Lạy Chúa, con phải tha thứ cho anh em mấy lần? – SN song ngữ 12.8.2021

0

Thursday (August 12): “Lord, how often shall I forgive my brother?”

Scripture:  Matthew 18:21-19:1

21 Then Peter came up and said to him, “Lord, how often shall my brother sin against me, and I forgive him? As many as seven times?” 22 Jesus said to him, “I do not say to you seven times, but seventy times seven.23 “Therefore the kingdom of heaven may be compared to a king who wished to settle accounts with his servants. 24 When he began the reckoning, one was brought to him who owed him ten thousand talents; 25 and as he could not pay, his lord ordered him to be sold, with his wife and children and all that he had, and payment to be made. 26 So the servant fell on his knees, imploring him, `Lord, have patience with me, and I will pay you everything.’ 27 And out of pity for him the lord of that servant released him and forgave him the debt. 28 But that same servant, as he went out, came upon one of his fellow servants who owed him a hundred denarii; and seizing him by the throat he said, `Pay what you owe.’ 29 So his fellow servant fell down and besought him, `Have patience with me, and I will pay you.’ 30 He refused and went and put him in prison till he should pay the debt. 31 When his fellow servants saw what had taken place, they were greatly distressed, and they went and reported to their lord all that had taken  place. 32 Then his lord summoned him and said to him, `You wicked servant! I forgave you all that debt because you besought me; 33 and should not you have had mercy on your fellow servant, as I had mercy on you?’ 34 And in anger his lord delivered him to the jailers, till he should pay all his debt. 35 So also my heavenly Father will do to every one of you, if you do not forgive your brother from your heart.”  19:1 Now when Jesus had finished these sayings, he went away from Galilee and entered the region of Judea beyond the Jordan.

Thứ Năm     12-8                Lạy Chúa, con phải tha thứ cho anh em mấy lần?

Mt 18,21-19,1

21 Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? “22 Đức Giê-su đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.”23 Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách.24 Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng.25 Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ.26 Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.”27 Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ.28 Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: “Trả nợ cho tao! “29 Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh.”30 Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ.31 Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện.32 Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta,33 thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao? “34 Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông.35 Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.” 1 Khi Đức Giê-su giảng dạy những điều ấy xong, Người rời khỏi miền Ga-li-lê và đi đến miền Giu-đê, bên kia sông Gio-đan.

Meditation: 

Does mercy overlook justice? Justice demands that everyone be given their due. So when is it right to show mercy and pardon to those who have acted unjustly or wrongly? The prophet Amos speaks of God forgiving transgression three times, but warns that God may not revoke punishment for the fourth (see Amos 1:3-13; 2:1-6). When Peter posed the question of forgiveness, he characteristically offered an answer he thought Jesus would be pleased with. Why not forgive seven times! How unthinkable for Jesus to counter with the proposition that one must forgive seventy times that. 

No limit to granting forgiveness and pardon 

Jesus makes it clear that there is no limit to giving and receiving forgiveness. He drove the lesson home with a parable about two very different kinds of debts. The first man owed an enormous sum of money – millions in our currency. In Jesus’ time this amount was greater than the total revenue of a province – more than it would cost to ransom a king! The man who was forgiven such an incredible debt could not, however, bring himself to forgive his neighbor a very small debt which was about one-hundred-thousandth of his own debt.The contrast could not have been greater! 

Jesus paid our ransom to set us free from the debt of sin

No offense our neighbor can do to us can compare with our own personal debt to God for offending him! We have been forgiven an enormous debt we could not repay on our own. That is why the Father in heaven sent his only begotten Son, the Lord Jesus Christ, who freely and willing gave up his life for our sake to ransom us from slavery to sin, Satan, and death. Paul the Apostle states, “you were bought with a price” (1 Corinthians 7:23 ) and that price was Jesus’ death on the cross. Through the shedding of his blood on the cross, Jesus not only brought forgiveness and pardon for our offenses, but release from our captivity to Satan and bondage to sin. 

Set free from futile thinking and sinful living

The Lord Jesus sets us free from a futile mind and way of living in sin and spiritual darkness. “You were ransomed from the futile ways inherited from your fathers …with the precious blood of Christ” (1 Peter 1:18). Christ “gave himself to redeem us from all iniquity” (Titus 2:14). Iniquity describes the futile ways of wrong thinking, sinful attitudes and wrong behavior, and disregarding or treating God’s commandments lightly. We have been forgiven an enormous debt which we could never possibly repay. We owe God a debt of gratitude for the mercy and grace he has given us in his Son, Jesus Christ.

