Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phaolô VI Cho Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo 1972

0

Gửi tất cả Anh em và các con thuộc Giáo Hội Công giáo!

Hướng về anh chị em trong sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Giáo tháng 10 năm 1972 sắp tới, chúng tôi không quên nhắc anh chị em cảm tạ Thiên Chúa nhân dịp mừng kỷ niệm năm thánh thứ ba của năm nay.

BA NĂM KỶ NIỆM

Cách đây 350 năm, dưới thời Giáo Hoàng Gregôriô XV, Bộ “Truyền Bá Đức Tin” đã được thành lập tại Roma vào năm 1622, mở đầu cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử truyền giáo; một thời đại đặc trưng bởi ý nghĩa sâu sắc hơn về sự hiệp nhất công giáo trong các chỉ thị và các đức tính của người tông đồ truyền giáo; bởi cuộc phục hưng tông đồ đáng chú ý của các Dòng tu cổ đại; bởi sự thiết lập các Hội mới được dành riêng cho việc loan báo Tin Mừng của thế giới ngoài kitô giáo; và bởi sự hợp tác phổ biến ngày càng tăng trợ giúp cho các xứ truyền giáo.

Sự hưng thịnh về sáng kiến hợp tác truyền giáo trong suốt thế kỷ XIX phần lớn là kết quả của cuộc phục hưng truyền giáo được khởi sự do Bộ Truyền Bá Đức Tin.

Vào năm 1822, hoặc là 150 năm trước, nhờ lòng nhiệt thành truyền giáo và tình yêu đối với Giáo Hội, nữ thanh niên người pháp tên là Paolin Jaricot đã phát sinh một hội được Bộ Truyền Bá Đức Tin gọi là Hội Lion, với chương trình rõ ràng là giúp tất cả các xứ truyền giáo về tinh thần cũng như vật chất.

Một thế kỷ sau, vào năm 1922 – mà hôm nay chúng ta đang kỷ niệm 50 năm – Đức Pio XI thực hiện ý muốn của Đức Bênêđíctô XV, chuyển Hội Truyền Bá Đức Tin thành “cơ quan riêng của Tòa Thánh” (Giáo Hoàng Rôma) để trợ giúp tất cả các xứ truyền giáo công giáo. Và Giáo Hoàng Rôma cũng đã tuyên bố Hội Thánh Phêrô Tông Đồ của Bộ Giáo Sĩ địa phương và Hội Thánh Nhi, ủy thác cho các Giám mục cổ võ các Hội này trong giáo phận của các ngài thông qua Hiệp Hội Truyền giáo của Bộ Giáo sĩ.

Để kỷ niệm biến cố năm thứ ba này, chúng tôi mong cho Ngày Thế Giới Truyền giáo năm nay sẽ là một hành động ấm áp cảm phục, biết ơn, giúp đỡ đối với Bộ “Truyền bá Đức tin” mà ngày nay được gọi là Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các dân tộc, qua sự đóng góp to lớn cho sự phát triển của hoạt động truyền giáo của Giáo Hội và đối với các Hội Giáo Hoàng Truyền giáo. Những Hội này đã thúc đẩy tinh thần truyền giáo phổ quát thực sự trong toàn thể Dân Chúa, phần lớn tạo điều kiện cho Bộ thực hiện các chương trình tông đồ của mình.

Chúng tôi hy vọng rằng Ngày Khánh Nhật Truyền giáo năm nay đánh dấu một bước tiến lớn cho toàn thể dân Chúa trong việc nhận thức bổn phận truyền giáo của mình và trong sự cộng tác với các Bộ này vì tầm quan trọng phổ quát; các bộ được gọi là Giáo Hoàng, ngoài ra, các Bộ thực sự cũng là của các Giám mục.

Không ít người Công giáo có nguy cơ không thực sự quan tâm tới hoạt động truyền giáo của Giáo Hội giữa các dân tộc ngoài Kitô giáo. Về nhiệm vụ này, họ xin thứ lỗi, Đức Giáo Hoàng có một Bộ thích hợp theo sự sắp xếp của ngài, hơn nữa, còn có các Hội truyền giáo, cùng với các cộng tác viên và những người ủng hộ.

Đúng là không có nguyên tắc nào đòi hỏi tất cả các kitô hữu ra đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Về việc này, Thiên Chúa chọn một số người nhất định : linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, và rồi những người này được gửi tới các xứ truyền giáo với quyền bính hợp pháp. Nhưng luôn nhớ rằng những người “được sai đi” nhân danh toàn thể Dân Chúa, vì “đảm nhận nhiệm vụ truyền bá Tin Mừng như một bổn phận đặc thù của toàn thể Giáo hội” (AG 23).

