365 ngày với Thánh Catarina – Tháng 01

0

365 NGÀY VỚI THÁNH NỮ CATARINA SIENA 

Nhân dịp kỷ niệm 550 năm thánh nữ Catarina Siena được Đức Giáo Hoàng Piô II tôn vinh lên bậc hiển thánh (1461-2011), những người hâm mộ và con cái thiêng liêng của thánh nữ trên khắp thế giới đã nghiên cứu, học hỏi, chiêm niệm và cố gắng bước theo con đường tâm linh mà vị thánh Tiến sĩ đã từng mở lối, theo đuổi và đạt tới. Trong tinh thần đó, nữ tu Maria Đinh Thị Sáng OP cũng xin hân hạnh giới thiệu với bạn đọc một chút hành trang lên đường với Catarina trong cuốn lịch Calendario di Santa Caterina 2012 do Cha Angelo Belloni OP thực hiện tại Firenze (Italia). Hy vọng rằng những niên biểu đáng nhớ trong cuộc đời của thánh nữ và những lời dạy dỗ của ngài được lược trích từ sách Đối Thoại, Tâm Thư và Cầu nguyện, sẽ là những ý lực sống và những chặng dừng chân hữu ích, bồi bổ cho cuộc hành trình tâm linh của chúng ta trong suốt năm 2012.

Trong số các hình ảnh và biểu tượng Catarina thích dùng để chuyển tải đạo lý của ngài cho các môn sinh, lần này chúng ta dừng lại một số hình ảnh sống động, diễn tả các vai trò và chức năng trong xã hội cuối thời Trung cổ mà thánh nữ đã từng trải qua. Các hình ảnh như thầy thuốc, tôi tớ, người làm vườn, khách hành hương, thày dạy, người thợ, kỵ sĩ, nữ hoàng, mục tử, lãnh chúa, người nghèo và phụ nữ cũng là những lối nói bóng bẩy ám chỉ đến các chặng đường lịch sử của ơn cứu độ, những vấn đề trong Giáo hội hay sức năng động của đời sống tâm linh. Qua những hình ảnh mà Catarina đã chọn, thì những lời huấn dụ, những lời khuyên nhủ và những lời quở trách cứng cỏi của ngài cũng đạt được một sức mạnh, trở nên cụ thể hơn, vượt ra khỏi bề mặt của những tưởng tượng. Trong số những nhân vật chính của một thời năng nổ và mâu thuẫn, một thời rạn nứt giữa hai phe phái – Guelfo (ủng hộ Đức Giáo Hoàng) và Ghibellino (phò theo hoàng đế La Mã) – các biểu tượng được chọn có một vai trò không thể thay thế được. Trong sư phạm của Catarina, chúng trở nên những khái niệm hữu hình, rất xác thực, có thể sờ nắn được, chứ không rơi vào trừu tượng và tách rời cuộc sống hiện tại.

Catarina biết rất rõ nghệ thuật băng bó và phẫu thuật vết thương của thời đại ngài. Ngài dấn thân chống lại thiên tai khủng khiếp của cơn dịch đen. Ngài thường ở trong bệnh viện lâu giờ để chăm sóc các bệnh nhân trầm trọng, tiếp xúc với các chuyên gia và những người thông thạo đương thời để học hỏi về tác dụng hữu hiệu của thảo dược và cách xử lý các ca phẫu thuật thông thường nhất. Từ những kiến thức đó, Catarina đề cập đến các phương thuốc chữa trị khác nhau, như: thức uống đắng tinh khiết, thuốc đốt, thuốc mỡ, hạ máu vv… Khi ngài kéo bức màn ngôn ngữ lên, thì thầy thuốc đích thực, tốt lành, chuyên nghiệp và tận tâm chính là Đức Kitô chịu đóng đinh; bệnh nhân của Người là tất cả chúng ta; bệnh hoạn là tội lỗi, sự chểnh mảng và lười biếng; thuốc đắng là các Bí tích chữa trị và thập giá mà chính Đức Giêsu mang lấy thay cho nhân loại. Đừng bao giờ nới lỏng mối tương quan giữa thày thuốc và bệnh nhân, bởi vì mối tương quan đó trước hết cho phép ta sử dụng phương dược cần thiết vào lúc thuận tiện, và thứ đến, giúp ta cộng tác với ý muốn không thể sai lầm của nhà trị liệu để chữa lành mọi thứ bệnh tật.

 Ngày 1. “Ta là Thy thuc còn các con là bnh nhân. Ta s ban cho các con nhng nhu cu cn thiết cho sc khe” (Đối Thoi 91)

Ngày 2. “Thầy thuốc giỏi của tâm hồn sẽ không xức dầu xoa bóp vết thương, nếu không tẩy rửa vết thương trước đã” (Đối Thoại 119).

Ngày 3. “Ta là Thầy thuốc luôn quan tâm chu cấp những gì cần thiết, để hồi phục hay giữ gìn sức khỏe” (Đối Thoại 136)

Ngày 4. “Ta là Thầy thuốc và các con là bệnh nhân. Ta ban cho mỗi người những điều thiết yếu để tiến bước trên sự hoàn thiện” (Đối Thoại 91)

Ngày 5. “Đôi khi không có điều này thứ nọ – của cải, sức khỏe, danh dự – Ta là thầy thuốc tận tình biết xét định điều gì có ích nhất” (Đối thoại 94).

