Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo, 1982

0

Chư Huynh đáng kính và các con rất thân mến của Hội Thánh!

Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo gần kề, cũng như mọi năm, tôi ước ao gửi đến Chư Huynh và các con sứ điệp của tôi, nhằm giúp mọi người suy tư chung về chiều kích truyền giáo mà nó thuộc bản chất của Giáo Hội, Thân Mình Mầu Nhiệm của Chúa Kitô và của Dân Thiên Chúa, cũng như suy tư về sự cam kết dấn thân liên quan đến tất cả chúng ta, bởi vì Tin Mừng của Chúa Giêsu đã được rao giảng và được đón nhận trên toàn thế giới.

Sứ điệp năm nay của tôi cảm hứng từ biến cố đặc biệt quan trọng: kỷ niệm 25 năm Thông điệp “Fidei Donum” (Hồng ân Đức Tin) của vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Pio XII. Với thông điệp này, ngài đã khởi sự một bước ngoặc quan trọng trong lãnh vực mục mục vụ truyền giáo mà ngài tiếp nhận từ giáo huấn của Công Đồng Vaticano II, từ đó, Giáo Hội thấy rõ bản chất vốn có của mình cùng với sứ vụ, và luôn hướng tới việc nghiên cứu những dấu chỉ các thời đại, tiếp tục cuộc hành trình của Giáo hội hôm nay nhằm mục đích phục vụ con người và hướng dẫn con người tới ơn cứu độ bằng cách mở ra với “sự phong phú khôn lường của Đức Kitô” (Ep 3, 8).

Tài liệu quan trọng này, trong khi tập trung sự quan tâm đặc biệt đến vùng Châu Phi, bao gồm những chỉ thị rõ ràng, thích hợp cho hoạt động truyền giáo của Giáo Hội trong tất cả các châu lục trên toàn thế giới, và sự đóng góp cơ bản của nó được tiếp nhận cũng như được biết đến, đặc biệt là sắc lệnh về “Truyền giáo”, và gần đây hơn là  “Notae directivae” và “Postquam Apostoli” của Thánh Bộ Các Giáo Sĩ.

1. Các Giám mục, nhiệm vụ loan báo Tin Mừng cho thế giới

Thông điệp “Fidei Donum” trước hết nhắc lại một cách trọng thể nguyên tắc đồng trách nhiệm của các giám mục, chiếu theo sự phụ thuộc của họ vào Giám mục đoàn, trong việc loan báo Tin Mừng cho thế giới.

Thật vậy, đối với các Giám mục, những người kế vị các tông đồ và được Chúa Kitô ủy thác và trao phó, trước tiên trong bất cứ ai, một lệnh truyền chung để công bố và loan truyền Tin Mừng đến tận cùng trái đất. Vì thế, dù là mục tử của đoàn chiên thuộc các phần riêng biệt, các Giám mục phải nhất trí và hiệp nhất với Vị đại diện của Chúa Kitô, về việc đồng hành và bổn phận truyền giáo của toàn thể Giáo Hội; bởi vậy, các ngài luôn được nhắc nhở hướng tới “những miền trên thế giới chưa được rao giảng Lời Chúa, đặc biệt là những nơi mà vì quá ít linh mục, các Kitô hữu có nguy cơ xa lìa những huấn giới của đời sống Kitô giáo và cả đến mất đức tin” (Nhiệm vụ mục vụ của các Giám Mục trong Giáo Hội số 6).

Nguyên tắc cơ bản này được nghiên cứu và khai triển cách mạnh mẽ từ Công Đồng (xem LG 23-24; AG 38), mà hôm nay tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, vừa để làm nổi bật tính thời sự, vừa để khích lệ tất cả các anh em đáng kính của tôi trong hàng Giám mục để luôn ý thức hơn về trách nhiệm cao cả này của các ngài, phải nhớ rằng: các ngài “được thánh hiến không chỉ cho một giáo phận mà thôi, mà còn cho phần rỗi của cả thế giới” (AG 38).

