Nếu hôm nay bạn nghe tiếng Chúa – Việc gặp gỡ Thiên Chúa trong Kinh Thánh

0

VIỆC GẶP CHUA TRONG THÁNH KINH

Chúng ta biết những câu chuyện: Adam va Eva, Cain và Abel, Jacob và Esau. Chúng ta biết những lời: “Thiên Chúa quá yêu thế gian”. “Bất cứ điều gì các người làm cho dân của Ta”. “Thiên Chúa là tình yêu”. Chúng ta còn biết những điều răn: “Anh em không được giết người”. “ Hãy thờ cha kính mẹ”, “anh em không được ham muốn”.

Bởi vì quá rất nhiều người trong chúng ta lớn lên với những câu chuyện và các điều răn này và đã đan kết chúng vào cuộc sống của mình. Bạn có bao giờ để ý đến những cụm từ và những từ dễ đọc từ Kinh Thánh lôi kéo miệng lưỡi chúng ta như thế nào? Nó dễ nói, “hãy yêu người thân cận như chính mình” hoặc “Hãy đứng vững trước những thất bại”.

Sống động và hữu hiệu. Đó là sự hiểu biết phong phú về Kinh Thánh, đúng không? Nhưng trong Thiên Chúa, nó chỉ mới bắt đầu. Thiên Chúa muốn lời của Người trong Kinh Thánh tác động rộng lớn trên chúng ta. Người không muốn hiện diện trong Kinh Thánh chỉ như một cuốn sách chuẩn mực hướng dẫn cuộc sống chúng ta. Không phải vậy, Người hiện diện ở đó để trở nên một phương thế tốt nhất để chúng ta gặp gỡ Người một cách cá vị. Người muốn trò chuyện với mỗi người chúng ta, một cách riêng tư và sâu sắc khi chúng ra suy tư Lời của Người trong Kinh Thánh.

Không như những cuốn sách khác đã được viết ra, Lời Chúa “sống động và hữu hiệu” (Hr 4, 12). Vì nó được Chúa Thánh Thần linh hứng. Kinh Thánh có một năng lực mang chúng ta vào trong sự hiện hữu của Thiên Chúa. Đó là một năng lực xuyên qua chúng ta, an ủi chúng ta, giải thoát chúng ta và làm tươi mới chúng ta, vì Thiên Chúa đã nói với chúng ta như thế. Như Mose đã nói với dân Israel, lời của Thiên Chúa không ở trên trời khiến bạn phải nói “ai sẽ lên trời lấy cho chúng tôi và nói cho chúng tôi để chúng tôi thực hành?” Lời Chúa cũng không ở bên kia biển khiến bạn phải nói “ai sẽ băng qua biển lấy cho chúng tôi và nói cho chúng tôi để chúng tôi thực hành?” Không, Lời Chúa ở rất gần bạn, ngay trên môi miệng và trong trái tim bạn” (Đnl 30, 12 -14).

Vì vậy Thiên Chúa đã khắc ghi lời của Người trong lòng chúng ta (Gr 31, 33). Điều này có nghĩa là mỗi lần chúng ta tìm kiếm Người trong Kinh Thánh, trái tim chúng ta có thể can đảm đáp lại với niềm hy vọng và lòng tín thác rằng Thiên chúa thật sự đang hiện diện với chúng ta. Như thánh Augustino đã một lần cầu nguyện “Ôi lạy Chúa, Ngài đã thấu suốt con bằng lời ngài và con đã yêu Ngài”.

Hôm nay. Nhiều thế kỷ sau thời ông Môsê, một trong những Thánh vịnh gia đã nhắc nhở mỗi người về lịch sử của dân Itrael trong suốt thời gian ở sa mạc đang cảnh báo:

Ngày hôm nay anh em hãy nghe tiếng Người: đừng cứng lòng như khi ở Mêriba, như những ngày ở Masa trong sa mạc” (Tv 95,8).

Thiên chúa đã nói cách tỏ tường với tổ tiên chúng ta trên núi Sinai trong những thế kỷ trước và cho tới thời các thánh vịnh gia dường như cho nó là một điều hiển nhiên mà Thiên Chúa có thể nói lại với họ lần nữa “hôm nay”. Rõ ràng là không thể có “ngày hôm nay” nếu Thiên Chúa không tiếp tục nói với dân Người. Có thể chỉ có “sau đó trở lại, khi Thiên Chúa nói với Môsê” – hoặc trong trường hợp chúng ta “sau đó trở lại, khi Đức Giêsu bước vào trần gian”. Nhưng Thiên Chúa vẫn đang nói… thậm chí là hôm nay.

