Các mục đồng ca tụng Thiên Chúa …. – SN song ngữ Lễ Chúa Giáng Sinh 25.12.2020

0

Christmas Day (December 25): The shepherds glorified God for all they had seen

Gospel Reading: Luke 2:15-20

When the angels went away from them into heaven, the shepherds said to one another, “Let us go over to Bethlehem and see this thing that has happened, which the Lord has made known to us.” 16 And they went with haste, and found Mary and Joseph, and the babe lying in a manger. 17 And when they saw it they made known the saying which had been told them concerning this child; 18 and all who heard it wondered at what the shepherds told them. 19 But Mary kept all these things, pondering them in her heart. 20 And the shepherds returned, glorifying and praising God for all they had heard and seen, as it had been told them.

Lễ Giáng Sinh     25-12           Các mục đồng ca tụng Thiên Chúa vì những gì họ đã nhìn thấy

Lc 2,15-20

15 Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: “Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết.”16 Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.17 Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này.18 Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên.19 Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.20 Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.

 

Meditation: 

Have you read the news today – the “good news” of Jesus Christ, the Son of God and son of Mary who was born for us and for our salvation. The word gospel literally means good news! Jesus’ birth in Bethlehem fulfilled the prophecy that the Messiah would descend from David and be born in David’s city, Bethlehem (Isaiah 9:6-7, 11:1-2; Micah 5:2-4).

The first to hear the good news of the savior’s birth were not the rulers and religious leaders of Israel who were robed in riches and power. The angels first came to  those who were humble and ready to receive the newborn king who was born in poverty and was now lying in a manger made for animals. Just as God had chosen and anointed David, a lowly shepherd of Bethlehem to become the shepherd king of Israel, so Jesus, likewise chose the path of humility and lowliness in coming to Israel as the good shepherd king who would lay down his life for their sake and salvation. After the angels had sung their hymn of glory in the presence of the shepherds, the shepherds made haste to adore the newborn king and sing their hymn of glory as well.

 

Many of the early church fathers have written hymns and homilies in praise of the Incarnation. John the Monk, an 8th century writer, in his Hymn of the Nativity, sings of the great exchange in the mystery and wonder of the Incarnation – God becoming man in order to bring man to heaven:

Heaven and earth are united today, for Christ is born! Today God has come upon earth, and humankind gone up to heaven. Today, for the sake of humankind, the invisible one is seen in the flesh. Therefore let us glorify him and cry aloud: glory to God in the highest, and on earth peace bestowed by your coming, Savior: glory to you! Today in Bethlehem, I hear the angels: glory to God in the highest! Glory to him whose good pleasure it was that there be peace on earth! The Virgin is now more spacious than the heavens. Light has shone on those in darkness, exalting the lowly who sing like the angels: Glory to God in the highest! Beholding him [Adam] who was in God’s image and likeness fallen through transgression, Jesus bowed the heavens and came down, without change taking up his dwelling in a virgin womb, that he might refashion Adam fallen in corruption, and crying out: glory to your epiphany, my Savior and my God! [Stichera (hymn) of the Nativity of the Lord]

Why was it necessary for the Word of God to become flesh? We needed a savior who could reconcile us with God. Throughout the ages Christians have professed the ancient Nicene Creed: “He became man for our sake and for the sake of our salvation.” The eternal Word became flesh for us so he could offer his life as an atoning sacrifice for the sins of the world through the shedding of his blood on the cross. The Word became flesh to show us the infinite love and tender mercy of God for us sinners. 

 

In the feast of Christmas we celebrate present realities – Jesus Christ our redeemer who reigns in heaven and who also lives and reigns in our hearts through the gift and working of the Holy Spirit. And we commemorate past events – the birth of the newborn Messiah King and his manifestation to Israel and to the gentile nations. We thank and bless God for the way in which he has saved us from the power of sin and the curse of death and destruction by sending his son to ransom us and give us pardon and abundant life through the gift and working of the Holy Spirit. Today we celebrate the birthday of our King and Savior, the Lord Jesus Christ.

 

God wants to fill our hearts anew with joy and gratitude for the greatest gift he could possibly give us – his beloved Son Jesus. What can we give thanks for in this great feast of the Incarnation? We can praise and thank God our Father for the fact that the Son of God freely and joyfully assumed a human nature in order to accomplish our salvation in it. Jesus came to release the captives from slavery to sin and to open the gates of paradise once again. This day the Holy Spirit invites us to make haste – as the shepherds of Bethlehem did – to adore Jesus our King and Messiah. The Lord Jesus Christ  is our eternal good shepherd who guides and cares for us unceasingly and who gives us abundant everlasting life and union with the triune God – Father, Son, and Holy Spirit. 

