“God, be merciful to me a sinner!” – Chúa Nhật 30 Thường Niên C

0

Tác giả: Don Schwager
Nguồn: www.dailyscripture.net
Phó tế Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ

Sunday, October 23, 2022

“God, be merciful to me a sinner!”

Gospel Reading:  Luke 18:9-14

9 He also told this parable to some who trusted in themselves that they were righteous and despised others: 10 “Two men went up into the temple to pray, one a Pharisee and the other a tax collector. 11 The Pharisee stood and prayed thus with himself, `God, I thank you that I am not like other men, extortioners, unjust, adulterers, or even  like this tax collector. 12 I fast twice a week, I give tithes of all that I get.’ 13 But the tax collector, standing far off, would not even lift up his eyes to heaven, but beat his breast, saying, `God, be merciful to me a sinner!’ 14 I tell you, this man went down to his house justified rather than the other; for every one who exalts himself will be humbled, but he who  humbles himself will be exalted.”

Chúa Nhật, ngày 23.10.2022

“Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”

Lc 18,9-14

(9) Ðức Giêsu còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác: (10) “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế. (11) Người Pharisêu đứng riêng một mình, cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. (12) Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con”. (13) Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. (14) Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”.

Meditation: 

How can we know if our prayer is pleasing to God or not? The prophet Hosea, who spoke in God’s name, said: “I desire steadfast love and not sacrifice” (Hosea 6:6). The prayers and sacrifices we make to God mean nothing to him if they do not spring from a heart of love for God and for one’s neighbor. How can we expect God to hear our prayers if we do not approach him with humility and with a contrite heart that seeks mercy and forgiveness? We stand in constant need of God’s grace and help. That is why Scripture tells us that “God opposes the proud, but gives grace to the humble” (James 4:6; Proverbs 3:34).

God hears the prayer of the humble

Jesus reinforced this warning with a vivid story of two people at prayer. Why did the Lord accept one person’s prayer and reject the other’s prayer? Luke gives us a hint: despising one’s neighbor closes the door to God’s heart. Expressing disdain and contempt for others is more than being mean-minded. It springs from the assumption that one is qualified to sit in the seat of judgment and to publicly shame those who do not conform to our standards and religious practices. Jesus’ story caused offense to the religious-minded Pharisees who regarded “tax collectors” as unworthy of God’s grace and favor. How could Jesus put down a “religious person” and raise up a “public sinner”?

Jesus’ parable speaks about the nature of prayer and our relationship with God. It does this by contrasting two very different attitudes towards prayer. The Pharisee, who represented those who take pride in their religious practices, exalted himself at the expense of others. Absorbed with his own sense of self-satisfaction and self-congratulation, his boastful prayer was centered on his good religious practices rather than on God’s goodness, grace, and pardon. Rather than humbling himself before God and asking for God’s mercy and help, this man praised himself while despising those he thought less worthy. The Pharisee tried to justify himself before God and before those he despised; but only God can justify us. The tax collector, who represented those despised by religious-minded people, humbled himself before God and begged for mercy. His prayer was heard by God because he had true sorrow for his sins. He sought God with humility rather than with pride.

The humble recognize their need for God’s mercy and help

This parable presents both an opportunity and a warning. Pride leads to self-deception and spiritual blindness. True humility helps us to see ourselves as we really are in God’s eyes and it inclines us to seek God’s help and mercy. God dwells with the humble of heart who recognize their own sinfulness and who acknowledge God’s mercy and saving grace. I dwell in the high and holy place, and also with him who is of a contrite and humble spirit (Isaiah 57:15). God cannot hear us if we boast in ourselves and despise others. Do you humbly seek God’s mercy and do you show mercy to others, especially those you find difficult to love and to forgive?

“Lord Jesus, may your love and truth transform my life – my inner thoughts, intentions, and attitudes, and my outward behavior, speech, and actions. Where I lack charity, kindness, and forbearance, help me to embrace your merciful love and to seek the good of my neighbor, even those who cause me ill-favor or offense. May I always love as you have loved and forgive others as you have forgiven.”