Vậy làm sao chúng ta nghe được tiếng nói của Chúa hôm nay? Chúng ta có thể làm gì để đảm bảo rằng khi chúng ta đi ra khỏi việc cầu nguyện hoặc Thánh Lễ và nói “Chúa nói gì với tôi hôm nay”?. Một câu trả lời đến từ sách Thánh vịnh, đó là những hướng dẫn riêng của Kinh Thánh về cầu nguyện. Ngay từ buổi bình minh, hai câu đầu tiên của bài thánh vịnh đầu tiên, chúng ta thấy một công thức để nghe Lời Chúa và hiểu được những ơn lành từ sự hiện diện của Người:

Phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân,

chẳng bước vào đường quân tội lỗi,

không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng,

nhưng vui thú với lề luật Chúa,

nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày (Tv1, 1-2).

Như tác giả thánh vịnh nói, chìa khóa để nghe Chúa trong Thánh kinh là “suy gẫm” lời của Người. Điều đó xảy ra khi chúng ta đọc một đoạn ngắn cách chậm rãi và cẩn thận, tập trung vào những từ và những hình ảnh Kinh Thánh vẽ ra trong tâm trí của chúng ta. Khi chúng ta làm điều đó, những suy nghĩ và thông điệp bắt đầu đến với chúng ta, những ý nghĩ và cảm xúc nâng tâm hồn chúng ta lên, hướng dẫn chúng ta, hoặc chỉ cho chúng ta thấy rằng Chúa yêu thương chúng ta sâu sắc như thế nào. 

Nghệ thuật (và khoa học) của việc lắng nghe. Trong khi việc suy tư và ngẫm nghĩ nghe có vẻ như là một bài tập tự do tuôn chảy trong trí tưởng tượng, thì kinh nghiệm cho thấy rằng chúng ta làm tốt hơn với sự tiếp cận có chủ ý và điều này sẽ giúp chúng ta tập trung vào Chúa và sự hiện diện của Người.

Chẳng hạn, đừng cho rằng bạn có thể suy niệm dựa trên một đoạn Kinh Thánh khi bạn đang lái xe, đang làm việc nhà, hoặc đang chạy bộ trong công viên. Tất nhiên Thánh Thần có thể đặt lời của Người trong lòng của chúng ta bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào, nhưng bạn càng tập trung sự chú ý của bạn vào Chúa, bạn sẽ càng nghe tiếng của Người một cách rõ ràng. Vì thế hãy chọn lựa một thời điểm khi bạn tỉnh táo nhất. Và tìm một nơi thoải mái và tự do khỏi tình trạng xao lãng và lộn xộn.

Khi bạn ngồi xuống để suy niệm trên một trang Kinh Thánh, hãy thận trọng đừng chọn một đoạn quá dài. Mục đích của việc suy niệm không phải là để ghi nhớ hay nghiên cứu một đoạn Tin Mừng nhưng là để lắng nghe tiếng Chúa và như thế nên ít thì hơn. Nhiều người chọn một trong những bài đọc từ sách nghi thức hằng ngày, một số chọn tập trung vào chỉ một hoặc hai đoạn của bài đọc. Một số khác lại chọn cầu nguyện bằng thánh vịnh mỗi ngày.

Khi bạn đã tập trung tư tưởng và giữ được sự bình tĩnh trong tâm trí, hãy đọc trang đó. Sử dụng thời gian của bạn cách cẩn thận và có cân nhắc. Đọc nó qua vài lần cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái với những gì mà những đoạn ấy đang nói với bạn. Nếu bạn đọc đến những từ hay cụm từ làm bạn bối rối, hãy trở lại với những ghi chú trong Tin Mừng của bạn hoặc là một lời chú giải đáng tin để được giúp đỡ. Đừng sử dụng quá nhiều thời gian cho việc này. Hãy chỉ làm những gì cần thiết để khắc phục bất cứ sự hỗn loạn nào rồi sau đó tiếp tục trở về với việc cầu nguyện.

