Được sự cho phép của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa, giáo sư Phụng vụ và là tác giả cuốn “40 câu hỏi về Thánh lễ”, Ban Truyền Thông sẽ lần lượt đăng các câu hỏi và lời giải đáp cho những vấn đề mà nhiều người vẫn thường thắc mắc về Thánh lễ, nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về những cử hành Phụng vụ mà chúng ta đã từng tham dự. Các câu hỏi và giải đáp này sẽ được đăng bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Việt, English và Français để các bạn trẻ ở nước ngoài cũng có thể đọc được.
Người ta nói “vô tri bất mộ”. Am hiểu về Thánh lễ sẽ giúp chúng ta không chỉ “đi lễ” hoặc “xem lễ” mà còn tham gia vào các cử hành Phụng vụ cách tích cực, chủ động và linh hoạt hơn. Mong quý độc giả đón đọc và phổ biến rộng rãi cho nhiều người được biết, để kiến thức và niềm tin Công giáo được lan tỏa rộng rãi.
Xin cám ơn và xin Chúa chúc phúc lành cho quý vị!
TIẾNG VIỆT
20. Quyên tiền có phải là nghi thức thừa thãi không?
Một số người không thích quyên tiền trong các thánh lễ Chúa nhật, vì việc ấy làm chia trí trong lúc cầu nguyện. Phải chăng đó là hành vi quá vật chất và trần tục trong khung cảnh hoàn toàn thiêng liêng?
Quyên tiền là một nghi thức rất cổ xưa và là cách thực hành đã có từ buổi đầu của Kitô giáo. Trong lá thư gửi tín hữu Cô-rin-tô, thánh Phaolô trách họ không biết chia sẻ đồ ăn trong tình bác ái trong bữa tiệc của Chúa (1Cr 11, 21).
Vào khoảng năm 150, thánh Justinô kêu gọi tín hữu như sau: “Những ai khá giả, và những ai muốn cho, hãy cho một cách tự do, mỗi người theo ý mình muốn. Những gì quyên góp được sẽ được trao cho vị chủ tế để ngài cứu trợ những kẻ mồ côi, quả phụ, đau yếu, bần cùng, bị cầm tù, lữ khách, nói tóm lại, ngài cứu giúp tất cả những ai đang túng thiếu” (I Apol. 67).
Lúc đầu, các tín hữu đem bánh và rượu đến để dâng thánh lễ. Các lễ vật này được rước kiệu lên bàn thờ, được chủ tế đón nhận để dâng lên Thiên Chúa. Đó là nguồn gốc của phần dâng lễ và lời nguyện tiến lễ (lời nguyện trên lễ vật).
Ngoài việc đem bánh và rượu dùng vào việc dâng thánh lễ, các tín hữu cũng đem các tặng vật khác cho người nghèo. Từ thế kỷ thứ IX, vì việc nhận lễ vật bằng tiền mặt có vẻ tiện lợi hơn, nên việc rước kiệu lễ vật được thay thế bằng việc quyên tiền. Việc quyên tiền này trong thánh lễ là dấu chỉ sự tham dự tích cực của mọi tín hữu vào thánh lễ cũng như lễ vật của mỗi người. Nghi thức kiệu lễ vật trong thánh lễ, hiện vẫn còn được thực hiện tại một vài miền và vào các dịp lễ lớn, giữ lại dấu vết của tục lệ cổ xưa này.
Ngay từ thời sơ khai, tình liên đới giữa các phần tử trong cộng đoàn Kitô được cổ vũ để cung cấp những nhu cầu của Giáo Hội và của người nghèo. Việc quyên tiền là một phương cách hữu hiệu để thực hiện tình liên đới này.
ENGLISH
20. Is donation an unnecessary rite?
Some people do not like donation in Sunday Mass, because that job dissipates their mind when they are praying. Isn’t that a purely material act in a perfectly spiritual circumstance?