Suy niệm:  

Làm sao chúng ta có thể biết lời cầu nguyện của mình có đẹp lòng Thiên Chúa hay không? Ngôn sứ Hôsê, người nói thay Thiên Chúa đã nói rằng: “Ta muốn lòng nhân chứ không cần hy lễ” (Hs 6,6). Những lời cầu nguyện và hy sinh chúng ta dâng lên Thiên Chúa chẳng có ý nghĩa gì với Người nếu chúng không xuất phát từ tấm lòng yêu mến dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Làm sao chúng ta có thể mong đợi Thiên Chúa lắng nghe lời cầu nguyện của mình nếu chúng ta không đến gần Người với lòng khiêm hạ và tấm lòng thống hối để tìm kiếm lòng thương xót và ơn tha thứ? Chúng ta luôn cần đến ơn sủng và sự trợ giúp của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao Kinh thánh nói với chúng ta rằng “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng và ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (Gc 4,6; Cn 3,34).

Thiên Chúa nghe lời cầu nguyện của kẻ khiêm nhường

Đức Giêsu đã củng cố lời cảnh báo này với một câu chuyện sống động về hai người lên đền thờ cầu nguyện. Tại sao Thiên Chúa chấp nhận lời cầu nguyện của người này và khước từ lời cầu nguyện của người kia? Luca cho chúng ta câu trả lời: ai coi thường người khác sẽ đóng cửa lòng Chúa lại. Nói rõ hơn là coi thường còn tệ hơn có ác ý. Nó phát xuất từ sự giả định rằng mình xứng đáng ngồi trên ghế xét xử và tuyên phán ai tốt ai xấu. Câu chuyện của Đức Giêsu gây ra sự chống đối với những ai coi “những người thu thuế” là bất xứng với ơn huệ của Chúa. Làm thế nào Đức Giêsu có thể hạ bệ “người lãnh đạo tôn giáo” và nâng “người tội lỗi” lên?

Dụ ngôn của Đức Giêsu nói về bản chất của lời cầu nguyện và mối quan hệ với Thiên Chúa. Điều này được thể hiện qua hai thái độ cầu nguyện khác nhau. Người Pharisêu, đại diện cho những ai kiêu hãnh trong việc giữ đạo, tự tôn mình lên qua việc cười nhạo người khác. Chăm chú vào cảm giác tự mãn và tự tôn chính mình, nên họ chỉ cầu nguyện với chính mình. Lời cầu nguyện của họ chỉ nói lên những lời khoe khoang về những gì họ làm, và khinh bỉ những ai họ coi thường. Người Pharisêu cố gắng biện minh cho mình, nhưng chỉ có Thiên Chúa mới có thể bào chữa. Người thu thuế, đại diện cho những ai bị coi thường bởi những người đạo đức, hạ mình trước Chúa và cầu xin lòng thương xót. Lời cầu nguyện của họ được Chúa nhận lời, bởi vì họ hối tiếc về những tội lỗi của mình. Họ tìm kiếm Thiên Chúa với lòng khiêm tốn hơn là kiêu ngạo.

Người khiêm nhường nhận ra mình cần đến lòng thương xót và sự trợ giúp của Thiên Chúa

Dụ ngôn này vừa đưa ra một cơ hội, vừa đưa ra lời cảnh báo. Kiêu ngạo dẫn tới ảo tưởng và tự lừa dối mình.  Khiêm nhường giúp chúng ta nhận ra mình như chúng ta thật sự là, và hướng chúng ta về ơn sủng và lòng thương xót của Chúa. Thiên Chúa ở với những tâm hồn khiêm tốn, những người nhận ra tình trạng tội lỗi của chính mình, và những người nhận biết lòng thương xót và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Ta ngự chốn cao vời và thánh thiện, nhưng vẫn ở với tâm hồn khiêm cung tan nát (Is 57,15). Thiên Chúa không thể nào nghe lời cầu nguyện của chúng ta, nếu chúng ta coi thường người khác. Bạn có khiêm tốn tìm kiếm lòng thương xót của Chúa và bạn có bày tỏ lòng thương xót đối với người khác, đặc biệt với những ai bạn thấy khó yêu thương và tha thứ không?

Lạy Chúa Giêsu, chớ gì tình yêu và sự thật của Chúa biến đổi cuộc đời con – những tư tưởng, ý định, và thái độ thầm kín của con, và những hành vi, lời nói, việc làm bên ngoài của con. Khi con thiếu lòng bác ái, lòng nhân, và kiên nhẫn, xin Chúa giúp con bám chặt tình yêu thương xót của Chúa và tìm kiếm lợi ích cho tha nhân, kể cả những người ghen ghét hay xúc phạm đến con. Xin Chúa giúp con luôn yêu thương như Chúa yêu thương và tha thứ như Chúa tha thứ.

Comments are closed.

phone-icon