Nguyên tắc này còn làm nổi bật hơn khi nhớ đến những tương quan chặt chẽ giữa các Giáo Hội địa phương và Giáo Hội hoàn vũ. Thực vậy, nếu mỗi Giáo Hội địa phương, trong đó Giám mục là mấu chốt và nền tảng, “là sự hiện diện và hành động thực của Giáo Hội duy nhất, thánh thiện và công giáo của Chúa Kitô” (Christus Dominus 11), thì Giáo Hội đó, trong lãnh vực cụ thể của mình, phải thúc đẩy mọi hoạt động mang tính phổ quát đối với Giáo Hội hoàn vũ.

Vì thế, mỗi giáo phận được mời gọi ý thức hơn về chiều kích phổ quát này, nghĩa là khám phá hoặc tái khám phá bản chất truyền giáo riêng biệt, mở rộng “phạm vi bác ái đến tận cùng trái đất, và biết lo lắng cho những người ở xa giống như cho những người thuộc cộng đoàn mình” (AG 37).

Do vậy mà mỗi giám mục, người đứng đầu và hướng dẫn Giáo Hội địa phương, cần phải nỗ lực theo nghĩa hết sức làm sao đẩy mạnh công cuộc truyền giáo của giáo phận mình: trước hết là tạo trong tâm thức người tín hữu công giáo ý nghĩa đầy đủ của từ ngữ (truyền giáo), mở rộng tới các nhu cầu của Giáo Hội hoàn vũ sao cho dân Chúa cảm thấy không được bỏ qua bổn phận cộng tác (truyền giáo) bằng mọi hình thức khác nhau; cổ võ những sáng kiến thích hợp để hỗ trợ và giúp đỡ các nhà truyền giáo về mặt tinh thần cũng như vật chất, tăng cường những cơ cấu sẵn có hoặc đưa ra những cái mới; tạo điều kiện đặc biệt cho ơn gọi linh mục và tu sĩ, đồng thời giúp các linh mục nhận thức chiều kích tông đồ đặc thù của chức thừa tác linh mục (xem Sắc lệnh “Truyền giáo” số 38).

2. Sự thiếu hụt cấp bách hàng đầu về người tông đồ truyền giáo

Hình thức cụ thể về sự hợp tác mà các Giám mục có thể dùng để thực hành trách nhiệm của mình trong việc rao giảng Tin Mừng đó là gửi các linh mục thuộc giáo phận đi truyền giáo, bởi vì một trong những cấp bách hiện thời nhất của nhiều Giáo Hội ngày nay là sự thiếu hụt đáng lo ngại về các tông đồ và những người phục vụ Tin Mừng.

Đây chính là tin rất mới mà thông điệp “Hồng ân đức tin” đã liên kết tên gọi của mình. Một sự mới mẻ mà nó đã vượt qua chiều kích lãnh thổ của tác vụ linh mục để bổ nhiệm linh mục đó cho cả Giáo Hội như Công Đồng nhấn mạnh: “Ân huệ thiêng liêng mà các linh mục đã lãnh nhận trong khi chịu chức, chuẩn bị cho các ngài không phải cho một sứ mệnh giới hạn và thu hẹp nào đó, nhưng là cho một sứ mệnh cứu rỗi rất rộng lớn và bao quát ‘đến tận cùng trái đất’ (Cv 1,8), vì bất cứ thừa tác vụ linh mục nào cũng tham gia vào sứ mệnh rộng lớn và bao quát mà Chúa Kitô đã trao cho các Tông đồ” (Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục số 10).

