Một cuộc đổi mới

0

CHÚA GIÊSU CHU PHÉP RA B

MT CUC ĐI MI

+++

A. DN NHP

Hôm nay Phụng vụ kết thúc mùa Giáng sinh và bắt đầu mùa Thường niên. Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa khởi đầu cho mùa Thường niên này.

Việc Chúa Giêsu nài ép Gioan làm phép rửa cho mình khiến chúng ta phải ngạc nhiên. Ngài là Đấng “vô tội” tại sao lại xin chịu phép rửa sám hối như một tội nhân ? Ngài làm như vậy là vì ngay từ đầu đời sống công khai, Ngài đã thực hiện trọn vẹn ý Cha, như người “Tôi Tớ vâng phục” mà các tiên tri đã loan báo. Ngài sẵn sàng vâng phục chấp nhận cái chết trên thập giá. Phép Rửa bằng máu này dẫn tới và thánh hiến phép rửa bằng nước.

Việc làm của Chúa Giêsu giúp chúng ta nhận ra ý nghĩa Phép Rửa Tội của chúng ta. Nhờ Phép Rửa Tội, chúng ta được nhận lại làm con Chúa, được thừa hưởng Nước Trời. Do đó, chúng ta phải dấn thân trọn vẹn để sống với Chúa trong tình hiệp nhất yêu thương, sống trọn vẹn tình con đối với Cha, sống sao cho xứng danh Kitô hữu để làm vinh danh Cha trên trời.

B. TÌM HIU LI CHÚA

+ Bài đc 1 : Is 42,1-4.6-7

Khi ấy dân Do Thái bị thử thách nặng nề, phải đi đầy ở Babylon. Để khích lệ họ, tiên tri Isaia loan báo : họ vinh dự được Thiên Chúa chọn làm đầy tớ lý tưởng của Ngài, có trách nhiệm giới thiệu Thiên Chúa cho dân ngoại.

Đây là bài thứ nhất trong 4 bài ca về Người Tôi Tớ trong sách đệ nhị Isaia. Vì được Thánh Thần ngự trên mình, Người Tôi Tớ của Thiên Chúa là  Đấng mạnh mẽ và sẽ chiến thắng mọi kẻ thù. Nhưng Ngài không thích dùng bạo lực, trái lại, Ngài yêu thương cứu vớt những kẻ tội lỗi yếu đuối, “không ln tiếngkhông b gy cây lau b dp, không dp tt tim đèn còn leo lét.

Tất cả những nét Isaia mô tả Người Tôi Tớ đều được thực hiện nơi Đức Giêsu.  Chính Đức Giêsu sẽ đảm nhận vai trò Người Tôi Tớ. Vai trò này, Ngài sẽ hoàn thành khi biến tôn giáo của đức tin thành một sự ưng thuận thắm tình con thảo mà mọi người đều có thể nói lên, dù người ấy thuộc bất cứ nền văn hoá hay quốc gia nào. Theo gương Đức Kitô, các Kitô hữu cũng phải thực hiện nhiệm vụ trên.

+ Bài đc 2 : Cv 10,34-38.

Đây là phần đầu bài giảng của thánh Phêrô ở Cêsarêa cho ông Corneliô, viên sĩ quan Rôma và gia đình của ông để giúp họ hoán cải và chịu phép rửa. Đây là một việc làm có tính cách cách mạng vì từ trước đến nay các tông đồ chưa nghĩ đến việc cho người ngoại gia nhập Giáo hội.

Trong bài nói chuyện với người Do thái, Phêrô cho biết sở dĩ Ngài dám làm như vậy vì “Thiên Chúa không thiên tư tây v ai, h ai thc hành s công chính, đu được Ngài đón nhn”. Chính Đức Giêsu Nazareth đã được Thiên Chúa dùng Thánh Thần và quyền năng xức dầu tấn phong Ngài  và Ngài đã đi khắp nơi để ban phát ơn lành.

Bài Tin mng : Lc 3,15-16.21-22.

Cả 3 bài Tin mừng của lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa có rất nhiều điểm giống nhau. Chúng ta có thể chia bài Tin mừng thành 2 phần :

Phn mt : Ông Gioan thanh minh là mình không phải là Đấng Kitô như người ta tưởng. Có Đấng sẽ đến sau ông và cao trọng hơn ông. Hiện nay ông chỉ rửa họ bằng nước, còn Đấng đến sau sẽ làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần.

