Tác giả: Don Schwager
Nguồn: www.dailyscripture.net
Lm. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ
Thursday, December 12, 2024
“He is Elijah who is to come” Scripture: Matthew 11:11-15 Truly, I say to you, among those born of women there has risen no one greater than John the Baptist; yet he who is least in the kingdom of heaven is greater than he. 12 From the days of John the Baptist until now the kingdom of heaven has suffered violence, and men of violence take it by force. 13 For all the prophets and the law prophesied until John; 14 and if you are willing to accept it, he is Elijah who is to come.15 He who has ears to hear, let him hear. |
Thứ Năm, ngày 12.12.2024
Gioan là Êlia, đấng phải đến Mt 11,11-15 11 “Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông.12 Từ thời ông Gio-an Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được.13 Cho đến ông Gio-an, tất cả các ngôn sứ cũng như Lề Luật đều đã nói tiên tri.14 Và nếu anh em chịu tin lời tôi, thì ông Gio-an chính là Ê-li-a, người phải đến.15 Ai có tai thì nghe. |
Meditation:
Who is the greatest in the kingdom of God? Jesus praised John the Baptist as the greatest person born. Who can top that as a compliment? But in the same breath Jesus says that the least in the kingdom of God is even greater than John! That sounds like a contradiction, right? Unless you understand that what Jesus was about to accomplish for our sake would supersede all that the prophets had done and foreseen. “Your Redeemer is the Holy One of Israel” The prophet Isaiah proclaimed to the forsaken and dispersed people of Israel some 700 years before the birth of Christ that “your Redeemer – the Holy One of Israel” would come to restore his people and to make all things new (Isaiah 41:14ff). When the Messiah and Redeemer of Israel did appear John the Baptist announced his arrival. He fulfilled the essential task of all the prophets – to be fingers pointing to Jesus Christ, God’s Anointed Son and Messiah. John proclaimed Jesus’ mission at the Jordan River when he exclaimed, “Behold the Lamb of God who takes away the sins of the world” (John 1:29). John saw from a distance what Jesus would accomplish through his death on the cross – our redemption from bondage to sin and death and our adoption as sons and daughters of God and citizens of the kingdom of heaven. The spirit of Elijah is sent in advance through John’s words John the Baptist bridges the Old and New Testaments. He is the last of the Old Testament prophets who point the way to the Messiah. He is the first of the New Testament witnesses and martyrs. He is the herald who prepares the way for Jesus the Messiah. Jesus confirms that John has fulfilled the promise that Elijah would return to herald the coming of the Messiah (Malachi 4:5). Jesus declares that John is nothing less that the great herald whose privilege it was to announce the coming of the Redeemer – the Holy One of Israel. Jesus equates the coming of the kingdom of heaven with violence (Matthew 11:12). John himself suffered violence for announcing that the kingdom of God was near. He was thrown into prison and then beheaded. Since John’s martyrdom to the present times the kingdom of heaven has suffered violence and persecution at the hands of violent men. The blood of the martyrs throughout the ages bear witness to this fact. The martyrs witness to the truth – the truth and love of Jesus Christ who shed his blood to redeem us from slavery to sin and Satan and the fear of death. The Lord Jesus gives us the power of his Holy Spirit to overcome fear with faith, despair with hope, and every form of hatred, violence, jealousy, and prejudice with love and charity towards all – even those who seek to destroy and kill. We proclaim the joy of the Gospel of Christ even in the midst of suffering and violence God may call some of us to be martyrs for our faith in Jesus Christ. But for most of us our call is to be dry martyrs who bear testimony to the joy of the Gospel in the midst of daily challenges, contradictions, temptations and adversities which come our way as we follow the Lord Jesus. What attracts others to the Gospel of Jesus Christ? When they see Christians loving their enemies, being joyful in suffering, patient in adversity, pardoning injuries, and showing comfort and compassion to the hopeless and the helpless. Jesus tells us that we do not need to fear our adversaries. He will fill us with the power of his Holy Spirit and give us sufficient grace, strength, and wisdom to face any trial and to answer any challenge to our faith. Are you eager to witness to the joy and freedom of the Gospel? “Lord Jesus, by your cross you have redeemed the world. Fill me with joy and confidence and make me a bold witness of your saving truth that others may know the joy and freedom of the Gospel of your kingdom of peace and righteousness.” |
