Giải đáp thắc mắc về Thánh lễ (3 ngôn ngữ) – 17. Tại sao phải làm tới ba dấu thánh giá trước khi nghe Tin Mừng?

0

Được sự cho phép của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa, giáo sư Phụng vụ và là tác giả cuốn “40 câu hỏi về Thánh lễ”, Ban Truyền thông sẽ lần lượt đăng các câu hỏi và lời giải đáp cho những vấn đề mà nhiều người vẫn thường thắc mắc về Thánh lễ, nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về những cử hành Phụng vụ mà chúng ta đã từng tham dự. Các câu hỏi và giải đáp này sẽ được đăng bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Việt, English và Français để các bạn trẻ ở nước ngoài cũng có thể đọc được.

Người ta nói “vô tri bất mộ”. Am hiểu về Thánh lễ sẽ giúp chúng ta không chỉ “đi lễ” hoặc “xem lễ” mà còn tham gia vào các cử hành Phụng vụ cách tích cực, chủ động và linh hoạt hơn. Mong quý độc giả đón đọc và phổ biến rộng rãi cho nhiều người được biết, để kiến thức và niềm tin Công giáo được lan tỏa rộng rãi.

Xin cám ơn và xin Chúa chúc phúc lành cho quý vị!

TIẾNG VIỆT

17. Tại sao phi làm ti ba du thánh giá trước khi nghe Tin Mng?

Khi linh mục loan báo sẽ đọc bài Tin Mừng nào đó (Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu, thánh Mác-cô, thánh Lu-ca hay thánh Gio-an), chúng ta tuần tự làm một dấu thánh giá trên trán, một trên môi miệng và một trên ngực. Tập tục này có từ thế kỷ thứ XI và mang nhiều ý nghĩa phong phú.

Làm ba dấu thánh giá như thế để xin Chúa ban ơn và chúc lành cho chúng ta.

Qua dấu thánh giá trên trán, trên môi và trên ngực, chúng ta cầu xin cho lời Tin Mừng, mà chúng ta sắp nghe, thấm nhập trọn vẹn trong con người, bám rễ sâu trong trí khôn và trong tâm hồn của chúng ta. Chúng ta cũng xin cho trí tuệ của mình được soi sáng để thông hiểu Lời Chúa và cho tâm hồn được sưởi ấm để đón nhận Tin Mừng.

Khi làm ba dấu thánh giá, chúng ta có thể đọc thầm lời nguyện như sau: “Xin Lời Chúa m rng lòng trí con, cho ming lưỡi con biết công b Li Ngài, cho con biết gi Li Ngài trong tâm hn con và thc thi Li Ngài”.

ENGLISH

17. Why do we make three signs of the cross before hearing the Good News?

When the priest announces the reading of a certain Gospel (the Gospel of Jesus Christ according to Saint Matthew, Saint Mark, Saint Luke or Saint John), we make consecutively the sign of the cross on the forehead, the mouth and the heart. This practice has been observed since the eleventh century and has profound meanings.

To make such three signs of the cross is to ask God to give graces and bless us.

By making the sign of the cross on the forehead, the mouth and the heart, we pray that the Gospel, which we are going to hear, permeate our whole being, be deeply rooted in our mind and in our heart. We also pray that our intellect be enlightened to understand the Word of God and our heart be warmed to receive the Good News.

When making three signs of the cross, we may say in silence the following prayer: “God, may Your Word widen my mind, enable my mouth and my tongue to proclaim Your Word, help me keep Your Word in my heart and implement it”.

FRANÇAIS

17. Pourquoi le triple signe de croix avant l’Évangile?

Quand le prêtre annonce quel évangile sera proclamé à la messe (Évangile de Jésus-Christ, selon saint Matthieu, saint Marc, saint Luc ou saint Jean), nous faisons une croix sur notre front, sur nos lèvres et sur notre cœur. Cette coutume, qui date du XIe siècle, est riche de sens.

Ce triple signe de croix a pour but d’attirer sur nous la faveur de Dieu. Il a le sens d’une bénédiction.

Par le triple signe de la croix fait sur le front, les lèvres et le cœur, nous demandons que les paroles de l’Évangile, que nous allons entendre, nous pénètrent tout entiers, nous envahissent totalement et prennent solidement racine dans notre intelligence et notre cœur. Nous demandons aussi que notre intelligence soit éclairée pour bien les comprendre et notre cœur réchauffé pour les accueillir comme il se doit.

En faisant le triple signe de croix, nous pouvons prier en disant: “Que ta Parole ouvre mon intelligence, que mes lèvres la proclament, que je la garde dans mon cœur et que je la vive”.

Comments are closed.

phone-icon