Be holy, for I, the Lord, your God, am holy – Suy niệm theo The WAU ngày 07.3.2022

0

Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD chuyển ngữ
Nguồn: The Word Among Us – February 2022

Monday March 8th 2022
Meditation: Leviticus 19, 1-2. 11-18

Be holy, for I, the Lord, your God, am holy (Leviticus 19: 2)

Doesn’t this command—to be holy as God is holy—sound impossible, and therefore a little frightening? We know that God is holy; we repeat it three times at every Mass when we pray, “Holy, holy, holy, Lord God of hosts.” And somehow we are supposed to be holy as he is? It does give us pause.

So pause. Then remember that the job of being the all-holy God has already been taken. That is not his call for you. Rather, to become holy is to acknowledge God as the source of life—both of your life and of his life in you. As the Catechism of the Catholic Church says, God is “the fullness of Being and of every perfection”; from him we receive all that we are and all that we have (213). God, the source of all life and all holiness, is already living in you through his Holy Spirit. You received this life in Baptism, and it was strengthened in you in Confirmation.

Once you recognize that your holiness can come only from God’s life in you, you can begin to “be holy” by doing the things that nourish that life. You can spend time in his presence by praying and receiving the sacraments. You can study the Gospels so that you can learn from Jesus what holiness in a human being looks like. You can determine to follow God’s commandments as best you know how, examining your conscience often and repenting when you realize you’ve fallen short. You can care for the people who are most in need. As you do these things, God’s life in you will grow and spill out to the people you encounter each day.

God has made you unique so that you can manifest his holiness as no one else can. So trust him when he tells you to be holy. Trust that as you cooperate with him, he will show you, day by day, how to grow in his love. Trust him to give you all that you need—wisdom, vision, strength, and energy. As you go through your day, keep opening your heart to the One who is the source of all life and holiness. And don’t be afraid—holiness is not impossible!

“Father, thank you for inviting me to be holy. Show me how I can respond to that call today.”

Thứ Hai Tuần I Mùa Chay ngày 08.3.2022
Suy niệm: Lv 19, 1-2. 11-18

Hãy nên thán h, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa các ngươi là Đấng Thánh (Lv 19,2)

Chẳng phải mệnh lệnh – hãy nên thánh như Thiên Chúa là Đấng thánh này – là điều không thể, và do đó hơi đáng sợ phải không? Chúng ta biết rằng Thiên Chúa là thánh; chúng ta lặp lại điều đó ba lần trong mỗi Thánh lễ khi chúng ta cầu nguyện, “Thánh, thánh, thánh, Chúa là Thiên Chúa của các đạo binh”. Và bằng cách nào đó chúng ta được cho là thánh thiện như Ngài? Nó khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Vì vậy, hãy suy nghĩ. Sau đó, hãy nhớ rằng công việc trở nên hoàn thiện Thiên Chúa toàn năng đã được thực hiện. Đó không phải là lời mời gọi của Ngài dành cho bạn. Đúng hơn, trở nên thánh là thừa nhận Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống – cả sự sống của bạn và sự sống của Ngài trong bạn. Như Sách Giáo lý Công giáo đã nói, Thiên Chúa là “sự viên mãn của Hữu thể và của mọi sự hoàn hảo”; từ Ngài, chúng ta nhận được tất cả những gì chúng ta là và tất cả những gì chúng ta có (213). Thiên Chúa, nguồn gốc của mọi sự sống và mọi sự thánh thiện, đang sống trong bạn nhờ Thánh Thần của Ngài. Bạn đã nhận được sự sống này trong Bí tích Rửa tội, và nó được củng cố trong bạn trong Bí tích Thêm sức.

Một khi bạn nhận ra rằng sự thánh thiện của bạn chỉ có thể đến từ sự sống của Thiên Chúa trong bạn, bạn có thể bắt đầu “nên thánh” bằng cách làm những điều nuôi dưỡng sự sống đó. Bạn có thể dành thời gian trước sự hiện diện của Ngài bằng cách cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích. Bạn có thể nghiên cứu các sách Tin mừng để có thể học hỏi nơi Chúa Giêsu sự thánh thiện nơi con người sẽ như thế nào. Bạn có thể quyết tâm làm theo các điều răn của Thiên Chúa khi biết cách tốt nhất, xét mình thường xuyên và ăn năn khi nhận ra mình đã thiếu sót. Bạn có thể quan tâm đến những người đang khó khăn. Khi bạn làm những điều này, sự sống của Thiên Chúa trong bạn sẽ lớn lên và tràn ra cho những người bạn gặp mỗi ngày.