Phn hai : Đức Giêsu nhận phép rửa của ông Gioan và trong nghi lễ này Đức Giêsu được tấn phong làm Đấng Messia, Đấng Cứu thế. Đó chính là ý nghĩa việc Thánh Thần hiện xuống, “các tng tri m ra”, cách diễn tả lấy lại của Isaia 63,11-14.19 khi công bố tấn phong một vị giải phóng mới. Có tiếng nói từ trời vang trên Đức Giêsu, tiếng nói ấy cũng thuộc về nghi thức phong vương một vị vua mới : “Con là Con ca Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con.

C. THC HÀNH LI CHÚA

Mt cuc đi mi

I. NGÀY L PHONG VƯƠNG

Phụng vụ hôm nay, nhất là bài Tin mừng, gợi lên cho chúng ta ý tưởng về ngày lễ phong vương. Thánh Marcô cho chúng ta biết Đức Giêsu chịu phép rửa của ông Gioan ở sông Giorđan. Chính khi Đức Giêsu được dìm trong nước và được kéo lên thì trời mở ra và có Thánh Thần hiện xuống dưới hình chim bồ câu và tiếng nói từ trời vang xuống : “Con là Con yêu du ca Cha, Cha hài lòng v Con”. Đây là tiếng của Thiên Chúa Cha nói với Đức Giêsu để nhận Ngài làm Con. Lời nói ấy khiến chúng ta  nghĩ đến một nghi lễ phong vương.

Ngày xưa, khi một người được phong lên làm vua thì phải trải qua một cuộc lễ phong vương với nghi thức gồm 3 phần, và hôm nay Đức Giêsu cũng đã thực hiện 3 phần ấy :

– Phải tắm rửa sạch sẽ.
– Phải được xức dầu.
– Và được tôn xưng làm vua.

1. Phi tm ra sch s

Đức Giêsu chịu phép rửa ở sông Giorđan bởi tay ông Gioan Tẩy giả. Chỉ ai không trong sạch mới cần tắm rửa. Vậy, Đức Giêsu là chiên của Thiên Chúa, một con chiên trong sạch vô tì tích, tại sao lại phải tẩy rửa tội lỗi ? Thưa,  Ngài làm như vậy là để hòa đồng với con người khiêm nhường  để từ đó dạy ta rằng muốn vào Nước Trời, phải ăn năn sám hối, cải thiện đời sống và phải tắm gội tâm hồn cho trong sạch : “Phúc cho ai có tâm hn trong sch vì h s được xem thy Chúa.

2. Phi được xc du

Đức Giêsu được Thánh Thần xức dầu tấn phong. Trong bài đọc 2, thánh Phêrô nói : “Đc Giêsu thành Nazareth được Thiên Chúa dùng Thánh Thn và quyn năng và xc du tn phong cho Ngài.

Tiên tri Isaia đã nói trước và chính Đức Giêsu đọc đoạn sách của Isaia ở hội đường Do thái : “Thánh Thn Chúa ng trên tôi : Vì Chúa đã xc du cho tôi, Người đã sai tôi đem Tin mng cho người nghèo khó, băng bó nhng tâm hn đau thương, báo tin ân xá cho nhng k b lưu đy, phóng thích cho nhng tù nhân, công b năm hng ân ca Thiên Chúa…(Is 61,1-3). Và Đức Giêsu đã kết luận : hôm nay đã ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về Ngài.

3. Ngài được phong vương

Đức Giêsu được tôn phong làm vua, là Đấng Messia, là Chúa Cứu thế.

Trong Tin mừng, Thánh Marcô nói : “Khi Ngài va dưới nước lên thì Tri m ra, Thánh Thn ly hình chim b câu ng xung trên Ngài và có tiếng t tri phán: “Con là Con yêu du ca Cha, Cha hài lòng v Con”. Đây là lời tuyên phong long trọng Đức Giêsu là Vua, là Con Thiên Chúa.

II. Ý NGHĨA VIC CHU PHÉP RA

1. Phép ra ca Gioan và ca Đc Giêsu

Chúng ta thấy có sự khác nhau giữa phép rửa của Gioan và của Chúa Giêsu. Phép rửa của Gioan chỉ là dấu hiệu của sự ăn năn sám hối. Người Do thái đến cho Gioan làm phép rửa là để được ăn năn các tội mình để được ơn tha thứ. Còn Chúa Giêsu Kitô, con người vô tội,  không thể lãnh nhận Phép rửa với hướng đó. Vậy Ngài đến xin rửa không phải là cho mình, mà là cho người khác, vì người khác. Ngài chịu phép rửa là nói lên, từ nay, Ngài chung số phận với người tội lỗi và đó là tất cả ý nghĩa đời Ngài và cuộc đời này chỉ hoàn tất với phép rửa cuối cùng, của sự chết (Mc 10,38 ; Lc 12,50) vì chết là cùng chung số phận của con người tội lỗi, con người bị sa ngã, và là số phận bi đát nhất.

