Khát Khao Thiên Chúa

0

Trời và đất giao duyên (chạm nhau) trong lúc cầu nguyện, và sự khao khát ở trần gian của chúng ta tạm thời được thỏa mãn bởi một nguồn suối trên trời.

Tôi đã ra ngoài chạy bộ vào một buổi sáng mùa hè nóng nực ở Arizona.

Chạy được một dặm, tôi đã nhận ra tôi đã quên chai nước của mình. “Không có vấn đề gì”, tôi nghĩ thầm. Tôi đã thực hiện việc chạy này cả trăm lần. Tôi sẽ ổn thôi”. Buồn thay, bộ não kiêu hãnh của tôi đã quên thông báo cho cơ thể thiếu nước của tôi. Khi tôi rẽ sang góc ở dặm số ba, chân tôi bắt đầu như cứng lại. Tôi trở nên choáng váng, chóng mặt và muốn nôn, lúc đó tại một thời điểm, tôi chắc chắn rằng người thợ gặt dữ dằn đang chạy bên cạnh tôi. Ngay cả thiên thần hộ mệnh của tôi cũng đang xin uống nước!

Tôi đã phạm sai lầm khi nghĩ rằng tôi có thể sống sót tự thân mình. Tôi đã không cần bất cứ thứ gì hay bất cứ ai khác. Tôi đã sai lầm. Câu châm ngôn quả đã đúng: “Kiêu căng (thực sự), đưa đến sụp đổ” (xem Châm ngôn 16:18). Và tôi đã phạm sai lầm tương tự trong hành trình Kitô hữu của tôi. Chìa khóa để không bị mất nước về thể chất hoặc tinh thần của bạn là phải và phải uống nước trước khi bạn thực sự khát.

Bạn đang sung túc hay chỉ đang sống sót?

Chúng ta biết cơ thể của chúng ta đã được tạo dựng với những nhu cầu. Và linh hồn của chúng ta cũng thế. Sự sáng tạo được thiết kế để không chỉ cần sự sáng tạo mà còn cần Đấng Tạo hóa. Đấng là Người thổi sự sống vào chúng ta cũng yêu chúng ta đủ để thiết kế chúng ta với những nhu cầu về tâm linh. Chúng ta không chỉ khao khát sự sống của trái đất (thức ăn và nước) mà còn về huyết mạch của thiên đàng trong lời cầu nguyện và bí tích. Câu hỏi là đây: chúng ta muốn chỉ sống sót hay thực sự sống?

Trong cuộc gặp gỡ nổi tiếng giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari tại bờ giếng (Ga 4,4-42), người phụ nữ có thể đang đi kiếm nước, nhưng đó là Nước Hằng Sống – Chúa Giêsu Kitô, người đã đến gần (chị) để xin nước uống. Người phụ nữ ấy, giống như nhiều người trong chúng ta, đã ở trong tình trạng sống sót: thiếu nước về tinh thần và quen với nó. Phải mãi cho đến khi gặp Chúa, chị mới bắt đầu hiểu được sự khác biệt giữa sự sống sót và sự sung túc (tiến triển). Như Giáo lý Giáo hội Công giáo nhắc nhở chúng ta,

Chúa Giêsu khát; lời xin của Người xuất phát từ cõi sâu thẳm của Thiên Chúa, Đấng khát mong chúng ta. Cầu nguyện, dù chúng ta có biết điều này hay không, là cuộc gặp gỡ sự khao khát của Thiên Chúa với sự khao khát của chúng ta. Thiên Chúa khát khao chúng ta  khao khát Người (2560).

Sự thực là ngay cả khi chúng ta cầu nguyện, ngay cả khi chúng ta nỗ lực, thì thực sự Thiên Chúa vẫn đang theo đuổi chúng ta. Cầu nguyện là nơi đất và trời gặp nhau. Cầu nguyện là nơi cơn khát tạm thời của chúng ta được thỏa mãn bởi một nguồn suối trên trời. Đó là trong lời cầu nguyện, ánh sáng chiếu vào những khoảnh khắc của bóng tối, niềm hy vọng chiến thắng nỗi sợ hãi, hòa bình làm tiêu tan nỗi lo lắng và sự chữa lành hàn gắn mọi vết thương. Cầu nguyện không loại bỏ những thập giá của chúng ta, nhưng nó mang lại cho chúng ta một viễn tượng mới về thập giá. Cầu nguyện là nơi thập giá trở nên nhẹ nhàng.

Sức Mạnh của Lời Cầu Nguyện Chủ Động

Chúng ta càng cầu nguyện, chúng ta sẽ càng khao khát cầu nguyện. Chúng ta càng sớm nhận ra sức mạnh của lời cầu nguyện chủ động trong cuộc sống hàng ngày, thay vì lời cầu nguyện phản ứng trong những lúc tuyệt vọng, chúng ta sẽ càng tin tưởng vào tình yêu và sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta sẽ sớm bắt đầu thấy rằng lời cầu nguyện không “giúp ích” gì cho mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa; cầu nguyện là mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa.

Tuy nhiên, bất cứ mối tương quan nào, đều cần thời gian và việc làm; một mối tương quan với Thiên Chúa cũng thế, không có gì khác. Thiên Chúa sẵn sàng thực hiện phần kết thúc của Người. Chúa mời chúng ta xin, tìm kiếm và gõ (Mt 7,7). Hãy lưu ý rằng cả ba hành động đó đều cần nỗ lực của chúng ta. Điều đó đang được nói, Người hứa với chúng ta rằng “khi các ngươi … cầu nguyện với Ta, Ta sẽ nhận lời các ngươi” (Gr 29,12), và chúng ta được nhắc nhở: “Hãy đến gần Thiên Chúa, Người sẽ đến gần anh em” (Gc 4,8). Thiên Chúa không chỉ nhìn bạn với tình yêu vĩ đại, như bạn là, nhưng Người còn muốn bạn biết Người như một người bạn đáng tin cậy và trung thành.

Thánh Augustinô nói tất cả chúng ta đều là những kẻ ăn mày trước mặt Thiên Chúa. Như thế, sự khiêm nhường thực sự là nền tảng của mọi lời cầu nguyện (CCC, 2559). Chúa Thánh Thần muốn ban thưởng cho hành động cởi mở của bạn. Thiên Chúa sẽ không chịu thua kém lòng quảng đại. Vì thế, trước khi bạn dấn thân vào cuộc gặp gỡ không được biết đến mà Thiên Chúa dành cho bạn, hãy dâng một lời cầu nguyện thật nhanh. Hãy để Chúa nói chuyện với bạn theo một cách mới. Hãy cầu xin Chúa đến ngự trong bạn theo những cách thức mới mẻ. Hãy cầu xin Chúa chiếu soi tâm trí bạn. Hãy mời Chúa chiếm lấy trái tim của bạn. Hãy mời Chúa làm chủ trong tâm hồn bạn… theo thời gian và theo kế hoạch hoàn hảo của Người.

Hãy cầu nguyện: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến”. Hãy lặp lại câu đó nhiều lần. Chúa đang chờ đợi bạn. Người là Nước Hằng Sống, sẵn sàng thỏa mãn cơn khát sâu thẳm nhất của bạn.

Đây là một tuyển lựa từ Nhận được Nhiều hơn từ Cầu Nguyện (Get More Out of Prayer), được chỉnh sửa bởi Mark Hart (The Word Among Us Press, 2018). Có sẵn từ wau.org/books

Theo The Word Among Us [wau.org]
Prayer Resources
Chuyển ngữ:  Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

Comments are closed.

phone-icon