Học hỏi Thường Huấn quý III

0

Trong quý III/2012, ngoài việc học hỏi Tông huấn VERBUM DOMINI, xin các cộng đoàn đọc thêm phần II sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo và Đặc san Chia Sẻ số 66.

HỌC HỎI TÔNG HUẤN VERBUM DOMINI

của ĐGH. BÊNÊĐICTÔ XVI

(Từ số 22 – 38)

Để việc học hỏi Tông huấn Lời Chúa được hiệu quả hơn, trong giờ thảo luận, xin cộng đoàn đọc một lần số tông huấn trước, sau đó đọc câu hỏi đào sâu và tìm câu trả lời. 

TUẦN

TÔNG HUẤN

CÂU HỎI ĐÀO SÂU

01 – 07/7

Số 22

(tr. 63 – 64)

Số 23

(tr. 64 – 66)

47. Trong mục lời con người đáp trả Vị Thiên Chúa đang lên tiếng, tông huấn nói con người được mời gọi đi vào giao ước với Thiên Chúa.

– Có phải là cuộc gặp gỡ giữa hai đối tác ngang vai không?

– Chúng ta gọi Cựu ước và Tân ước có nghĩa là gì ?

– Mỗi người được Thiên Chúa ban khả năng gì?

– Con người được tạo dựng trong Lời và sống trong Lời. Vì thế, con người chỉ có thể hiểu được chính mình khi nào?

48. Thiên Chúa lắng nghe con người và đáp lại các vấn nạn của con người. Tông huấn nói:

– Chúng ta hiểu được chính mình và tìm được câu trả lời sâu xa nhất ở đâu?

– Đối với thời đại ta, thật quan trọng khi khám phá ra điều gì?

– Theo quan điểm mục vụ, điều quan trọng là gì?

– Hoạt động mục vụ của Giáo hội cần phải quan tâm điều gì?

08 – 14/7

Số 24

(tr. 66 – 67)

Số 25

(tr. 67 – 68)

49. Đối thoại với Thiên Chúa bằng chính Lời của Ngài,

– Tông huấn đã nói về Thánh vịnh như thế nào?

– Ngoài Thánh vịnh, tông huấn còn nói đến những bản văn Sách Thánh nào nữa?(Kể tên)

– Theo cách đó, lời con người thưa với Chúa trở thành gì?

50. Trong mục Lời Thiên Chúa và đức tin,

– Hiến chế Dei Verbum đã diễn tả tư thế của con người trước nhan Thiên Chúa như thế nào?

– Để chấp nhận mạc khải con người phải làm gì?

– Trọn lịch sử cứu độ đã cho thấy gì ?

15 – 21/7

Số 26

(tr. 68 – 69)

Số 27

(tr. 69 – 71)

51. Tội lỗi là từ chối nghe Lời Thiên Chúa. Như thế,

– Tự do con người có thể làm gì ?

– Trong cả Cựu ước lẫn Tân ước, ta thấy tội lỗi được diễn tả như thế nào?

– Các tín hữu phải được dạy cho biết điều gì?

52. Đức Maria, “Mẹ của Ngôi Lời Thiên Chúa” và “Mẹ của Đức tin”. Tông huấn nói:

– Thực tại nhân loại được Lời tạo thành, tìm được hình ảnh hoàn hảo nhất nơi đâu?

– Vào thời đại chúng ta, cần giúp đỡ các tín hữu thấy rõ hơn điều gì ?

– Đức Maria là hình ảnh Giáo Hội đang làm gì ?

22 – 28/7

Số 28

(tr. 71 – 73)

53.

– Trong kinh Magnificat, Đức Trinh Nữ Maria ngợi khen Đức Chúa như  thế nào ?

– Vì thế, ta thấy ở trong Lời Thiên Chúa, Đức Maria tỏ ra thật sự như thế nào?

– Trong công việc tông đồ và mục vụ, nếu muốn hữu hiệu, chúng ta cần học nơi Đức Maria điều gì?

– Khi chiêm ngắm Mẹ Thiên Chúa, một cuộc sống hoàn hảo được uốn nắn bởi Lời, ta khám phá ra điều gì?

– Thánh Ambrôsiô nhắc chúng ta thế nào?

– Như thế, điều xảy ra cho Đức Maria cũng có thể xảy ra nơi chúng ta mỗi ngày, khi chúng ta làm gì?

29/7- 04/8

Số 29

(tr. 73 – 76)

Số 30

 (tr. 76 – 78)

54. Khi nói Giáo Hội, nơi phát xuất ra việc giải thích Kinh Thánh. Tông huấn đã nói:

– Dây liên kết nội tại giữa Lời và đức tin nêu bật điều này là khoa giải thích chân chính Kinh Thánh chỉ có thể có khi nào?

– Thánh Tôma, khi trích dẫn thánh Augustinô, đã nhấn mạnh điều gì?