Phép rửa của Chúa Giêsu là phép rửa “tái sinh”. Nó ban cho mọi người một đời sống toàn vẹn. Giải thích về đời sống mới này, thánh Phaolô đã viết cho các Kitô hữu vừa mới được rửa tội như sau : “Khi được ra ti là anh em được mai táng vi Đc Kitô, và trong phép ra ti, anh em cũng được sng li vi Đc Kitô. Anh em đã b chết v mt tâm linh nhưng gi đây Thiên Chúa đã mang anh em đến ngun sng cùng vi Đc Kitô”(Cl 2,12-13).

2. Lý do Đc Giêsu chu phép ra

Việc Đức Giêsu tự nguyện đến xin chịu phép rửa của Gioan không nhằm ăn năn sám hối tội lỗi như bao người khác, vì Ngài là Đấng vô tội (Dt 5,15b ; 7,26). Nhưng qua hành động này, Ngài muốn chia sẻ thân phận yếu hèn và cảm thông với các tội nhân để sau này sẽ chịu chết đền tội thay cho họ.  Đàng khác, việc toàn thân Chúa Giêsu được Gioan dìm xuống nước sông Giorđan, chính là hình bóng của phép rửa mà Ngài sẽ phải chịu trong mầu nhiệm tử  nạn và phục sinh sau này (x.Rm 6,3-4). Và từ mầu nhiệm phục sinh, Chúa Giêsu thiết lập bí tích rửa tội để nhờ đó tái sinh các tín hữu và đổi mới họ nhờ nước và Thánh Thần. Đây cũng là điều kiện để được gia nhập vào Nước Thiên Chúa (x.Ga 3-6 ; Tt 3,5).

Ngoài ra, việc Đức Giêsu đến xin chịu phép rửa của Gioan còn là cơ hội để ông thi hành sứ mệnh tiền hô đi trước dọn đường và làm chứng cho Ngài. Ngài chịu phép rửa của Gioan để sẽ làm cho phép rửa bằng nước trở thành bí tích rửa tội trong Chúa Thánh Thần (x.Mc 1,8) và lửa (x.Lc 3,16; Cv 2,3-4).

3. Ý nghĩa Bí tích Ra ti

Trước khi về trời, Đức Giêsu lập bí tích rửa tội khi Ngài nói với các môn đệ: “Các con hãy đi rao ging cho muôn dân, ra ti cho h nhân danh Cha và Con và Thánh Thn (Mt 26,20).

Chúng ta xem lại phép rửa của Gioan Tiền hô : phép rửa của Gioan Tiền hô chỉ là một nghi thức tượng trưng, có mục đích nhắc nhở và thúc giục người ta ăn năn sám hối và cải thiện đời sống. Phép rửa này không có khả năng tẩy xóa tội lỗi, không có năng lực ban ơn thánh. Bởi vì phép rửa này không phải là một bí tích, đúng như Gioan đã quả quyết, đồng thời Ngài cũng giới thiệu một phép rửa khác, phép rửa của Chúa Giêsu, là phép rửa bằng Thánh Thần, nghĩa là phép rửa của Chúa Giêsu là một bí tích thông ban Chúa Thánh Thần, mặc dầu cũng dùng tới nước, nhưng nước chỉ là điều kiện, là nghi thức bên ngoài, còn thực sự là được rửa bằng Thánh Thần, biến  đổi con người tội lỗi nên con Thiên Chúa, và được hưởng hạnh phúc  vĩnh cửu Nước Trời.

Khi chúng ta lãnh nhận phép rửa tội, Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta tham dự vào mầu nhiệm sự chết và sống lại của Ngài. Chúng ta vào đời khi được sinh ra và vào đạo của Thiên Chúa khi được rửa tội. Trong nghi thức rửa tội chúng ta được dìm trong nước hoặc đổ nước trên đầu để chỉ việc tẩy rửa khỏi tội tổ tông và mọi tội riêng, được tái sinh làm con cái của Chúa và gia nhập vào Giáo hội. Vì thế, Giáo hội coi bí tích rửa tội như một cuộc tái sinh, người được rửa tội trở thành một con người mới. Họ thấy đâu là ơn gọi và định mệnh của con người, đâu là ý nghĩa của cuộc đời.