Suy niệm:
Ai là người lớn nhất trong nước Thiên Chúa? Ðức Giêsu khen Gioan Tẩy giả là người cao trọng nhất được sinh ra. Ai có thể được khen ngợi hơn thế nữa? Thế nhưng đồng thời, Ðức Giêsu nói rằng người nhỏ nhất trong nước Chúa lại lớn hơn cả Gioan! Điều đó nghe có vẻ như mâu thuẫn, phải không? Trừ khi bạn hiểu rằng điều mà Ðức Giêsu sắp thực hiện cho lợi ích của chúng ta sẽ vượt trổi hơn tất cả những gì các ngôn sứ đã làm và đã tiên báo. Đấng cứu tinh ngươi là Đấng thánh của Israel Ngôn sứ Isaia đã tuyên bố với những người bị bỏ rơi và phân tán của Israel khoảng 700 năm trước ngày sinh của Đức Kitô rằng “Đấng cứu tinh các ngươi – là Đấng thánh của Israel” sẽ đến để phục hồi dân Người và làm mọi sự nên mới (Is 41,14ff). Khi Đấng Messia và Cứu tinh của Israel xuất hiện, Gioan tẩy giả đã công bố Người đến. Ông đã hoàn thành sứ mạng quan trọng của tất cả các ngôn sứ: là chỉ cho người ta biết Đức Kitô, Con Thiên Chúa được xức dầu và là Đấng Thiên Sai. Gioan loan báo sứ mạng của Ðức Giêsu ở sông Giođan khi ông tuyên bố: “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian” (Ga 1,29). Gioan nhìn thấy trước những gì Ðức Giêsu sẽ hoàn thành ngang qua cái chết của Người trên thập giá – sự giải thoát của chúng ta khỏi cảnh nô lệ của tội lỗi và sự chết và làm cho chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa và trở nên những công dân Nước Trời. Tinh thần của Elia được sai đi trước qua lời rao giảng của Gioan Gioan Tẩy giả là cầu nối giữa Cựu ước và Tân ước. Ông là người cuối cùng trong số các ngôn sứ thời Cựu ước, người chỉ cho thấy con đường đến với Đấng Mêsia. Ông là người đầu tiên trong số những chứng nhân và tử đạo thời Tân ước. Ông là vị sứ giả, dọn đường cho Ðức Giêsu, Đấng Thiên Sai. Ðức Giêsu xác nhận rằng Gioan đã hoàn thành lời hứa rằng Êlia sẽ trở lại để dọn đường cho Đấng Mêsia sắp đến (Ml 4,5). Ðức Giêsu tuyên bố rằng Gioan không ai khác hơn là vị sứ giả cao trọng, người có đặc ân loan báo việc đến của vị Cứu tinh – Đấng Thánh của Israel. Ðức Giêsu đồng hóa vương quốc đang đến của Người với sự bạo lực. Chính Gioan đã chịu sự hành hung về việc loan báo nước Thiên Chúa sắp đến. Ông đã bị ném vào ngục tù và bị chặt đầu. Từ cuộc tử đạo của Gioan cho tới ngày nay, nước Trời đã chịu sự bạo lực và ngược đãi bởi tay những người hung dữ. Máu các thánh tử đạo qua các thời đại làm chứng cho sự kiện này. Các thánh tử đạo làm chứng cho sự thật – sự thật và tình yêu của Ðức Giêsu Kitô, Đấng đã đỗ máu mình ra để cứu chuộc chúng ta thoát khỏi sự nô lệ cho tội lỗi và Satan và sự sợ hãi sự chết. Chúa Giêsu ban cho chúng ta sức mạnh Thần Khí của Người để chế ngự sự sợ hãi với đức tin, sự tuyệt vọng với đức cậy, và mọi hình thức thù ghét, bạo lực, ghen tị, và thành kiến với tình yêu và bác ái dành cho tất cả mọi người – kể cả những ai tìm cách tiêu diệt và giết chết. Chúng ta công bố niềm vui Tin mừng của Đức Kitô ngay giữa đau khổ và bạo lực Thiên Chúa có thể kêu gọi một số trong chúng ta trở nên người tử đạo cho niềm tin vào Ðức Kitô. Nhưng hầu hết ơn gọi của chúng ta là tử đạo không đổ máu, làm chứng cho niềm vui của Tin mừng trong những thách đố, trái ý, cám dỗ, và nghịch cảnh hằng ngày, trên con đường khi chúng ta theo Chúa Giêsu. Điều gì lôi kéo người khác đến với Tin mừng? Khi người ta thấy các tín hữu yêu thương kẻ thù, vui mừng trong đau khổ, kiên nhẫn trong nghịch cảnh, tha thứ những người gây thương hại, và bày tỏ sự cảm thông và trắc ẩn đối với những người thất vọng. Ðức Giêsu nói với chúng ta rằng chúng ta không cần phải sợ những nghịch cảnh của mình. Người sẽ ban cho chúng ta đủ ơn sủng, sức mạnh, và sự khôn ngoan để đối diện với bất cứ thử thách nào và trả lời cho bất cứ thách đố nào đối với niềm tin của chúng ta. Bạn có hăm hở làm chứng cho niềm vui và sự giải thoát của Tin mừng không? Lạy Chúa Giêsu, qua thập giá của Chúa, Chúa đã cứu thế giới. Xin ban cho con niềm vui và lòng tin tưởng và biến đổi con thành chứng nhân can đảm cho chân lý cứu độ của Chúa để người khác có thể nhận biết niềm vui và sự giải thoát của Tin mừng vương quốc bình an và công chính của Chúa. |