Forgiving others is a sacred duty

If God has shown mercy to us in granting us pardon for our sins, then we, in turn, must show mercy and forgiveness towards every person who has offended us. The willingness to forgive those who offend us is a sacred duty. If we expect God to pardon us and show us his mercy when we sin and disobey his commandments, then we must be willing to let go of any resentment, grievance, or ill-will we feel towards our neighbor. Jesus teaches us to pray daily for the grace and strength to forgive others in the same measure in which God has forgiven us (Matthew 6:12,14-15). If we do not show mercy and forgiveness to our fellow human beings, how can we expect God to forgive us in turn? The Apostle James says that “judgment is without mercy to one who has shown no mercy” (James 2:13). 

 

Mercy seasons justice and perfects it

Mercy is the flip-side of God’s justice. Without mercy justice is cold, calculating, and even cruel. Mercy seasons justice as salt seasons meat and gives it flavor. Mercy follows justice and perfects it. Justice demands that the wrong be addressed. To show mercy without addressing the wrong and to pardon the unrepentant is not true mercy but license. C.S. Lewis, a 20th century Christian author wrote: “Mercy will flower only when it grows in the crannies of the rock of Justice: transplanted to the marshlands of mere Humanitarianism, it becomes a man-eating weed, all the more dangerous because it is still called by the same name as the mountain variety.”  If we want mercy shown to us we must be ready to forgive others from the heart as God has forgiven us. Do you hold any grudge or resentment towards anyone? Ask the Lord to purify your heart that you may show mercy and loving-kindness to all – and especially to those who cause you grief and ill-will.

 

 

 

“Lord Jesus, you have been kind and forgiving towards me. May I be merciful as you are merciful. Free me from all bitterness and resentment that I may truly forgive from the heart those who have caused me injury or grief.”

Suy niệm:

Phải chăng lòng thương xót vượt trổi đức công bằng? Đức công bằng đòi buộc người ta phải công bằng với mọi người. Như vậy khi tỏ lòng thương xót đối với những người có những hành động sai trái hay bất công có đúng không? Ngôn sứ Amos nói về sự tha thứ của Chúa không quá ba lần, với lời cảnh báo rằng Thiên Chúa sẽ giáng phạt ở lần thứ bốn (Am 1,3-13; 2,1-6). Khi Phêrô đặt câu hỏi về sự tha thứ, ông nghĩ câu trả lời của ông đưa ra sẽ làm Chúa hài lòng. Tại sao không tha thứ đến bảy lần! Thật không thể tưởng tượng được khi Đức Giêsu chống lại lời đề nghị người ta phải tha thứ đến bảy lần như thế.

 

Tha thứ không giới hạn

Đức Giêsu tuyên bố rõ ràng rằng không có sự giới hạn có thể đếm được trong sự tha thứ. Người trích dẫn bài học với một dụ ngôn về hai người có những món nợ khác nhau. Người đầu tiên có số nợ khổng lồ, hàng triệu triệu đồng tiền hiện nay. Trong thời Đức Giêsu số tiền đó còn lớn hơn cả số tiền thu nhập của một tỉnh, lớn hơn số tiền chuộc cho một vị vua! Tuy nhiên người được tha hết số nợ khổng lồ không thể tưởng tượng đó lại không thể cho phép mình tha thứ cho người anh em của hắn với một số nợ quá ít, ước chừng khoảng một phần trăm ngàn số nợ của hắn. Không có sự nghịch lý nào lớn hơn thế!

Đức Giêsu trả giá chuộc để giải thoát chúng ta khỏi món nợ tội lỗi

Không có sự xúc phạm nào của tha nhân đối với chúng ta có thể so sánh được với số nợ của chúng ta đối với Thiên Chúa! Chúng ta được tha một món nợ khổng lồ mà chúng ta không thể tự mình trả được. Đó là lý do tại sao Cha trên trời sai Con một yêu dấu là Chúa Giêsu Kitô, Đấng tự hiến mình cho phần rỗi chúng ta để cứu chuộc chúng ta khỏi ách nô lệ cho tội lỗi, Satan, và sự chết. Thánh Phaolô tông đồ nói rằng: “Chúng ta được mua bằng một giá” (1Cor 7,23) và cái giá đó chính là cái chết của Đức Giêsu trên thập giá. Qua việc đổ máu trên thập giá, Đức Giêsu không chỉ đem lại ơn tha thứ cho những xúc phạm của chúng ta, mà còn giải thoát chúng ta khỏi sự trói buộc của Satan và nô lệ của tội lỗi.