Bởi vậy một trong những trở ngại nặng nề nhất cho việc truyền bá sứ điệp của Chúa Kitô thực sự là thiếu “thợ làm vườn nho của Chúa”, tôi muốn nhân cơ hội này kêu gọi tất cả các Giám mục, trong chương trình trợ giúp và cổ võ các hoạt động loan báo Tin Mừng của họ, gửi các linh mục của mình cách quảng đại tới những nơi có nhu cầu cấp bách, ngay cả khi giáo phận đó không có nhiều giáo sĩ. Đức Giáo Hoàng Pio XII nhắc lại lời của thánh Phaolô: “Vấn đề không phải là bắt anh em sống eo hẹp để cho người khác bớt nghèo khổ. Điều cần thiết là phải có sự đồng đều” (2Cr 8,13). Các giáo phận đang bị thiếu giáo sĩ không nên từ chối lắng nghe lời cầu khẩn van xin từ các xứ truyền giáo xin trợ giúp. Đồng tiền của bà góa như Chúa nói trong Tin Mừng là ví dụ điển hình để chúng ta noi theo: nếu một giáo phận nghèo trợ giúp một giáo phận nghèo khác thì giáo phận đó không thể nghèo hơn được vì giáo phận đó không bao giờ thắng được Thiên Chúa, Đấng giàu lòng quảng đại”.

Nhưng, ngoài các linh mục, thông điệp “Hồng ân đức tin” còn mời gọi giáo dân cách trực tiếp, mà theo sắc lệnh việc thực hành cùng với các linh mục và tu sĩ trong truyền giáo trình bày ngày nay cho thấy quí báu hơn bao giờ hết và không thể thiếu (x. AG 14). Điều này đã tạo ra các giả thiết nhờ một kinh nghiệm hiện tượng tiêu biểu đó trong thời đại của chúng ta mà tôi rất mong giới thiệu, đó là sự tự nguyện kitô giáo quốc tế.

3. Sự gia tăng nhận thức truyền giáo của các Giáo hội địa phương

Việc giới thiệu những hình thức cộng tác, chúng tôi mạnh dạn nhắc lại không chỉ về nguyên tắc đồng trách nhiệm của Hội Đồng Giám mục trong việc loan báo Tin Mừng cho thế giới, hiển nhiên các ngài đã có công để đưa ra bước đầu cho việc đổi mới truyền giáo của Giáo Hội, trong đó những tiền đề đã xuất hiện qua sự khẳng định lo xa của Đức Giáo Hoàng Pio XII: “Đời sống của Giáo Hội trong khía cạnh hữu hình” , thay vì triển khai tốt sức mạnh của nó – cũng như trong quá khứ – “các quốc gia Châu âu cổ điển từ đâu bành trướng… hướng tới những gì có thể được gọi là ngoại ô của thế giới”, nó được tạo hình từ đó cho đến nay, cũng như “thay đổi đời sống và năng lực giữa tất cả các thành viên của nhiệm thể Chúa Kitô” (Pio XII, Fidei Donum).

Trước hết, nó luôn nắm ý tưởng cơ bản một cách sâu sắc, sau đó, nó được khai triển một cách rộng rãi và được xác nhận bởi Công Đồng về bổn phận thiết yếu cho mỗi Giáo Hội địa phương để dấn thân trực tiếp theo khả năng riêng trong việc rao giảng Tin Mừng; và vì vậy nó được xác định sâu sắc không thể phủ nhận về sự nhận thức truyền giáo của các Giáo Hội địa phương, đã có được sự thúc đẩy này để vượt qua não trạng và thực hành ở đó sự “ủy quyền”, mà nó đã có tính đặc trưng một phần về thái độ hướng tới bổn phận truyền giáo.

Và như vậy, nó chứng minh cho Giáo Hội này một sự thúc đẩy rõ rệt để luôn trở thành chủ thể đầu tiên về công tác truyền giáo hơn nữa (x. AG 20), có trách nhiệm nơi mình trước hết về truyền giáo (x. AG 36-37), như tôi có thể thấy trong các chuyến công du của tôi tại Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Á.

