đây, Chúng Ta đã gặp nhau trong chính thành đó nơi, mà Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô đã chết và sống lại.

Bởi sự tình cờ đáng quý này, cuộc thăm viếng của tôi vào mấy ngày sau dịp kỷ niệm việc công bố Sắc Lệnh Tái lập sự hiệp nhất (Unitatis Reintegratio), Sắc lệnh của Công Đồng Chung Vatican II về sự hiệp nhất các Kitô hữu. Đó là văn kiện nền tảng mở ra những con đường mới cho cuộc gặp gỡ giữa người Công Giáo và các anh chị em thuộc các Giáo Hội khác và các cộng đoàn giáo hội khác.

Đặc biệt, trong Sắc Lệnh đó, Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận rằng các Giáo Hội Chính Thống “có các Bí tích đích thực, trên hết – do sự kế tục Tông truyền – có chức linh mục và có Thánh Thể, nhờ đó họ còn hiệp với chúng ta một cách thật gần gũi nhau(số 15). Sắc lệnh còn tiếp tục khẳng định rằng để giữ gìn cách trung thành sự trọn vẹn của truyền thống Kitô và đem việc hòa giải giữa những người Kitô Đông và Tây tới trọn vẹn, thì điều thật quan trọng là người ta đã biết giữ gìn và bảo vệ di sản phong phú này nơi các Giáo Hội Đông Phương. Điều này nhắm vào không chỉ các truyền thống phụng vụ và thiêng liêng, nhưng ngay cả các kỷ luật về giáo luật, được định liệu như là bởi các Giáo Phụ và các Công Đồng, việc điều hành cuộc sống của các Giáo Hội này (xem 15-16).

Tôi tin rằng, điều thật quan trọng để tái khẳng định sự kính trọng nguyên lý này như là điều kiện chính yếu, được cả hai bên chấp nhận, cho việc tái lập sự hiệp thông trọn vẹn, là điều không chỉ có nghĩa là sự tùy thuộc của bên này tùy thuộc bên kia, hoặc là sự nên giống nhau. Đúng hơn, nó có nghĩa là việc đón nhận mọi ân điển mà Thiên Chúa đã ban cho từng bên, như thế chứng tỏ cho toàn thế giới mầu nhiệm lớn lao của việc cứu rỗi được thực hiện bởi Đức Kitô là Chúa, qua Chúa Thánh Thần. Tôi muốn bảo đảm với từng người trong quý vị ở đây rằng, để đạt tới mục tiêu của sự hiệp nhất trọn vẹn, Giáo Hội Công Giáo không có ý áp đặt bất cứ một điều kiện nào trừ điều kiện liên hệ tới việc tuyên xưng đức tin. Hơn nữa, tôi muốn thêm rằng chúng tôi sẵn sàng cùng nhau đi tìm, dưới ánh sáng của giáo huấn của Kinh Thánh và kinh nghiệm của ngàn năm thứ nhất, những con đường trong đó chúng ta có thể bảo đảm nhu cầu hiệp nhất của Giáo Hội trong những hoàn cảnh hiện nay. Chỉ một điều  là Giáo Hội Công Giáo muốn, và tôi đi tìm, như là Giám mục của Roma, “Giáo Hội làm chủ trong đức ái“, sự hiệp thông với các Giáo Hội Chính Thống. Sự hiệp thông như thế sẽ luôn luôn là hiệu quả của tình yêu đó, là tình yêu “đã được đổ vào trong con tim của chúng ta qua Chúa Thánh Thần là Đấng được ban cho chúng ta” (xem Rm 5, 5), một tình yêu diễn tả mối giây thiêng liêng và siêu hình hiệp nhất chúng ta lại như các môn đệ của Chúa Kitô.

 Trong thế giới ngày nay, có những tiếng nói đang vang lên, mà chúng ta không thể không biết tới và là những tiếng vang, van nài các Giáo Hội chúng ta, để sống sâu xa hơn căn tính của chúng ta như là những môn đệ của Chúa Giêsu Kitô.

Tiếng vang vọng thứ nhất trong số các tiếng vang này là tiếng vang vọng của những người nghèo khó. Trong thế giới, có quá nhiều những người nam và những người nữ đang phải chịu đau khổ vì việc nuôi dưỡng kém cỏi cay nghiệt, nạn thất nghiệp đang tăng thêm, con số đang thêm những người trẻ không có công ăn việc làm, và chịu đau khổ vì bị loại bỏ ra khỏi môi trường xã hội, điều này đang tăng thêm. Những điều này có thể làm tăng các hoạt động tội phạm và ngay cả việc gia nhập với các người khủng bố. Chúng ta không thể ngối yên trước các tiếng kêu than của các người anh chị em của chúng ta. Những người này đòi hỏi chúng ta không chỉ sự trợ giúp vật chất – rất cần trong rất nhiều hoàn cảnh – nhưng trên hết, họ xin sự trợ giúp của chúng ta để bảo vệ phẩm giá của họ như là những con người, để như thế, họ có thể tìm ra năng lực thiêng liêng để trở nên một lần nữa là những người chủ chốt trong đời sống riêng của họ. Họ đòi chúng ta chiến đấu, dưới ánh sáng của Tin Mừng, chống lại các nguyên nhân thuộc cơ cấu đem tới cảnh nghèo khổ: sự bất công, khan hiếm những công việc xứng đáng và thiếu nhà cửa xứng hợp, và chống lại việc từ khước các quyền của họ như là thành phần của xã hội và như là các nhân công. Như là các Ngưới Kitô chúng ta được mời gọi cùng nhau loại bỏ việc toàn cầu hóa thái độ nhửng nhưng này, mà ngày nay hình như đang thống trị một cách tuyệt đối, trong khi chúng ta phải xây dựng một nền văn minh của tình yêu và của liên đới.