Thoát khỏi sự suy nghĩ vô ích và đời sống tội lỗi

Chúa Giêsu giải thoát chúng ta khỏi cách suy nghĩ vô ích và lối sống trong tội lỗi và bóng tối thiêng liêng. “Anh em đã được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại bằng giá máu châu báu của Đức Kitô” (1Pr 1,18). Đức Kitô “ban tặng chính mình để cứu thoát chúng ta khỏi mọi điều phù phiếm” (Tt 2,14). Điều phù phiếm mô tả những đường lối vô ích của suy nghĩ sai trái, các thái độ tội lỗi và hành vi sai trái, và phớt lờ hay coi thường các mệnh lệnh của Thiên Chúa. Chúng ta đã được tha thứ một món nợ khổng lồ mà chúng ta không bao giờ có thể đền trả. Chúng ta mắc nợ Thiên Chúa món nợ của lòng biết ơn đối với lòng thương xót và ơn sủng Người đã ban cho chúng ta nơi Con của Người là Đức Giêsu Kitô.

Tha thứ người khác là một bổn phận thánh

Nếu Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót đối với chúng ta qua việc ban ơn tha thứ tội lỗi cho chúng ta, thì đến lượt chúng ta cũng phải tỏ lòng thương xót và tha thứ cho mọi người đã xúc phạm đến chúng ta. Sự sẵn sàng tha thứ những ai xúc phạm tới chúng ta là 1 nghĩa vụ thánh. Nếu chúng ta mong đợi Thiên Chúa tha thứ cho mình và tỏ lòng thương xót khi chúng ta phạm tội và bất tuân các mệnh lệnh của Người, thì chúng ta phải sẵn sàng xóa bỏ mọi oán hận, bất bình, hay ác ý đối với tha nhân. Đức Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện mỗi ngày cho ơn sủng và sức mạnh để tha thứ người khác giống như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta  (Mt 6,12, 14-15). Nếu chúng ta không tỏ lòng thương xót và tha thứ cho người anh em đồng loại, thì làm sao chúng ta mong đợi Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta. Thánh Giacôbê tông đồ nói rằng: Thiên Chúa sẽ xét xử không thương xót đối với những ai không có lòng thương xót (Gc 2,13).

Lòng thương xót giảm bớt công bình và hoàn thiện nó

Lòng thương xót cho thấy sự công bình của Thiên Chúa. Không có thương xót công bình chỉ là lạnh lùng, tính toán, và thậm chí độc ác. Lòng thương xót làm giảm bớt sự công bình như muối làm dịu thịt và cho nó vị thơm. Lòng thương xót theo sau đức công bình và kiện toàn nó. Công bình đòi hỏi rằng người sai trái phải bị nhắc nhở. Tỏ lòng thương xót mà không nhắc nhở người sai trái và tha thứ cho người ngoan cố không phải là lòng thương xót thật sự, nhưng là sự bao che. C.S. Lewis, một tác giả Công giáo ở thế kỷ 20 viết rằng: “Lòng thương xót chỉ nở hoa khi nó lớn lên trong những vết nứt của hòn đá Công bình: được cấy với đất bùn của chủ nghĩa nhân đạo, nó trở thành loại nha phiến ăn thịt người, tất cả càng thêm nguy hiểm bởi vì nó vẫn còn được gọi cùng một tên như trạng thái khác nhau của đồi núi”. Nếu chúng ta muốn được lòng thương xót, chúng ta phải sẵn sàng tha thứ cho người khác tự trong lòng như  Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta. Bạn có chất chứa thù hận hay oán ghét người nào không? Hãy cầu xin Chúa thanh tẩy lòng bạn để bạn có thể bày tỏ lòng thương xót và nhân hậu yêu thương với mọi người – đối với cho những ai gây cho bạn đau khổ và ác ý.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đại lượng và tha thứ cho con. Xin cho con có lòng thương xót giống như Chúa hay thương xót. Xin Chúa giải thoát con khỏi mọi chua cay và oán giận, để con có thể thật sự tha thứ tự đáy lòng cho những người xúc phạm đến con hay gây đau khổ cho con.

 

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu 
– chuyển ngữ

Comments are closed.

phone-icon