Hơn nữa, tôi đã nhấn mạnh về nó, vai trò “chủ thể truyền giáo” này đã thúc đẩy các Giáo hội địa phương trong việc đặt ra mối tương quan với các Giáo Hội anh em trải rộng trên toàn thế giới trong sự “hiệp thông” – “cộng tác” mà nó “rất cần để phát triển hoạt động loan báo Tin Mừng” (x. AG 38) và là một trong những thực tại rất thời sự của truyền giáo, bằng sự trao đổi các giá trị và những kinh nghiệm mà nó cho phép các Giáo Hội đơn phương được hưởng những món quà mà Thánh Thần của Thiên Chúa đang phổ biến khắp nơi (x. AG 20).

Do đó, không một sự đóng kín nào của các Giáo hội địa phương, không một chính sách hay một sự rút lui ích kỷ nào trong lãnh vực độc quyền và giới hạn về những vấn đề riêng; bởi vì, nếu không, sự phấn khích năng động sẽ làm mất đi tính hiệu lực của nó dẫn tới sự bần cùng nguy hại nào đó cho toàn bộ đời sống tinh thần.  

4. Sự cộng tác truyền giáo hỗ tương về năng lực và kinh nghiệm

Và rồi khái niệm mới về sự cộng tác không nhắm vào “nghĩa một chiều”, tức là cung cấp hỗ trợ cho các Giáo Hội trẻ hơn từ các Giáo Hội đã được thiết lập lâu đời, nhưng sự trao đổi hỗ tương và phong phú về năng lực và của cải, trong môi trường hiệp thông huynh đệ của các Giáo Hội trẻ, bằng sự vượt qua của tính nhị nguyên “Giáo Hội giàu” và “Giáo Hội nghèo”, cũng như nếu hai loại phạm trù phân biệt này tồn tại: chỉ có các Giáo Hội “cho đi” và các Giáo Hội “tiếp nhận”. Trong thực tế, tồn tại một sự bổ túc theo nghĩa “nghèo” của một Giáo Hội mà họ nhận viện trợ, làm cho Giáo Hội giàu có thêm hơn là tước đi sự trao ban.

Như thế, truyền giáo không chỉ trở nên sự trợ giúp quảng đại của các Giáo Hội “giàu” cho các Giáo Hội “nghèo”, mà còn đáp ứng cho mỗi Giáo Hội, điều kiện để đổi mới, và các luật cơ bản của đời sống (x. AG 37).

Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng lời kêu gọi hướng đến các Giáo Hội địa phương nhằm gửi các linh mục và giáo dân, chứ không có nghĩa là vượt qua các hình thức và những cố gắng truyền thống của sự cộng tác truyền giáo mà nó đang tiếp tục mang gánh nặng lớn cho công cuộc rao giảng Tin Mừng. Đó chính là sự mới mẻ chứ không được đặt để thay thế hay thay thế, nhưng nhờ sự bổ sung, cũng như sự giàu có mới mẻ, được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần, nó tự bổ túc cho những cố gắng truyền thống.

Sau 25 năm kinh nghiệm này, họ đạt được một sự nhất quán và vững chắc đáng kể; tuy nhiên, họ bắt đầu có một vài dấu hiệu mệt mỏi gây ra, một phần là do sút giảm ơn gọi và một phần do nhu cầu khẩn cấp khác để giải quyết cuộc khủng hoảng mà trong đó, nhiều cộng đoàn kitô hữu truyền thống cổ đang tranh cãi. Đứng trước hiện tượng của việc theo đạo kitô giáo, có thể nảy sinh cơn cám dỗ là thu mình lại, đóng kín những vấn đề riêng của mình, làm cạn kiệt sự thúc đẩy truyền giáo cho chính nội bộ.

