Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc HươngChuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo Word Among Us
Christ has risen indeed!
The Evangelist St. Luke ends his account of the temptations of Jesus by saying, “The devil… departed from him for a time” (4:13). Another translation records, “The devil left him, to return at the appointed time” (The Jerusalem Bible). Jesus himself told us what this “appointed time” was when, very shortly before his passion, he said, “Now is the time of judgment on this world; now the ruler of this world will be driven out” (John 12:31). Another way of saying that is that “the prince of this world is to be overthrown.” All the writers of the New Testament were of one accord in placing this interpretation on Christ’s death. The Letter to the Hebrews says, “Through death [Christ] might destroy the one who has the power of death, that is, the devil” (2:14). By his death, Jesus took away all the power of the devil. Victory over Satan is, of course, not the whole or the only meaning of Christ’s passion. Its significance is vastly greater, more positive, than that: “Jesus was going to die … to gather into one the dispersed children of God” (John 11:51-52), that is, “to gather . . .in unity the scattered children of God” (The Jerusalem Bible). Nevertheless, we do in some way trivialize the passion of Christ if we try to erase this aspect of victory over the devil and see it only as victory over sin and death. This same struggle continues after Christ, after his presence in his body. The Apocalypse says that, defeated by Christ, “the dragon became angry with the woman and went off to wage war against the rest of her offspring” (Revelation 12:17). For this reason, Peter the apostle advises Christians, “Be sober and vigilant. Your opponent the devil is prowling around like a roaring lion looking for someone to devour” (1 Peter 5:8, emphasis added). This is why the Christian life has always been and will always be something dramatic, an ongoing battle, a battle not only against “human enemies,” creatures of flesh and blood (cf. Ephesians 6:12). We see a reflection of this in the Rite of Baptism, where at the very outset, it calls for a drastic choice of sides: “Do you renounce Satan? Do you believe in Christ?” Consider, “God is on our side,” that is, on the side of humankind, our friend and ally against the powers of evil. God alone personifies the kingdom of good against the kingdom of evil. We need to bear witness to this hope which, in us, is rising up against the gloomy wind of pessimism blowing through our society. God’s love for us, for all people, has its roots in eternity – “He chose us… before the foundation of the world,” says the apostle Paul in Ephesians 1:4 – but was manifested in time, in a series of actual gestures that make up the history of salvation. Are we, then, to think that Christ’s death has changed nothing? That all is as it was before? On the contrary! Satan is no longer free to put his power to use for his own purposes. He sets out to do something with a certain aim in mind, and achieves exactly the opposite; quite against his own will, the purposes he actually serves are those of Jesus and his saints. God is indeed on our side! ___________ These are excerpts are from The Fire of Christ’s Love, Meditations on the Cross by Raniero Cantalamessa, OFM Cap (The Word Among Us Press, 2013), www.wau.org/books. |
Chúa Kitô đã sống lại thực sự!
Thánh sử Tin Mừng Luca kết thúc trình thuật của mình về các cám dỗ mà Chúa Giêsu phải chịu bằng cách nói: “Ma quỷ… bỏ đi chờ thời cơ” (Lc 4,13). Một bản dịch khác ghi lại: “Ma quỷ đã bỏ Người mà đi, để trở lại vào giờ đã định” (Kinh Thánh Giêrusalem). Chính Chúa Giêsu nói với chúng ta thời gian đã định này là khi, ngay trước cuộc khổ nạn của Người, Người nói: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người” (Ga 12,31). Một cách nói khác là “thủ lãnh thế gian này phải bị tống khứ”. Tất cả các tác giả của Tân Ước đều nhất trí khi đưa ra lời giải thích này về cái chết của Chúa Kitô. Thư Hípri nói: “Nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ” (Dt 2,14). Bằng cái chết của mình, Chúa Giêsu đã tước đi mọi quyền lực của ma quỷ. Dĩ nhiên, chiến thắng Satan không phải là toàn bộ ý nghĩa hay ý nghĩa duy nhất của cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Ý nghĩa cái chết ấy còn lớn hơn, tích cực hơn nhiều, đó là: “Chúa Giêsu sắp phải chết… còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11,51-52), điều đó nghĩa là “để quy tụ… để hiệp nhất những người con đã bị phân tán của Thiên Chúa” (Kinh Thánh Giêrusalem). Tuy nhiên, một cách nào đó chúng ta sẽ tầm thường hoá cuộc khổ nạn của Chúa Kitô nếu chúng ta cố bỏ đi khía cạnh chiến thắng trên ma quỷ và chỉ coi đó là chiến thắng trên tội lỗi và cái chết. Cuộc chiến tương tự này vẫn tiếp tục sau khi Chúa Kitô không còn hiện diện cách hữu hình nơi trần gian. Sách Khải Huyền nói rằng, bị Chúa Kitô đánh bại “Con Mãng Xà nổi giận với người Phụ Nữ và đi giao chiến với những người còn lại trong dòng dõi bà” (Kh 12,17). Vì lý do này, Tông đồ Phêrô khuyên các Kitô hữu: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.” (1 Pr 5,8). Đây là lý do tại sao đời sống Kitô hữu luôn luôn và sẽ luôn luôn là điều gì đó kịch tính, một cuộc chiến đấu liên tục, một cuộc chiến đấu không chỉ chống lại “phàm nhân”, những thọ tạo bằng xương bằng thịt (x. Ep 6,12). Chúng ta thấy sự phản ánh này trong Nghi thức của Bí tích Rửa Tội, trong đó ngay từ đầu đã đòi hỏi một sự lựa chọn quyết liệt về các bên: “Anh chị em có từ bỏ Satan không? Anh chị em có tin vào Chúa Kitô không?” Hãy xem “Thiên Chúa ở bên cạnh chúng ta”, nghĩa là bên nhân loại, là bạn của chúng ta và chống lại tất cả quyền lực của ma quỷ. Chỉ một mình Thiên Chúa là hiện thân cho vương quốc của sự thiện chống lại vương quốc sự dữ. Chúng ta cần làm chứng cho niềm hy vọng này, trong chúng ta, đang nổi lên chống lại ngọn gió u ám bi quan đang thổi qua xã hội chúng ta. Tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta, cho tất cả mọi người, có nguồn gốc đời đời – “Người đã chọn chúng ta… trước khi tạo thành thế gian”, tông đồ Phaolô viết trong thư gửi các tín hữu Êphêsô 1,4 – nhưng được thể hiện trong thời gian, trong một loạt các cử chỉ thực tế tạo nên lịch sử cứu độ. Vậy, phải chăng chúng ta nghĩ rằng cái chết của Đức Kitô không làm thay đổi gì? Mọi sự vẫn như cũ? Trái lại! Satan không còn tự do hoành hành. Nó định làm điều gì đó với một tiêu cụ thể nhưng lại đạt được chính điều ngược lại; hoàn toàn trái ngược với ý muốn của hắn, bởi lẽ những gì nó thực sự làm lại phục vụ cho những mục tiêu của Đức Giêsu và các thánh. Quả thật Thiên Chúa đứng về phía chúng ta. ___________ Đây là những trích đoạn từ cuốn sách có tựa đề Ngọn Lửa Tình Yêu của Chúa Kitô, Các Bài Suy Niệm về Thập Giá, tác giả là Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap (The Word Among Us Press, 2013), www.wau.org/books. |