TÍNH NGHIÊM TRỌNG VÀ CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ

Tuy nhiên, chúng ta không được quên những tuyên bố long trọng được lặp đi lặp lại của các Giáo Hoàng cuối cùng về tính nghiêm trọng, khẩn cấp và phổ quát của bổn phận truyền giáo, mà Công Đồng Vaticano II đặc biệt nhấn mạnh.

Thật vậy, Công Đồng khẳng định rằng Dân Thiên Chúa “được Chúa Kitô thiết lập để tham dự vào sự sống, bác ái và chân lý, được Người sử dụng như khí cụ cứu rỗi cho mọi người, và được sai đi khắp thế giới như ánh sáng trần gian và muối đất” (LG 9), mà Giáo hội là truyền giáo vì bản chất và được sai đi (AG 2, 35), vì thế, bổn phận truyền giáo liên quan đến tất cả và mọi thành phần trong Giáo Hội, mỗi Giáo hội địa phương và các cộng đoàn địa phương (LG 9).

Trách nhiệm này liên quan chủ yếu và ngay lập tức tới Đức Giáo Hoàng và các Giám mục (AG 29.38), đặc biệt là các linh mục, các tu sĩ nam nữ, nhờ sự thánh hiến của họ để phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội (x.AG 39.40); nhưng không một kitô hữu trung thành nào tự cho mình được miễn trừ khỏi nghĩa vụ này, bởi vì nhờ bí tích rửa tội họ được sát nhập vào Giáo Hội truyền giáo một cách thiết yếu (x. AG 36).  Thực vậy, tất cả các kitô hữu buộc phải cộng tác truyền giáo theo khả năng riêng của mình: mỗi người có thể thực hành truyền giáo bằng lời nói, người khác bằng chữ viết, người này bằng tiền bạc, người kia bằng lao động chân tay, người khác nữa và sau cùng, họ hiến dâng cho công cuộc truyền giáo cả thời gian của họ. Mọi người đều có cơ hội dâng lời cầu nguyện, đau khổ, niềm vui, nỗi buồn cho công cuộc truyền giáo.

Và như vậy tính phổ quát về bổn phận truyền giáo này thật rõ ràng mà Công Đồng, khi bàn về khai tâm kitô giáo giữa các dự tòng, qui định rằng những người này, trước khi lãnh bí tích rửa tội, “họ học cách cộng tác cách tích cực để loan báo Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội” (AG 14).

“BỔN PHẬN CAO CẢ VÀ THÁNH THIỆN CỦA GIÁO HỘI”

Liên quan đến các Giáo Hội trẻ, và, hiểu theo nghĩa các Giáo Hội này nhìn chung rất nghèo về nhân sự cũng như về các phương tiện, Công Đồng còn cho biết : “họ tích cực tham gia vào công cuộc truyền giáo phổ quát của Giáo hội…hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ sẽ nên trọn hảo khi chính các Giáo hội trẻ cũng tích cực tham gia và hoạt động truyền giáo nơi các dân tộc khác” (AG 20).

Bổn phận cộng tác trong công cuộc truyền giáo có thể đối với một số người – khi được thông báo về Ngày Truyền Giáo hàng năm – nghĩ rằng chỉ thực hành một ngày trong năm mà thôi. Không phải thế, ở đây không nói về một sự khích lệ bên lề, nhưng là một bổn phận cơ bản của Dân Thiên Chúa, liên quan đến chính bản chất của người kitô hữu (x. AG 36); “một bổn phận rất quan trọng và thánh thiện của Giáo hội” (AG 29)

SỰ HÀI HÒA CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CHI THỂ MẦU NHIỆM

Cũng như việc hít thở không bao giờ gián đoạn, một cái chết đau thương, thì sự bận tâm truyền giáo cũng không thể hạn chế vào một Ngày trong năm, nếu không muốn có nguy cơ ảnh hưởng đến tương lai của Giáo Hội và chính sự hiện diện của kitô giáo. Vì lý do này mà trong các tài liệu quan trọng của hậu Công đồng (Ecclesiae Sanctae III, 3), áp dụng các qui tắc của Công Đồng cho việc thực hành mục vụ. Công Đồng nhấn mạnh : Ngày Thế giới Truyền giáo phải được diễn tả tự phát trong một tinh thần truyền giáo, được giữ cho sống động mỗi ngày bằng cầu nguyện, hy sinh hằng ngày. Sự ngột ngạt tinh thần ngày nay thật đáng buồn, trong Giáo Hội Công giáo, nhiều cá nhân và tổ chức tranh cãi nhau, phải chăng nguồn gốc của sự ngột ngạt đó là do sự thiếu vắng lâu dài của một tinh thần truyền giáo đích thực?