Đừng cố gắng gượng ép bất cứ cái gì trong việc suy niệm của bạn. Thay vì thế hãy mở lòng cho bất cứ ấn tượng nào mà những lời ấy mang lại. Thánh Thần có thể thay đổi tâm hồn bạn bằng một niềm hy vọng mới khi bạn cầu nguyện. Bạn có thể được đổ đầy cảm xúc biết ơn sâu xa hơn hoặc là tình yêu dành cho Đức Giêsu. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy được thúc đẩy để làm những việc tốt lành, có lẽ là để cám ơn một ai đó, để phục hồi một mối quan hệ hoặc để giúp đỡ ai đó ở gần bạn.

Không quan trọng Thánh Thần nói gì hay nói điều đó thế nào với bạn, thì những lời của Ngài luôn luôn đi kèm với một cảm giác về sự ngay thẳng và sự gần gũi. Đây không phải là điều mà chúng ta có thể tự tạo ra. Đó là một món quà mà chúng ta chỉ có thể nhận được với lòng biết ơn và khiêm tốn. Cảm xúc đó chỉ đến khi tâm trí chúng ta bình lặng với những sự chiến đấu của lý trí (chia trí) và chờ đợi để nghe những gì Thiên Chúa muốn nói cho chúng ta.

Tại sao lại suy niệm? Viết trong lời mở đầu cho một cuốn Kinh Thánh tiếng Đức nhắm vào những người Công giáo trẻ tuổi, Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích độc giả của ngài đặt một số câu hỏi khi họ đọc Kinh Thánh. “Ngài đã chạm sâu vào sự khao khát trong tôi? Tôi nên làm gì?” Đức Giáo Hoàng thúc đẩy họ đặt câu hỏi. “Chỉ bằng cách này, sức mạnh của Lời Chúa mới mở ra. Chỉ bằng cách này việc suy niệm mới có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta, làm cho cuộc sống chúng tra trở nên thật đẹp”.

Về phần mình, Đức Thánh Cha đã miêu tả cách tiếp cận cách đọc Kinh Thánh hàng ngày của mình: “Tôi thường đọc một ít rồi đặt nó qua một bên và suy niệm với Chúa. Không phải tôi nhìn thấy Chúa, nhưng Ngài nhìn tôi. Ngài ở đó. Tôi để bản thân mình nhìn vào Ngài. Và tôi cảm thấy đây không phải là một thứ cảm xúc – tôi cảm thấy mình được chìm sâu vào những điều mà Chúa nói với tôi. Đôi khi Ngài không nói. Tôi không cảm thấy gì cả …  nhưng tôi vẫn kiên nhẫn và chờ đợi, tôi vẫn đọc và cầu nguyện”.

Thánh Jerome, một trong những nhà chú giải Kinh Thánh lớn nhất của Giáo Hội đã diễn tả kinh nghiệm của Ngài cũng theo một cách thức như vậy.

Đức Thánh Cha Phanxicô và thánh Jerome đang chỉ cho chúng ta cách để Tin Mừng có thể chạm sâu vào trong tâm hồn chúng ta. Các Ngài đang nói cho chúng ta rằng khi chúng ta đọc Kinh Thánh và suy niệm trên đó cách cẩn thận, chúng ta đã bắt đầu thấy Đức Giêsu như là một viên ngọc quý và là con đường cho cuộc sống của chúng ta (Mt 13, 46; Tv 119, 105). Chúng ta kinh nghiệm một cách sâu sắc trong tâm hồn để ở gần với Chúa Giêsu với bất cứ giá nào. Tất cả là vì Thánh thần đã lấy “tri thức tri thức trong đầu” – những hiểu biết của chúng ta vào Thiên Chúa và đổ đầy chúng bằng ân sủng của Người. Những gì trước kia từng ở trong tâm trí đã di chuyển vào trong tâm hồn chúng ta và đã mang lại cho chúng ta niềm vui vì được nhận biết Đức Giêsu, sự bình an của kinh nghiệm về ơn cứu độ của Người và một khao khát yêu Chúa để đáp lại những gì Ngài đã làm cho chúng ta.

Thiên Chúa thích nói với chúng ta. Người thích mặc khải sự thật và dạy chúng ta những đường lối của Người. Nguyện xin Chúa cho chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi lắng nghe tiếng Chúa và đón nhận mặc khải của Người.

Theo the Word Among us

Meditations and Issues for November 2017

Chuyển ngữ:  Nhóm Chị Em Học viện Dòng Đa Minh Tam Hiệp

Comments are closed.

phone-icon