Donation is a very old rite and a practice ever since the early days of Christianity. In his letter to Corinthians, Saint Paul rebuked them for not having shared their food in charity among the Lord’s banquet (1Cor 11: 21).
In about 150, Saint Justin appealed to the faithful as follows, “Those who are well-off and freewillingly wish to do so contribute as much as each one wants to. What is collected is deposited with the overseer. He uses it for the care of orphans and widows, for those who are suffering: arising from illness or any other cause, for prisoners, and for travelers staying with us for a short time. Briefly, he provides for all who are in need in the town” (First Apology 67).
At first, the faithful brought bread and wine to offer Mass. These gifts were brought in a procession to the altar, received by the celebrant to offer to God. That is the origin of the offering of the gifts and the prayer over the gifts.
In addition to bread and wine used in offering the Mass, the faithful also brought other gifts to the poor. Since the ninth century, with receipt of gifts in money seemingly being more convenient, the procession of gifts was replaced by donation of money. This money collection in Mass is a sign of active participation by every faithful into Mass as well as the gifts of everybody. The rite of procession of gifts in Mass, now still carried out in some regions and on great festive days, retains the vestige of this old-age custom.
As far as the early days, solidarity among members in the Christian congregation was encouraged to supply needs of the Church and of the poor. Donation is an effective manner to perform this solidarity.
FRANÇAIS
20. La quête: un rite de trop?
Certaines personnes n’aiment pas trop la quête. Elle viendrait troubler la prière (le bruit des sous…). Elle serait un geste bien matériel et terre-à-terre au cœur d’une action qui devrait être toute spirituelle. Est-ce bien vrai ?
La quête est un rite très ancien. Elle représente la fusion de deux pratiques qui remontent aux origines mêmes du christianisme. Au départ, les fidèles apportaient le pain et le vin nécessaires à la célébration de l’eucharistie. Ces offrandes en nature étaient portées en procession à l’autel, puis offertes à Dieu par le célébrant ; c’est l’origine de l’offertoire et de la prière sur les offrandes. À partir du IXe siècle, la réception des dons en espèces ayant paru plus pratique, la procession des offrandes fut remplacée par la quête, maintenue à ce même moment de la messe comme signe de la participation active des fidèles à la célébration et de l’offrande de leur personne. Le rite du défilé de l’offrande, encore pratiqué dans certaines régions et à l’occasion de certaines célébrations, est une survivance de la pratique ancienne. Par ailleurs, la solidarité entre les membres de la communauté chrétienne a été sollicitée dès les premiers temps pour subvenir aux besoins de l’Église et des plus démunis ; la quête de la messe en a toujours été un des moyens.
Certaines personnes n’aiment pas trop la quête. Elle viendrait troubler la prière (le bruit des sous…). Elle serait un geste bien matériel et terre-à-terre au cœur d’une action qui devrait être toute spirituelle. Est-ce bien vrai ?
La quête est un rite très ancien. Elle représente la fusion de deux pratiques qui remontent aux origines mêmes du christianisme. Au départ, les fidèles apportaient le pain et le vin nécessaires à la célébration de l’eucharistie. Ces offrandes en nature étaient portées en procession à l’autel, puis offertes à Dieu par le célébrant ; c’est l’origine de l’offertoire et de la prière sur les offrandes. À partir du IXe siècle, la réception des dons en espèces ayant paru plus pratique, la procession des offrandes fut remplacée par la quête, maintenue à ce même moment de la messe comme signe de la participation active des fidèles à la célébration et de l’offrande de leur personne. Le rite du défilé de l’offrande, encore pratiqué dans certaines régions et à l’occasion de certaines célébrations, est une survivance de la pratique ancienne. Par ailleurs, la solidarité entre les membres de la communauté chrétienne a été sollicitée dès les premiers temps pour subvenir aux besoins de l’Église et des plus démunis ; la quête de la messe en a toujours été un des moyens.