Wednesday (May 05): “Abide in me, and I in you”
Scripture: John 15:1-8 1 “I am the true vine, and my Father is the vine dresser. 2 Every branch of mine that bears no fruit, he takes away, and every branch that does bear fruit he prunes, that it may bear more fruit. 3 You are already made clean by the word which I have spoken to you. 4 Abide in me, and I in you. As the branch cannot bear fruit by itself, unless it abides in the vine, neither can you, unless you abide in me. 5 I am the vine, you are the branches. He who abides in me, and I in him, he it is that bears much fruit, for apart from me you can do nothing. 6 If a man does not abide in me, he is cast forth as a branch and withers; and the branches are gathered, thrown into the fire and burned. 7 If you abide in me, and my words abide in you, ask whatever you will, and it shall be done for you. 8 By this my Father is glorified, that you bear much fruit, and so prove to be my disciples. |
Thứ Tư 02-5 Hãy ở lại trong Thầy và Thầy sẽ ở lại trong anh em.
Ga 15,1-8 1 “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho.2 Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn.3 Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em.4 Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.5 Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.6 Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi.7 Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý.8 Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy. |
Meditation:
Why does Jesus speak of himself as the true vine? The image of the vine was a rich one for the Jews since the land of Israel was covered with numerous vineyards. It had religious connotations to it as well. Isaiah spoke of the house of Israel as “the vineyard of the Lord”(Isaiah 5:7). Jeremiah said that God had planted Israel “as his choice vine” (Jeremiah 2:21). While the vine became a symbol of Israel as a nation, it also was used in the Scriptures as a sign of degeneration – a deformed state of spiritual growth and moral decline. Isaiah’s prophecy spoke of Israel as a vineyard which “yielded wild grapes” (see Isaiah 5:1-7). Jeremiah said that Israel had become a “degenerate and wild vine” (Jeremiah 2:21). One must be firmly rooted in the “Tree of Life” When Jesus calls himself the true vine he makes clear that no one can grow in spiritual fruitfulness and moral goodness unless they are rooted in God and in his life-giving word. Religious affiliation or association with spiritually minded people is not sufficient by itself – one must be firmly rooted in the “Tree of Life” (Revelation 22:1-2, Genesis 2:8-9) who is the eternal Father and his only begotten Son, the Lord Jesus Christ. Jesus makes a claim which only God can make – he is the true source of life that sustains us and makes us fruitful in living the abundant life which God has for us. It is only through Jesus Christ that one can be fully grafted into the true “vineyard of the Lord”. Bearing the fruit of righteousness, peace, and joy Jesus offers true life – the abundant life which comes from God and which results in great fruitfulness. How does the vine become fruitful? The vine dresser must carefully prune the vine before it can bear good fruit. Vines characteristically have two kinds of branches – those which bear fruit and those which don’t. The non-bearing branches must be carefully pruned back in order for the vine to conserve its strength for bearing good fruit. Jesus used this image to describe the kind of life he produces in those who are united with him – the fruit of “righteousness, peace, and joy in the Holy Spirit” (Romans 14:17). Jesus says there can be no fruit in our lives apart from him. The fruit he speaks of here is the fruit of the Holy Spirit (see Galatians 5:22-23). There is a simple