Truyn : Tôi mi có 2 tui

Có một cụ già, mãi tới khi 80 tuổi mới lãnh nhận phép Rửa tội. Bắt đầu từ đó cụ sống một đời rất gương mẫu. Hai năm sau, cụ hấp hối. Có người muốn biết cụ bao nhiêu tuổi. Cụ dõng dạc trả lời : “Tôi mới có hai tuổi. Tám mươi năm trước khi Rửa tội là những năm chết. Tôi mới bắt đầu sống thật khi tôi chịu  phép Rửa tội”. Thật là chí lý (Phạm văn Phượng, Chia sẻ TM Chúa nhật, B, tr 38).

III. BÍ TÍCH RA TI VÀ CHÚNG TA

Ngày nay, mỗi người chúng ta đã được chịu phép rửa tội để trở thành Kitô hữu, con Thiên Chúa, con của Giáo hội. Bí tích rửa tội là cửa ngõ đưa ta vào trong Giáo hội và Nước Trời. Vậy bí tích rửa tội có tương quan gì với chúng ta không, và chúng ta phải sống thế nào cho xứng với hồng ân ấy ?

1. Mt cuc đi mi

Chúng ta là những con người tội lỗi, nhờ phép rửa tội chúng ta được tẩy sạch mọi tội lỗi để trở nên con người mới trong trắng, xứng đáng làm con của Đấng đã phán : “Các ngươi hãy nên thánh vì Ta là Đng thánh”. Tuy thế, sống giữa trần gian đầy cám dỗ, nhiều khi tấm áo trắng trong ngày chịu phép rửa tội đã bị hoen ố vì những hành vi xấu xa của ta, nên phải cố gắng đổi mới cuộc sống của ta  theo câu tâm niệm vua Thành Thang đã viết vào trong bồn tắm : “Nhtân,  nht nht tân, hu nht tân”: mỗi ngày nên mới, ngày ngày nên mới, ngày tới phải nên mới.  Vua cho rằng : người ta phải gột rửa con tim cho sạch tội nhơ như thân xác phải tắm rửa hằng ngày (X. Đại học I,1).

Chúng ta phải làm một cuộc cách mạng bản thân nghĩa là phải lột bỏ con người cũ tội lỗi mà mặc lấy con người mới tốt lành thánh thiện như thánh Phaolô đã dạy.  Phương pháp giáo dục của người xưa vẫn còn tính cách thời sự nơi chúng ta : Tu thân, t gia, tr quc, bình thiên h.Theo trật tự của cuộc cách mạng, thì cách mạng bản thân là điều tiên quyết.

Truyn : Thay đi chính mình

Linh mục Anthony de Mello kể lại tâm sự của một nhà hiền triết như sau :

Nhìn lại cuộc sống đã qua, nhà hiền triết thú nhận : Lúc thiếu thời tôi là một kẻ hiếu động. Trong sự hăng hái của tuổi trẻ tôi thường xin Chúa cho tôi sức mạnh biến đổi trái đất này trở nên tốt hơn.
Khi được nửa đời người, tôi ý thức là mình chưa làm được gì cả, chưa thay đổi được bất cứ người nào. Tôi lại đổi lời cầu nguyện cho thiết thực hơn : “Lạy Chúa, giờ đây con chỉ xin Chúa cho con khả năng thay đổi cuộc sống của những người con tiếp xúc hằng ngày thôi”.
Nhưng rồi khi tuổi đời sắp hết, tôi thấy rằng mình quá cao vọng và ảo tưởng, tôi lại thay đổi lời cầu nguyện như sau : “Lạy Chúa, xin ban cho con ơn thay đổi chính bản thân con”.
Nếu từ tuổi thanh xuân tôi đã cầu nguyện như thế, thì có lẽ tôi không phải hối tiếc vì đã sống một đời sống vô ích.

2Tp sng khiêm nhường

Việc Đức Giêsu đến xin ông Gioan làm phép rửa làm cho chúng ta phải suy nghĩ : Đức Giêsu được Gioan giới thiệu là “Con chiên Thiên Chúa”, một con chiên vô tì tích tại sao lại đến chịu phép rửa để xin được ơn tha tội như mọi người tội lỗi đến xin ? Thánh Matthêu coi cử chỉ đó như là thực hiện “chương trình khiêm hạ và phục vụ” mà các tiên tri đã báo trước (Mt 3,14-15). Đức Giêsu chịu phép rửa để nêu gương cho ta về sự khiêm nhường, Ngài nhận mình là người có tội như mọi người để hòa đồng với mọi người, để giúp cho con người luôn có tinh thần sám hối, tự hạ trước mặt Chúa: “Trong các con ai làm ln nht phi x như k nh nht. Ai làm đu k khác phi coi mình như tôi t(Lc 22,26).