This day the whole community of heaven joins with all believers of good will on earth in a jubilant song of praise for the good news proclaimed by the angels on Christmas eve: Behold, I bring you good news of a great joy which will come to all the people, for to you is born this day in the city of David a Savior, who is Christ the Lord (Luke 2:10-11).

The joy of Christmas is not for a day or a season. It is an eternal joy, a joy that no one can take from us because it is the joy of Jesus Christ himself made present in our hearts through the Holy Spirit who dwells within us (see Romans 5:2-5). The Lord gives us a supernatural joy which no pain nor sorrow can diminish, and which neither life nor death can take away. Do you know the joy of your salvation in Jesus Christ?

“Lord our God, with the birth of your Son, the Lord Jesus Christ, your glory breaks on the world. As we celebrate his first coming, give us a foretaste of the joy that you will grant us when the fulness of his glory has filled the earth.”

Suy niệm:

Bạn có đọc tin tức hôm nay – “Tin mừng” của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và con Đức Maria, đã sinh ra cho chúng ta và vì phần rỗi chúng ta. Hạn từ gospel theo nghĩa đen là Tin mừng! Việc Chúa Giêsu sinh ra nơi hang Bêlem hoàn thành lời tiên tri rằng Đấng Mêsia, thuộc dòng tộc Đavít, được sinh ra trong thành của Đavít, thành Bêlem (Is 9,6-7; 11,1-2; Mk 5,2-4).

Người đầu tiên nghe Tin mừng sự sinh ra của Đấng cứu thế không phải là những người cầm quyền hay những nhà lãnh đạo của Israel, những người được bao phủ trong sự giàu có và quyền lực. Các thiên thần trước hết đến với những người khiêm tốn và sẵn sàng đón nhận vị Vua mới sinh, Đấng đã sinh ra trong nghèo hèn và giờ đây đang nằm trong máng cỏ của súc vật. Giống như Thiên Chúa đã tuyển chọn và xức dầu cho Đavít, người mục tử thấp hèn ở Bêlem trở nên vị vua mục tử của Israel, Chúa Giêsu cũng vậy, cũng đã chọn con đường khiêm tốn và thấp hèn khi đến với Israel như vị Vua mục tử tốt lành, Đấng hiến mạng sống mình vì họ và phần rỗi của họ. Sau khi các thiên thần ca hát bài thánh ca tôn vinh trước sự hiện diện của các mục đồng, các mục đồng đã vội vã đến thờ lạy vị Vua mới sinh và cũng hát bài thánh ca tôn vinh của mình.

Nhiều Giáo phụ của Giáo hội đã viết những bài thánh ca và bài giảng để ca ngợi việc Thiên Chúa nhập thể. Tu sĩ Gioan, một tác giả ở thế kỷ thứ 8, trong bài thánh ca Giáng sinh, ca ngợi sự biến đổi lớn lao trong mầu nhiệm lạ lùng của việc Thiên Chúa nhập thể – Thiên Chúa trở nên con người để đem con người về Thiên đàng:

Hôm nay trời và đất được hiệp nhất, vì Đức Kitô được sinh ra! Hôm nay, Thiên Chúa đã đến trần gian, và con người được lên Thiên đàng. Hôm nay, vì lợi ích con người, Đấng vô hình đã trở nên hữu hình trong xác phàm. Do đó, chúng ta hãy tôn vinh Người và cất tiếng: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an được tặng ban cho thế giới bởi Đấng cứu thế giáng sinh: vinh danh Người! Hôm nay trong Bêlem, tôi nghe các thiên thần hát rằng: Vinh danh Thiên Chúa trên trời! Vinh danh cho người khao khát bình an trên trái đất! Người trinh nữ giờ đây còn lớn hơn cả Thiên đàng. Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, người phận nhỏ được nâng cao, những người hát như các thiên thần: Vinh danh Thiên Chúa trên trời! Hãy nhìn xem Ađam, người giống hình ảnh Thiên Chúa đã sa ngã vì vượt quá giới hạn, Chúa Giêsu từ trời xuống thế, không loại trừ trong việc đầu thai trong lòng một trinh nữ, để Người có thể tái lập một Ađam đã sa ngã trong sự hủy diệt, và cất tiếng rằng: vinh danh sự hiển linh của Người, lạy Đấng cứu thế và Thiên Chúa của con! (Stichera – thánh ca về sự Giáng sinh của Chúa)