Vì vậy, cần có một sự phục hồi truyền giáo mạnh mẽ cho Giáo Hội được đặt nền trong sự thúc đẩy sâu xa hơn, bắt nguồn trực tiếp từ Đấng thần linh (x. EN 50), được diễn tả từ niềm hy vọng đầy tin tưởng và được nâng đỡ nhờ sự dấn thân chung của các Giáo Hội địa phương và của tất cả các tín hữu.

5. Vai trò ưu tiên của Bộ Truyền Giáo

Trong chương trình phục hồi truyền giáo mạnh mẽ này, nhân tố không thể thiếu đối với chính đời sống và sự gia tăng các Giáo Hội địa phương và toàn thể Giáo Hội, cuối cùng, tôi mong ước khuyên nhủ trông cậy vào một công cụ không thể thay thế về sự cộng tác truyền giáo, hơn nữa lời khuyên sống động từ các vị tiền nhiệm của tôi được thiết lập từ các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, luôn ở khắp mọi nơi, như sắc lệnh Truyền giáo (số 38) có nói :“phải được ưu tiên hàng đầu” và còn là sự củng cố thích hợp và tăng trưởng trong tất cả các giáo phận.

Ngày Thế Giới Truyền Giáo làm cho chúng ta nhớ tới, đặc biệt là Bộ Truyền Bá Đức Tin, nhờ công đề xuất của Đức Giáo Hoàng Pio XI năm 1926, sáng kiến đầu tiên được đề ra Ngày Truyền Giáo hàng năm đã đem lại lợi ích cho hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, và nhiệm vụ cổ võ và tổ chức Ngày này, với sự hỗ trợ của các Hội Giáo Hoàng khác dưới sự hướng dẫn riêng của các Giám mục.

Nó còn được thúc đẩy cách thích đáng tới sự hiệp nhất truyền giáo của Bộ Giáo Sĩ, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là thúc đẩy và nâng cao nhận thức về sự cấp bách của vấn đề truyền giáo, thông qua mạng lưới rộng lớn của các linh mục, các tu sĩ nam nữ, và mọi thành phần dân Chúa.

Từ sự phát triển đúng của hiệp hội này sẽ tùy thuộc một phần ở mức độ “truyền giáo học” của toàn bộ Giáo Hội địa phương và trong mức độ đặc biệt, sự nhạy bén truyền giáo của các linh mục, trong đó Hiệp Hội đầu tiên tự hướng dẫn, cho nên những linh mục này sẽ được nâng đỡ một chút nhận thức luôn luôn sống động và sâu sắc của người tông đồ thực chất đối với chức thừa tác của họ, để họ vượt qua không chỉ về mặt tinh thần, mà cả về mặt thể chất và các ranh giới của giáo phận mình để cống hiến sự phục vụ của họ ngay cả trong các Giáo Hội xa xôi trên trái đất, nơi mà lời mời gọi trợ giúp gia tăng mạnh mẽ hơn.

Để kết thúc sứ điệp này, tôi muốn bày tỏ tất cả lòng biết ơn của tôi đến tất cả: giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân thường là những người trả giá cho những khó khăn và hy sinh không thể tưởng tượng được, họ tiêu hao năng lực tốt nhất của mình, cuộc sống của mình, “nơi tiền tuyến” kể cả “trong những vùng hậu cứ” để truyền bá lời loan báo ơn cứu độ cho đến tận cùng thế giới, nhờ đó danh Đức Kitô Đấng cứu độ có thể được biết đến và được tôn vinh nơi mọi người.

Chư Huynh đáng kính và các con thân mến của Giáo Hội, tôi ưu ái ban phép lành tòa thánh như bảo chứng ân sủng lớn lao từ trời và là dấu chỉ tình thương thường hằng của tôi.

Từ Vatican, ngày 30 tháng 5, Lễ Ngũ Tuần năm 1982, năm thứ tư triều đại Giáo Hoàng.

Chuyển dịch: Nt. Maria Phạm Thị Hoa, OP

Comments are closed.

phone-icon