Thiên Chúa đã biến bạn thành duy nhất để bạn có thể biểu lộ sự thánh thiện của Ngài mà không ai khác có thể làm được. Vì vậy, hãy tin tưởng Ngài khi Ngài bảo bạn hãy nên thánh. Hãy tin tưởng rằng khi bạn hợp tác với Ngài, Ngài sẽ chỉ cho bạn từng ngày, cách phát triển trong tình yêu của Ngài. Hãy tin tưởng để Ngài trao cho bạn tất cả những gì bạn cần – trí tuệ, tầm nhìn, sức mạnh và năng lượng. Khi bạn trải qua một ngày của mình, hãy tiếp tục mở rộng trái tim của bạn với Đấng là nguồn gốc của mọi sự sống và thánh thiện. Và đừng sợ – sự thánh thiện không phải là không thể!

Lạy Cha, con cảm tạ Cha đã mời gọi con nên thánh. Xin chỉ cho con cách để con có thể đáp lại lời mời gọi đó ngày hôm nay.

7-3

Suy niệm Tin mừng theo: evangeli.net

Mt 25, 31-46                              Fr. Emmanuel Okami

 Hai Chiều Kích của sự Thánh Thiện

 Trong bài đọc một hôm nay, Chúa phán với dân Ngài: Hãy nên Thánh vì Ta là Chúa, là Thiên Chúa của các ngươi, Ta là thánh. Ngài đã đi bước trước để đưa ra một loạt chỉ thị về những điều họ không nên làm cho người khác.

Sự thánh thiện có hai chiều kích: siêu việt và nội tại.

  1. Siêu việt

Điều này liên quan trực tiếp đến mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Điều này liên quan đến những nỗ lực của chúng ta để hiệp thông với Ngài, có thể là thông qua cầu nguyện, thờ phượng công khai, học hỏi lời Ngài, lòng sùng kính và các bài thực hành tâm linh hoặc tìm kiếm Chúa qua các bí tích của ân sủng. Đến tham dự thánh lễ sáng nay, ở lại để chầu Thánh Thể, lần hạt, đi Đàng Thánh Giá, đọc Kinh Thánh, đi hành hương, cầu nguyện chuỗi Lòng Thương Xót Chúa, đi tĩnh tâm và canh thức – tất cả đều nằm trong chiều kích siêu việt của sự thánh thiện, đó là mong muốn của chúng ta để kết nối với Thiên Chúa thông qua những việc đạo đức.

  1. Nội tại

Điều này liên quan đến mối liên hệ của chúng ta với những người khác. Cách chúng ta nhìn, đối xử, liên hệ với, nhận thức và hành động đối với người khác.

Thông thường, chúng ta chỉ nhấn mạnh một chiều mà không nhấn mạnh đến chiều khác. Ví dụ, chúng ta có thể cầu nguyện nhiều và sùng đạo nhưng vẫn phán xét và chỉ trích người khác. Chúng ta có thể mang hận thù, có ác ý, nói những lời hạ thấp người khác, khoe khoang và tìm lỗi nơi mọi người.

Mặt khác, chúng ta cũng có thể nói, “Tôi không cần phải cầu nguyện hay đến Nhà thờ hoặc lãnh nhận các bí tích. Nếu tôi tử tế với người khác, tôi đã hoàn thành những đòi hỏi của sự công chính”.

Cả siêu việt và nội tại đều cần thiết và chúng không loại trừ lẫn nhau. Không thể có sự thánh thiện là nếu không có sự kết hợp hài hòa của cả siêu việt và nội tại.

Người nào đó ghét người khác, mang thù oán, lên án người khác, nói những lời không tốt với người khác, có phần phiến diện, lừa dối người khác, báo thù, chuyển những câu nói bất công cho người khác, không bị lay động bởi nhu cầu của người khác (đói, cô đơn, trần truồng, vô gia cư), không phải là thánh thiện. Dù có cầu nguyện và tích cực trong Giáo hội đến đâu, dù người đó có đi bao nhiêu cuộc hành hương, dù người đó có tham gia và cam kết như thế nào với cộng đồng đức tin, thì việc thờ phượng đó không theo tinh thần và lẽ thật. Sự “phô trương” sự thánh thiện như vậy là không chân thật.

Ngoài ra (cho dù ai đó tốt bụng, bác ái và tốt với người khác đến đâu) mà không tìm cách đến gần Thiên Chúa hơn (qua cầu nguyện, thờ phượng, sùng kính và qua các bí tích) thì lòng tốt đó cũng thiếu chiều sâu và hoàn hảo. Lòng tốt với người khác không thay thế được mối liên hệ sống động với Thiên Chúa.

Chúng ta không thể yêu mến Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta không thấy, nếu chúng ta không thật lòng yêu người khác, những người mà chúng ta có thể nhìn thấy (1Ga 4,20). Cũng vậy, không thể thực sự yêu thương người khác trừ khi chúng ta thật lòng và tích cực yêu mến và phụng sự Thiên Chúa.

Comments are closed.

phone-icon