truth here: We are either fruit-bearing or non-fruit-bearing. There is no in-between. But the bearing of healthy fruit requires drastic pruning. The Lord promises that we will bear much fruit if we abide in him and allow him to purify us. Do you trust in the Lord’s healing and transforming power to give you the abundant life and fruit of his heavenly kingdom? “Lord Jesus, may I be one with you in all that I say and do. Draw me close that I may glorify you and bear fruit for your kingdom. Inflame my heart with your love and remove from it anything that would make me ineffective or unfruitful in loving and serving you as my All.” |
Suy niệm:
Tại sao Ðức Giêsu nói về mình như cây nho đích thực? Hình ảnh cây nho là một hình ảnh đẹp đẽ nhất đối với người Dothái vì đất của họ có rất nhiều vườn nho. Đồng thời nó cũng mang nhiều ý nghĩa tôn giáo. Tiên tri Isaiah nói về nhà Israel là “vườn nho của Chúa” (Is 5, 7). Tiên tri Jeremiah nói rằng Thiên Chúa đã trồng Israel “như cây nho ngài chọn” (Gr 2, 21). Khi cây nho trở thành biểu tượng của nước Israel, nó cũng được Kinh thánh dùng như một dấu hiệu của sự thoái hóa – một tình trạng méo mó về sự tăng trưởng thiêng liêng và sự suy sụp luân lý. Lời tiên tri của Isaiah nói về Israel là một vườn nho có “những quả dại” (Is 5, 1-7). Tiên tri Jeremiah đã nói Israel trở thành một “cây nho tạp chủng” (Gr 2, 21). Người ta phải ăn rễ sâu vào “Cây Sự Sống” Khi Ðức Giêsu nói Người là cây nho đích thực, Người làm sáng tỏ rằng không ai có thể nảy sinh hoa trái thiêng liêng và sự tốt lành luân lý mà không bám chặt vào Thiên Chúa và lời ban sự sống của Người. Sự sát nhập hay liên kết sự đạo đức với trí tuệ con người về mặt thiêng liêng tự bản chất vẫn chưa đủ – người ta còn phải bám rễ sâu vào “Cây Sự Sống” nữa (Kh 22,1-2; St 2,8-9), là Cha vĩnh cửu và là Con Một yêu dấu, Chúa Giêsu Kitô. Đức Giêsu đưa ra lời tuyên bố mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm – Người là nguồn mạch sự sống đích thật để nuôi dưỡng chúng ta và làm cho chúng ta sinh hoa trái trong việc sống sự sống sung mãn mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chỉ duy nhất qua Ðức Giêsu Kitô, con người ta mới trọn vẹn được ghép vào “vườn nho đích thực của Chúa.” Nảy sinh hoa trái công chính, bình an, và niềm vui Ðức Giêsu đề cử một cuộc sống đích thực – một cuộc sống sung mãn đến từ Chúa và sinh nhiều hoa trái. Làm thế nào cây nho có nhiều hoa trái? Người trồng nho phải cắt tỉa cây nho cẩn thận trước khi nó có thể sinh hoa trái. Trong thực tế, cây nho có hai loại nhánh – loại sinh hoa trái và ngược lại. Những nhánh không sinh hoa trái phải bị cắt tỉa khỏi cây để nó duy trì sức mạnh và mang trái tốt. Ðức Giêsu dùng hình ảnh này để mô tả cuộc sống Người sản sinh trong những ai kết hiệp với Người – trái “công chính, bình an, hoan lạc trong Chúa Thánh Thần” (Rm 14, 17). Ðức Giêsu khẳng định ai lìa khỏi Người sẽ không thể sinh hoa trái. Hoa trái ngài nói ở đây là hoa trái trong Chúa Thánh Thần – bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ (Gl 5, 22- 23). Có một sự thật đơn giản ở đây là: chúng ta một là sinh hoa trái hoặc không sinh hoa trái. Không có nữa chừng. Nhưng để mang lại nhiều hoa trái đòi buộc phải chịu cắt tỉa. Chúa hứa rằng chúng ta sẽ sinh nhiều hoa trái nếu chúng ta ở trong Người và để cho Người thánh hóa chúng ta. Bạn có tin tưởng vào sức mạnh chữa lành và biến đổi của Chúa để ban cho bạn cuộc sống sung mãn và hoa trái nước trời của Người không? Lạy Chúa Giêsu, xin cho con nên một với Chúa trong mọi lời nói và việc làm. Xin kéo con đến gần Chúa để con có thể làm vinh danh Chúa và sinh hoa trái cho nước Chúa. Xin đốt cháy tâm hồn con với tình yêu của ngài, và lấy khỏi nó những gì vô ích hoặc cản trở con yêu mến và phụng sự Chúa là tất cả đời con. |
Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