Theo nhà Phật, con người có ba chứng nguy hiểm nhất, đó là : tham, sân, si.

– Tham là vì ích kỷ.
– Sân là vì tự ái.
– Si là vì ngu  muội.

Trong ba chứng bệnh nói đây thì “Sân” là khó diệt hơn cả. Bởi vì lòng tự ái (kiêu ngạo) là một thói xấu sống dẻo dai bậc nhất, đến nỗi thánh Phanxicô Salêsiô phải nói : “Nó chỉ ngưng hoạt động 15 phút sau khi tôi chết”.

Các bậc hiền nhân quân tử đều coi đức “khiêm tốn” là căn bản trong công việc cải tạo con người. Tính tự ái (kiêu ngạo) buộc con người vào dục vọng, làm cho họ phải đảo điên, thì lòng khiêm tốn sẽ là phương tiện giải thoát, đem lại thế quân bình, tức là sự bằng yên cho tâm hồn.

Truyn : Va thì đng

Một hôm Khổng Tử tới thăm miếu vua Hoàn Công nước Lỗ, thấy một chiếc lọ đứng nghiêng nghiêng, ngài hỏi, thì người giữ miếu cho biết :
– Cái lọ này là một bảo vật, thuở trước nhà vua hằng để bên ngai vàng hầu làm gương.
Ngài nói :
– Ta vốn nghe đồn nhà vua có một bảo vật, bỏ không thì nghiêng, đổ nước vào vừa phải thì đứng thẳng, mà đổ đầy thì lại ngã. Có lẽ là vật này chăng ?
Rồi ngài bảo học trò múc nước thí nghiệm thì quả nhiên đúng như thế.
Bấy giờ ngài mới trịnh trọng giảng giải :
– Thông minh thánh trí nên giữ bằng cách ngu muội. Có công to trong thiên hạ nên giữ bằng cách khiêm cung. Sức khỏe hơn người  nên giữ bằng cách nhút nhát. Giầu có bốn biển nên giữ bằng cách bố thí và thái độ nhún nhường. Đó là lối san sẻ bớt đi để khỏi đầy tràn mà sụp đổ vậy”.

3. Sống xng danh Kitô hu

Khi được chịu phép rửa tội, chúng ta được gọi là Kitô hữu.  Danh xưng Kitô hữu là chỉ một người thuộc về Chúa Kitô, là người được mang danh Chúa Kitô, là Kitô khác, là Chúa Kitô nối dài. Để sống xứng đáng với danh hiệu đó, chúng ta phải có nhiều nỗ lực, nhiều khi phải đau khổ, hy sinh, nhục nhã, chịu nhiều phiền toái, thua thiệt… nhưng đó là giá phải trả để chúng ta đạt được niềm vui đích thực trong cuộc đời làm con Chúa.

Truyện : Tên con là Phliliphê

Một hôm, người ta đem đến trình vua Philiphê một thanh niên bị bắt quả tang ăn trộm. Vua nhìn thẳng vào mặt hắn và hỏi :
– Tên mày là gì ?
Anh ta rụt rè thưa :
– Thưa tên con là Philiphê ạ.
Vua trợn mắt nói tiếp :
– Mày là Philiphê trùng với tên tao mà mày lại đi ăn trộm à?  Mày làm ô danh tao.  Vậy mày phải làm một trong hai việc : một là phải đổi tên đi, hai là phải thay đổi cách sống…

Chúng ta đã lãnh nhận bí tích rửa tội và đã được trở thành con Thiên Chúa. Được làm con Thiên Chúa là một tước hiệu vô cùng cao quí, một hồng ân lớn lao Chúa ban cho con người.  Nhưng chúng ta đã sống thế nào với hồng ân cao qúi ấy ? Cha trên trời có hài lòng với chúng ta không?

Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, Chúa Cha đã phán : “Con là Con yêu du ca Cha, Cha hài lòng v Con”. Vậy Cha trên trời có hài lòng với chúng ta không ? Chúng ta đã trở thành con Chúa và được mang danh hiệu là Kitô hữu, vì vậy, nỗ lực của chúng ta là phải luôn cố gắng sống xứng đáng với danh hiệu ấy để được Chúa hài lòng với chúng ta.

Lm Giuse Đinh Lp Lim

 

 

         

 

 

Comments are closed.

phone-icon