Đôi khi những vấn đề trực tiếp về sự siêu việt rất giới hạn, chúng làm quên đi vấn đề phi thường của sứ vụ phổ quát của Giáo hội.

Có biết bao căng thẳng nội bộ làm suy yếu và gây đau khổ một số Giáo Hội và các tổ chức địa phương, nhưng nó sẽ biến đi trước sự xác tín quả quyết rằng ơn cứu độ của các cộng đoàn địa phương sẽ đạt được nhờ sự cộng tác vào công cuộc truyền giáo, bởi vì công cuộc này phải được mở rộng cho đến tận cùng trái đất (AG 37).

Có một khẳng định từ Công đồng Vaticanô II khiến chúng tôi phải suy tư một cách cẩn thận : “Trong Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội, toàn thân tùy theo công dụng khả năng từng phần tử khiến thân thể này gắn bó và liên kết chặt chẽ với nhau (x. Eph 4,16), đến nỗi chi thể nào không hoạt động đúng tầm mức của mình trong việc tăng triển toàn thân đều bị coi là vô dụng đối với Giáo Hội cũng như với chính mình” (TĐGD số 2).

Bất cứ tình trạng nào còn tồn tại, thì trách nhiệm truyền giáo của dân Thiên Chúa càng khẩn cấp và trầm trọng hơn. Chúng tôi kết hợp nhiều khả năng mà nó cống hiến cho thế giới ngày nay nhờ vào việc truyền bá phổ quát cùng lúc với Sứ điệp Tin Mừng. Thực vậy, chúng tôi nhìn thấy sự hiện diện lịch sử của Giáo Hội giữa tất cả các dân tộc được biến đổi. Mặc dù có những quốc gia vẫn còn đóng kín với Tin Mừng, đó là một thực tại hiển nhiên mà tất cả các dân tộc đang càng ngày càng tìm kiếm lẫn nhau, vì vậy họ cũng đặt mình trong mối liên hệ với Giáo Hội. 

Tình trạng mới mẻ và thuận lợi này của Giáo hội trong thế giới cho chúng ta hiểu được những bổn phận và lợi ích lớn lao mà ngày nay chúng cung cấp cho chúng ta trong lãnh vực cộng tác truyền giáo để phổ biến trong phạm vi toàn thế giới về một nhà truyền giáo lý tưởng và nhằm giúp tất cả các xứ truyền giáo của Giáo hội trong một chiều kích rộng lớn hơn.

Chính trực giác tuyệt vời của sự kiện này khơi lên nơi vị tiền nhiệm của chúng tôi Đức Piô XI thành lập ngày Thế Giới Truyền Giáo năm 1926, một sáng kiến chuyển thành một trợ giúp đắc lực và rất cần thiết cho các sứ vụ tùy thuộc Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc.

CÁC HỘI GIÁO HOÀNG

Mọi con cái của Giáo hội và tất cả các đoàn thể được mời gọi cộng tác vào việc chuẩn bị cho Ngày Truyền giáo vĩ đại này: các linh mục giáo phận, các nhà truyền giáo, các tu sĩ nam nữ và thuộc về tất cả các hoạt động tông đồ giáo dân; nhưng đặc biệt đối với các Hội Giáo Hoàng, như chúng tôi đã nói, chúng tôi cũng xem như thuộc về hàng Giám mục thực sự,  nghĩa là : Hội Truyền bá Đức Tin, Hội thánh Phêrô tông đồ của giáo sĩ địa phương, Hội Thánh Nhi và Hiệp Hội Truyền Giáo của tất cả những tâm hồn  được thánh hiến, linh hồn của ba Hội đầu tiên.

Mặc dù Hội Truyền bá Đức tin được mời gọi một cách đặc biệt để cổ võ và tổ chức cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tòa Thánh và hàng Giám mục, toàn bộ hệ thống Truyền Giáo thuộc Giáo Hoàng cộng tác cách tích cực cho việc chuẩn bị của mình. Các linh mục triều hay dòng, các tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em giáo dân được tập họp trong Hiệp Hội Truyền Giáo, các thiếu nhi thuộc hội viên của  Hội thánh Nhi, các cổ động viên sinh viên trẻ của Hội thánh Phêrô tông đồ, mặc dù năm nay mừng kỷ niệm Ngày đặc biệt của họ, phù hợp với luật riêng của họ, tuy nhiên, cần phải coi Ngày Thế giới Truyền giáo như là đỉnh cao của hoạt động truyền giáo thường xuyên của họ.

