Meditation: John 2:1-11
“Jesus… revealed his glory”. (John 2:11)
Why was Mary so insistent that Jesus do something about the shortage of wine at the wedding at Cana? Perhaps she was a close friend of the bridegroom’s family. If that was the case, of course she would have cared that they not be embarrassed about the wine running out.
In this very personal, familial setting, Jesus performs his first sign by turning water into the finest wine. But the miracle didn’t just save face for the parents of the bridegroom. Jesus was revealing his glory. He was showing his disciples that he was no ordinary rabbi. He had come as the promised Messiah, to be the “new wine” that would save the world (Matthew 9:17; see Isaiah 25:6).
From the personal to the prophetic. From the specific circumstance to the universal truth. So often this is how Jesus works. Just look at some of the “signs” in John’s Gospel. He takes five loaves and two fish and feeds five thousand, revealing how he intends to feed and nourish us for all time in the Eucharist (6:5-14). Lazarus dies, but Jesus raises him, showing us that he came to defeat death once and for all (11:1-45).
Isn’t this the case for all of us? We ask Jesus to come into a specific situation, as Mary did at the wedding at Cana. And when we see him acting—whether that’s through answering our prayer or reassuring us of his presence—he reveals something about himself. That he loves us. That he cares for us. That he has come to save us. That he will be with us always.
Is there some situation in your life that you want the Lord to enter into? As you pray, remember that he wants to do more than just resolve the immediate problem you are facing. He wants you to know who he is and why he came. He wants to reveal his glory to you.
“Jesus, open my eyes to your glory in my life!”
|
Suy niệm: Ga 2,1-11
“Chúa Giêsu… đã mạc khải vinh quang của Ngài” (Ga 2,11)
Tại sao Đức Maria nài nỉ Chúa Giêsu làm điều gì đó trước tình trạng thiếu rượu tại tiệc cưới Cana? Có lẽ Mẹ là một người bạn thân của gia đình chú rể. Nếu đúng như thế, dĩ nhiên Mẹ hẳn đã quan tâm đến việc họ phải xấu hổ về việc hết rượu.
Trong hoàn cảnh riêng tư, mang tính gia đình, Đức Giêsu thực hiện phép lạ đầu tiên bằng cách hóa nước thành rượu ngon nhất. Nhưng phép lạ đã không chỉ cứu vãn cha mẹ của chú rể khỏi phải bẽ mặt mà Chúa Giêsu còn mạc khải vinh quang của Người. Người đang tỏ cho các môn đệ của mình thấy rằng Người không phải là một thầy dạy bình thường. Người đã đến với tư cách là Đấng Mêsia như lời hứa, là “rượu mới” Đấng sẽ cứu độ thế gian (Mt 9,17; x. Is 25,6).
Từ cá nhân tới ngôn sứ. Từ tình huống đặc biệt đến sự thật phổ quát. Rất thường, đây là cách Chúa Giêsu làm việc. Chỉ khi nhìn vào một số “dấu chỉ” trong Tin Mừng của Gioan. Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá và nuôi năm ngàn người, mạc khải cách Người muốn nuôi dưỡng chúng ta mọi lúc trong Bí tích Thánh Thể (Ga 6,5-14). Ông Lazarô chết, nhưng Chúa Giêsu làm cho ông sống lại, để bày tỏ cho chúng ta thấy rằng Người đến để đánh bại sự chết một lần và cho tất cả (x. Ga 11,1-45).
Đây không phải là trường hợp dành cho tất cả chúng ta sao? Chúng ta cầu xin Chúa Giêsu đến trong một tình huống cụ thể, như Đức Maria đã làm tại tiệc cưới Cana. Và khi chúng ta thấy Người hành động – hoặc đó là qua việc nhận lời cầu nguyện của chúng ta hay là bảo đảm với chúng ta về sự hiện diện của Người – Người mạc khải điều gì đó về chính Người. Đó là Người yêu thương chúng ta. Đó là Người chăm sóc chúng ta. Đó là Người đã đến cứu độ chúng ta. Đó là Người sẽ ở với chúng ta mãi mãi.
Bạn có muốn Chúa bước vào trong một tình huống nào đó trong cuộc sống của bạn không? Khi bạn cầu nguyện, hãy nhớ rằng Người muốn làm nhiều hơn nữa cho bạn hơn là chỉ giải quyết vấn đề tức thời mà bạn đang phải đối diện. Người muốn bạn biết Người là ai và tại sao Người đã đến. Người muốn mạc khải vinh quang của Người cho bạn.
“Lạy Chúa Giêsu, xin hãy mở mắt con để thấy vinh quang của Chúa trong cuộc đời của con”.
|