– Chính Chúa Thánh Thần ban sự sống cho Giáo Hội và làm cho Giáo Hội có khả năng gì?

55.

– Tại sao thánh Giêrônimô nhắc chúng ta không bao giờ có thể đọc Sách Thánh một mình?

– Thánh Giêrônimô đã viết cho một linh mục thế nào?

– Ủy ban Kinh Thánh Giáo Hoàng quả quyết thế nào?

– Thánh Grêgôriô cả nói gì?

05 – 11/8

Nghỉ

12 – 18/8

Nghỉ

19 – 25/8

Nghỉ

25/8 – 01/9

Nghỉ

02/9 – 08/9

Số 31

(tr. 78 – 80)

Số 32

(tr. 80 – 82)

56.

– “Việc nghiên cứu Kinh Thánh phải là như linh hồn của khoa thần học”. Câu trích dẫn trên từ đâu?

– Tông huấn nói các nghị phụ của Thượng Hội Đồng vui mừng nhìn nhận về việc nghiên cứu Lời Thiên Chúa trong Giáo Hội thế nào ?

– Tính hữu hiệu về mục vụ trong hoạt động của Giáo Hội cũng như đời sống thiêng liêng của các tín hữu tùy thuộc vào đâu?

57.

– Khoa nghiên cứu Kinh Thánh nào mới được triển khai gần đây từng đem lại những lợi ích cho Giáo Hội?

– Sự kiện lịch sử là một chiều kích tạo nên niềm tin Kitô giáo và lịch sử cứu độ không phải là một thần thoại, do đó cần phải làm gì ?

– Lòng kháo khát Thiên Chúa gồm có lòng yêu mến đối với lời trong mọi chiều kích của nó bởi vì sao?

09/9 – 15/9

Số 33

(tr. 82 – 84)

Số 34

(tr. 84– 85)

58.

– Huấn quyền từng can thiệp thế nào?

– ĐGH Piô XII trong thông điệp Divino afflante Spiritu đã rất tinh tế tránh điều gì? Thông điệp khẳng định điều gì?

– Thế quân bình đã được duy trì trong văn kiện của Ủy Ban Kinh Thánh Giáo Hoàng năm 1993 như thế nào?

59.

– Về việc giải thích Kinh Thánh theo Công Đồng Vat.II, Hiến chế tín lý Dei Verbum nói gì?

– Hiến chế tín lý đưa ra ba tiêu chuẩn nào?

– Ta chỉ có thể nói tới một khoa chú giải thần học phù hợp khi nào?

16/9 – 22/9

Số 35

(tr. 86– 88)

60.

– Nguy cơ trầm trọng do thuyết nhị nguyên mới xuất hiện là gì?

– Tông huấn nói tới các hậu quả đáng lo ngại cần phải tránh. Trước hết nếu hoạt động chú giải chỉ giới hạn ở bình diện thứ nhất thì hậu quả sẽ ra sao?

– Nếu thiếu một công việc chú giải theo đức tin sẽ dẫn đến hệ quả như thế nào?

– Thuyết nhị nguyên chỉ có thể gây ra những tác hại trong đời sống Giáo Hội vì gieo rắc điều gì?

– Lập trường của thuyết nhị nguyên chỉ có thể đưa tới một kết quả tiêu cực cả trên đời sống thiêng liêng lẫn trên hoạt động mục vụ như thế nào?

– Tông huấn đã kết luận thế nào về khoa chú giải và khoa thần học?

23/9 – 29/9

Số 36

(tr. 89– 90)

Số 37

(tr. 90 – 93)

 

Số 38

(tr. 93– 95)

61.

– Khi nói về việc tiếp cận Kinh Thánh bằng đức tin và lý trí, ĐGH Gioan PhaolôII trong thông điệp Pides et ratio đã viết: Những ai dấn thân vào việc nghiên cứu Kinh Thánh phải luôn nhớ điều gì ?

– Tông huấn kết luận, tôn giáo của Lời nhập thể sẽ chỉ có thể cho thấy tôn giáo này thế nào?

62.

– Chú giải Kinh Thánh theo nghĩa văn tự là gì?

– Vào thời các Giáo Phụ và thời Trung Cổ, mọi hình thức chú giải đều được thực hiện thế nào?

– Nghĩa thiêng liêng được chia nhỏ thành 3 nghĩa nói tới điều gì?

– Ủy ban Kinh Thánh Giáo hoàng xác định nghĩa thiêng liêng theo đức tin Kitô giáo là như  “nghĩa được các bản văn Kinh Thánh diễn tả, khi người ta đọc các bản văn đó dưới ảnh hưởng của ai?

63.

– Khi hướng dẫn chúng ta phải vượt qua chữ viết sang tinh thần, tông huấn đã trưng dẫn cuộc di chuyển của thánh Augustinô như thế nào?

Comments are closed.

phone-icon