Năm mươi năm kể từ ngày thành lập các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, chúng tôi muốn bày tỏ tình cảm đặc biệt của chúng tôi đối với các Bộ, lòng biết ơn sâu sắc của chúng tôi đối với những người phục vụ cho Tòa Thánh, cho toàn thể Giáo Hội, và tuyên bố một lần nữa họ là  công cụ chính của Tòa Thánh và của Giám mục đoàn trong lãnh vực cộng tác truyền giáo, “bởi vì – như Công đồng đã xác định – các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo là những phương tiện để người công giáo, ngay từ tuổi thơ, được thấm nhiễm cảm thức thực sự phổ quát và truyền giáo, vừa để khuyến khích một cuộc quyên góp hữu hiệu những tiền trợ cấp cho tất cả các xứ truyền giáo tùy theo nhu cầu từng nơi” (AG 38). Hơn nữa, đối với các Bộ này, chúng tôi rất quan tâm, như đã nói trong sứ điệp đầu tiên gửi cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm 1963, chúng tôi đã khẳng định rằng “các Bộ ấy, thậm chí không loại bỏ những sáng kiến khẩn cấp khác đối với sứ sụ và các mục đích riêng biệt, dĩ nhiên, tất cả đều vượt qua những điều đó hiểu theo nghĩa diễn tả trực tiếp về sự quan tâm của của Vị Mục tử tối cao của đàn chiên Chúa với tất cả các Giáo Hội».

Việc tổ chức trực tiếp cho sự cộng tác truyền giáo phải được các Giám mục ở tầm quốc gia và giáo phận hướng dẫn, do đó nó sẽ bao gồm một cơ cấu riêng thuộc tòa thánh-giám mục của các Hội này và sự cần thiết phối hợp với chính các điều lệ cũng như những sáng kiến của các Học Viện và các công cuộc truyền giáo đặc biệt.

TÍNH PHỔ QUÁT TÔNG ĐỒ

 Kể từ khi thành lập, các Hội này có đặc tính phổ quát truyền giáo thuần tuý hơn, và tính chất đặc trưng này đã là lý do chính để các Hội bầu chọn và được được chuyển đổi thành « công cụ chính thức » của tòa thánh Phêrô nhằm giúp đỡ tất cả các xứ truyền giáo (Giáo hoàng Roma).

« chỉ vì chúng tôi là người công giáo – chủ tịch Bộ Truyền bá Đức tin tuyên bố cách đây 150 năm, cùng năm mà Bộ được thiết lập từ Paolina Jaricot – chúng tôi không muốn hỗ trợ sứ vụ này hay sứ vụ kia cách đặc biệt, nhưng là cho tất cả các sứ vụ trên toàn thế giới ».  

Tính phổ quát truyền giáo còn phải là một lý do chiếm ưu thế, làm linh hoạt tất cả các hoạt động được tổ chức xung quanh Ngày Thế giới Truyền Giáo mà chúng tôi công bố.

Sau cùng, như anh chị em đã biết : Ngày này, căn cứ vào tài liệu về sự thiết lập, nó còn được dành cho việc phát triển các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, đặc biệt đối với Hội Truyền bá Đức Tin.

Chúng tôi biết có nhiều khó khăn mà các Hội gặp phải trong hành trình của mình, đặc biệt trong thời đại của chúng ta ; nhưng có một ý tưởng mạnh mẽ lớn lao này là, bất chấp tất cả, các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, đã cùng nhau, không những không làm chậm hành trình của mình, mà tại một vài quốc gia đã vượt qua những nền văn hoá xa xưa của họ.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa, để các Hội Giáo Hoàng Truyền giáo được đổi mới cơ cấu của mình cho phù hợp với những khuynh hướng mục vụ theo Công đồng Vaticano II, và dưới sự hướng dẫn của Vị đại diện Chúa Kitô và hàng Giám mục, các Hội có thể bắt đầu trong năm 1972 này một kỷ nguyên mới tràn đầy và phát triển, thực hiện chương trình hợp nhất toàn thể Dân Chúa cách hiệu quả và ý thức với công việc truyền giáo của Giáo Hội.

Với niềm hy vọng này, chúng tôi truyền cho tất cả anh em của chúng tôi trong hàng giám mục, các linh mục và các tu sĩ nam nữ cùng anh chị em giáo dân công giáo phép lành tòa thánh của chúng tôi, như một bằng chứng biết ơn sâu sắc và sự khích lệ nhiệt thành nhờ sự cộng tác quảng đại của anh chị em.

GIÁO HOÀNG PHAOLÔ VI 

Chuyển dịch: Nt. Maria Phạm Thị Hoa, OP

Comments are closed.

phone-icon