Tại sao Ngôi Lời Thiên Chúa phải cần thiết mặc lấy xác phàm? Chúng ta cần có một Đấng cứu tinh, Đấng có thể hòa giải chúng ta với Thiên Chúa. Ngang qua các thời đại, các tín hữu đã tuyên xưng niềm tin của Công đồng Nisêa thuở xưa: “Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã làm người.” Ngôi Lời vĩnh cửu đã trở thành xác phàm vì chúng ta, để Người có thể dâng hiến mạng sống mình làm của lễ đền tạ cho tội lỗi thế giới, qua việc đổ máu mình ra trên thập giá. Ngôi Lời đã trở thành xác phàm để tỏ ra cho chúng ta tình yêu vô tận và lòng thương xót dịu dàng của Thiên Chúa dành cho chúng ta là những tội nhân.

Trong ngày lễ Giáng sinh, chúng ta cử hành những thực tại – Đức Giêsu Kitô Đấng cứu thế, ngự trị trên Trời, cũng là Đấng sống và ngự trị trong các tâm hồn qua ơn sủng và sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Và chúng ta tưởng nhớ những biến cố đã qua – ngày Vua Mêsia sinh ra, và sự tỏ lộ của Người cho dân Israel và cho mọi dân tộc. Chúng ta cảm tạ và chúc tụng Thiên Chúa về đường lối mà Người đã cứu rỗi chúng ta khỏi quyền lực của tội lỗi và khỏi tai ương của sự chết và sự hủy hoại, bằng việc gởi Con Người đến để cứu chuộc chúng ta, và ban cho chúng ta ơn tha thứ, sự sống sung mãn qua ơn sủng và sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Hôm nay, chúng ta mừng ngày Sinh nhật của Vua và Đấng cứu chuộc chúng ta, Đức Giêsu Kitô.

Thiên Chúa muốn lấp đầy lòng chúng ta một lần nữa với niềm vui và lòng biết ơn về ơn sủng lớn nhất mà Người có thể ban cho chúng ta – Con yêu dấu của Người, Đức Giêsu Kitô. Chúng ta có thể làm gì để cám ơn trong ngày lễ Thiên Chúa nhập thể trọng đại này? Chúng ta có thể ca tụng và cám ơn Chúa Cha về sự việc Con Thiên Chúa tự nguyện và sẵn sàng mặc lấy bản tính nhân loại để hoàn thành sự cứu rỗi chúng ta trong nó. Chúa Giêsu đến để giải thoát những ai bị giam giữ trong cảnh nô lệ tội lỗi và mở cửa nước trời một lần nữa. Ngày hôm nay, Chúa Thánh Thần mời gọi chúng ta vội vã – như các mục đồng ở Bêlem đã làm – đến tôn thờ Chúa Giêsu, vị Vua Mêsia của chúng ta. Đức Giêsu Kitô là Mục tử nhân lành vĩnh viễn, là Đấng dẫn dắt và săn sóc chúng ta không ngừng, và là Đấng ban cho chúng ta sự sống sung mãn đời đời và hiệp nhất với Thiên Chúa Ba Ngôi – Cha, Con, và Thánh Thần.

Ngày hôm nay, toàn thể các thánh trên trời hiệp với tất cả những người thiện tâm dưới thế trong bài ca ngợi hân hoan về Tin mừng được các thiên thần loan báo vào đêm Giáng sinh: Này đây, ta mang cho anh em một Tin mừng trọng đại, và cho hết mọi người, vì hôm nay, Đấng cứu thế đã sinh ra trong thành Đavít, Đức Giêsu Kitô (Lc 2,10-11).

Niềm vui Giáng sinh không phải cho một ngày hay một mùa. Đó là niềm vui vĩnh cửu, niềm vui không ai có thể lấy khỏi chúng ta, bởi vì đó là niềm vui của chính Đức Giêsu Kitô ở trong tâm hồn chúng ta, ngang qua Thánh Thần, Đấng ở trong chúng ta (Rm 5,2-5). Thiên Chúa ban cho chúng ta một niềm vui siêu nhiên, mà không một nỗi đau hay buồn sầu nào có thể làm tan biến mất, cho dù sự sống hay cái chết có thể cướp đi được. Bạn có biết niềm vui ơn cứu rỗi của mình trong Đức Giêsu Kitô không?

Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, với việc giáng sinh của Con Chúa, vinh quang của Chúa đã đến với trần gian. Khi chúng con mừng kính việc Chúa đến lần thứ nhất, xin Chúa ban cho con sự cảm nếm trước niềm vui mà Chúa sẽ ban cho con khi sự viên mãn của vinh quang Chúa tràn ngập trái đất này.”

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu 
– chuyển ngữ

Comments are closed.

phone-icon