Ngày 6. Năm 1364 tại Siena, Catarina lãnh tu phục Chị Em Hãm Mình Dòng thánh Đa Minh, quen gọi là Chị Em Áo Choàng.

Ngày 7. Năm 1376, Catarina đến thăm đan viện Eremo di Lecceto (Siena) và gặp tu sĩ William Fleete.

Ngày 8. “Con Một Duy Nhất, Người thầy thuốc vĩ đại, đã chăm sóc con người tật bệnh và cho uống thuốc đắng” (Đối Thoại 14)

Ngày 9. “Bệnh tình sẽ luôn luôn tiến triển nếu không chạy đến thầy thuốc, nghĩa là Đức Kitô chịu đóng đinh, mà dùng phương dược xưng tội” (Tâm Thư 121)

Ngày 10. “Như thầy thuốc đích thực, Ngài cho thuốc đúng liều lượng để trừng trị những khuyết điểm hoặc để thử thách đức kiên nhẫn” (Tâm Thư 13)

Ngày 11. “Ngài có khả năng tha thứ hơn là chúng ta có khả năng phạm tội. Ngài chính là thầy thuốc của chúng ta, đã mang lấy tội lỗi của chúng ta” (Tâm Thư 178) 

Ngày 12. “Thầy thuốc của chúng ta đã ban cho chúng ta thuốc men để chống lại các bệnh hoạn tật nguyền, đó là phép rửa bằng máu và bằng lửa” (Tâm Thư 189)

Ngày 13. “Trong phép rửa bằng máu và bằng lửa, Thầy Thuốc tiêu thụ và đốt cháy mọi cơn cám dỗ và ảo vọng của ma quỷ” (Tâm Thư 189)

Ngày 14. “Cần phải kiên nhẫn lãnh thuốc đắng và sự sửa dạy cứng cỏi của thầy thuốc” (Tâm Thư 203)

Ngày 15. Năm 1377, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XI từ Avignon trở về Rôma trong cuộc nghinh đón khải hoàn.

Ngày 16. “Ai vấp ngã trong tội trọng thì hãy trình bày bệnh tật của mình với thầy thuốc chứ đừng giữ lại, cho dù có xấu hổ” (Tâm Thư 203)

Ngày 17. “Biết rằng chúng ta “không là gì”, hãy đặt bệnh tật của mình trước thầy thuốc là Đức Giêsu Kitô” (Tâm Thư 246)

Ngày 18. “Người đau ốm ghét bệnh tật và yêu thuốc men do bác sĩ cho, thì có nghĩa là từ bỏ chính mình” (Tâm Thư 246) 

Ngày 19. “Đức Giêsu Kitô đến giống như thầy thuốc, người bị bệnh và kỵ sĩ. Người ban cho chúng ta thịt Ngài làm của ăn và máu Ngài làm của uống” (Tâm Thư 260)

Ngày 20. “Thầy Thuốc này bằng dòng máu mạnh mẽ của mình, đã cứu chữa mọi bệnh hoạn tật nguyền, ban tặng sự sống và ánh sáng” (Tâm Thư 260)

Ngày 21. Điều thiết yếu là đừng rơi vào thất vọng, nhưng hãy bày tỏ mọi bệnh hoạn của chúng ta cho thầy thuốc” (Tâm Thư 287)

Ngày 22. “Bác sĩ ngay lành sẽ ban cho chúng ta những điều còn thiếu trên đường hoàn thiện, và sẽ cởi bỏ những trở ngại làm cho chúng ta không đạt tới đích” (Tâm Thư 301)

Ngày 23. Năm 1380 căn bệnh của Catarina trở nên nghiêm trọng hơn. Ngài phải chịu những cơn cám dỗ mới.

Ngày 24. Trong một cuộc xuất thần, Catarina nhìn thấy thánh Phaolô và ở lại đàm đạo với ngài trong 2 ngày.

Ngày 25. Năm 1380, Catarina đích thân viết thư cho Đức Giáo Hoàng và đọc các lá thư gửi cho ba vị hồng y.

Ngày 26. “Thánh Phaolô nói: ‘Khi nhân loại bị liệt lào, thì Đức Kitô chính là thầy thuốc chữa lành mọi bệnh tật của chúng ta’” (Tâm Thư 33)

Ngày 27. “Ngài là thầy thuốc, còn chúng ta phải uống thuốc và nhận sự ủi an vào đúng lúc và đúng nơi mà Ngài mong muốn” (Tâm Thư 340)

Ngày 28. “Thầy thuốc của sự sống đời đời ban cho chúng ta một liều thuốc đắng và chiết xuất máu của Ngài để gìn giữ chúng ta mạnh khỏe” (Tâm Thư 68)

Ngày 29. “Chúng ta đã cư xử tồi tệ với Thầy Thuốc trên trời. Ngài không muốn cái chết của tội nhân, nhưng muốn nó hoán cải và được sống” (Tâm Thư 68)

Ngày 30. Lạy Cha, Cha đã ban cho chúng con Con Một của Cha làm thầy thuốc. Con biết rằng Cha đã làm điều đó vì tình yêu” (Cầu Nguyện 12)

Ngày 31. Thầy thuốc ban cho chúng ta một thứ thuốc là phép rửa bằng máu và bằng lửa, để thanh tẩy chúng ta khỏi mọi tội lỗi (Tâm Thư 189)

Comments are closed.

phone-icon