Lời kêu xin thứ hai đến từ các nạn nhân của các cuộc tranh chấp tại quá nhiều nơi trong thế giới của chúng ta. Chúng ta nghe điều này vang lên ở đây, vì một số quốc gia láng riềng đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh vô nhân đạo và tàn ác. Tôi nghĩ một cách đặc biệt tới những nạn nhân của những vụ tấn công thật thô bỉ và vô nghĩa mới đây đã giết và làm tổn thương nhiều người Hồi Giáo đang cầu nguyện trong một hội đường ở Kano, bên Nigeria. Làm cho hòa bình của con người biến đi, phạm bất cứ hành động bạo lực nào – hoặc đồng tình với các hành động như thế – nhất là khi được điều khiển chống lại những kẻ yếu thế và không thể bảo vệ chính mình, đó là một tội nặng nề chống lại Thiên Chúa, vì nó có nghĩa là tỏ ra sự khinh thường hình ảnh của Thiên Chúa ở trong con người. Tiếng kêu cứu của các nạn nhân từ các cuộc tranh chấp này đòi hỏi, thật khẩn trương, chúng ta hãy hành động một cách nhanh chóng, qua con đường hòa giải và hiệp thông giữa những người Công Giáo và những người Chính Thống. Quả thực, làm sao chúng ta có thể loan báo một cách đáng tin cậy Phúc Âm của hòa bình đến từ Đức Kitô, nếu còn tiếp tục là thù địch và bất đồng giữa chúng ta (xem Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 77).

Một tiếng kêu thứ ba thách đố chúng ta là tiếng kêu của những người trẻ. Ngày nay, một cách thật thê thảm, có nhiều người trẻ, nam cũng như nữ, là những người sống mà không có hy vọng, bị tràn ngập bởi mất tin cậy và buông xuôi. Thật nhiều những người trẻ, bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa đang thịnh, đi tìm hạnh phúc chỉ trong việc có được các của cải vật chất và trong việc làm thỏa mãn những tình cảm nông nổi của họ. Những thế hệ mới sẽ không bao giờ có thể có được sự khôn ngoan đích thực và giữ được niềm hy vọng sống động nếu chúng ta không có thể trân quý và truyền đạt một nền nhân bản đích thực đền từ Phúc Âm và từ kinh nghiệm ngàn đời của Giáo Hội. Chính các người trẻ ngày nay xin chúng ta thực hiện tiến bộ hướng về sự hiệp thông. Tôi nghĩ, từ gương của nhiều người trẻ Chính Thống, Công Giáo và Tin Lành đến với nhau trong các cuộc gặp gỡ được tổ chức bởi Cộng đoàn Taizé. Họ làm điều này không phải vì họ không biết những khác biệt còn phân cách chúng ta, nhưng vì họ có thể nhìn xa hơn chính họ, họ có thể ôm lấy những gì là chính yêu và những gì đã hiệp nhất chúng ta.

       Kính thưa Người Anh Em thân mến, người Anh Em rất thân thương, chúng ta đã ở trên một con đường, trên con đường tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn và đã có thể cảm nghiệm được những dấu hiệu thật hùng biện của một sự hiệp nhất chính thực, cho dù còn chưa trọn vẹn. Điều này một lần nữa cống hiến cho chúng ta sự bảo đảm và khích lệ chúng ta tiếp tục trên hành trình này. Chúng ta chắc chắn rằng dọc theo con đường này, chúng ta được trợ giúp bởi lời bầu cử của Thánh Tông Đồ Anrê và em của ngài là Phêrô, theo truyền thống, được coi như là những Vị sáng lập các Giáo Hội Constantinople và Giáo Hội Roma. Chúng ta cầu xin Chúa được ơn lớn lao của sự hiệp nhất trọn vẹn, và khả năng có thể chấp nhận ơn đó trong đời sống của chúng ta. Chúng ta cũng không bao giờ quên cầu nguyện cho nhau.

(Dịch theo nguyên bản tiếng Anh, do Phòng Báo Chí của Tòa Thánh phổ biến, ngày Chúa Nhật, 30-11-2014. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 1-12-2014).

Comments are closed.

phone-icon