Được sự cho phép của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa, giáo sư Phụng vụ và là tác giả cuốn “40 câu hỏi về Thánh lễ”, Ban Truyền thông sẽ lần lượt đăng các câu hỏi và lời giải đáp cho những vấn đề mà nhiều người vẫn thường thắc mắc về Thánh lễ, nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về những cử hành Phụng vụ mà chúng ta đã từng tham dự. Các câu hỏi và giải đáp này sẽ được đăng bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Việt, English và Français để các bạn trẻ ở nước ngoài cũng có thể đọc được.
Người ta nói “vô tri bất mộ”. Am hiểu về Thánh lễ sẽ giúp chúng ta không chỉ “đi lễ” hoặc “xem lễ” mà còn tham gia vào các cử hành Phụng vụ cách tích cực, chủ động và linh hoạt hơn. Mong quý độc giả đón đọc và phổ biến rộng rãi cho nhiều người được biết, để kiến thức và niềm tin Công giáo được lan tỏa rộng rãi.
Xin cám ơn và xin Chúa chúc phúc lành cho quý vị!
TIẾNG VIỆT
5. Tại sao thánh lễ luôn được cử hành giống nhau, đọc hoài những lời bất biến?
Bởi vì Chúa Giêsu đã phán dạy: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19 ; 1 Cor 11, 24-25). Do đó, chúng ta thực hiện những gì mà Chúa Giêsu đã truyền cho chúng ta phải làm để tưởng nhớ đến Người. Từ gần 2000 năm qua, chỉ có một vài thay đổi nhỏ trong thể thức diễn tả mà thôi. Và cũng gần 2000 năm qua, người Kitô hữu không ngừng tuyên đọc: “Trước ngày chịu nạn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh… cầm lấy chén rượu…” và họ cùng làm một cách thức như thế.
Trong thánh lễ, chúng ta không cử hành bữa Tiệc Ly, nhưng là cử hành sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Để thực hiện điều đó, chúng ta dựa trên cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu ở bữa Tiệc Ly. Có tất cả bốn cử chỉ: “Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ”. Toàn phần phụng vụ Thánh Thể tóm gọn trong đó:
– Chúa Giêsu cầm lấy bánh (và rượu): đây là phần chuẩn bị lễ phẩm.
– tạ ơn : kinh nguyện Thánh Thể.
– bẻ ra : nghi thức bẻ bánh.
– và trao cho cho các môn đệ: rước lễ.
Sự “tưởng nhớ” của thánh lễ không chỉ là một kỷ niệm, nhưng là tác động bí tích, qua đó, điều Chúa Kitô đã thực hiện một lần duy nhất trong quá khứ được ban cho chúng ta thực sự trong hiện tại của đức tin Kitô giáo.
Về vấn đề tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật, chúng ta có thể đặt câu hỏi: tại sao không cử hành thánh lễ ngày thứ năm, vì Chúa Kitô đã lập bí tích Thánh Thể ngày thứ Năm Tuần Thánh ?
Chúa nhật là ngày ưu tiên để cử hành thánh lễ, vì đó là ngày Chúa Phục Sinh. Và thánh lễ chỉ có thể cử hành khi Chúa Kitô đã sống lại. Thánh Phaolô có nói: “Nếu Chúa Kitô không sống lại, thì lời giảng dạy của chúng tôi là hư vô và đức tin của anh em là mơ hồ” (1 Cor 15, 14). Nói cách khác, nếu Chúa Kitô không sống lại, thì không có đức tin, không có Giáo Hội và cũng không có các bí tích.
Như thế, cử hành thánh lễ ngày Chúa nhật có một ý nghĩa thần học rất quan trọng. Thánh lễ không phải là sự lặp lại của bữa Tiệc Ly. Cử hành thánh lễ ngày Chúa nhật xác định rằng đó là sự tưởng niệm sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Chính trong buổi tối Phục sinh mà hai môn đệ, trong nhà trọ tại làng Emmau, đã nhận ra Chúa Sống Lại khi Người bẻ bánh (Lc 24, 13-35).
Sau cùng, Chúa nhật là ngày toàn Dân Chúa dâng lời tạ ơn, tán tụng lên Thiên Chúa, cảm tạ Người đã chiến thắng sự chết.
ENGLISH
5. Why is it that the same Mass is always celebrated with unchanging words being said all the time?
Because Jesus has said, “Do this in memory of me” (Lk 22: 19; 1 Cor 11: 24-25). Thus, we do what Jesus told us to do in memory of Him. For nearly 2000 years, there have been just some small changes in the manner of expression only. And for nearly 2000 years also, Christians have ceaselessly pronounced, “Before the day He suffered, Jesus took the bread… took the chalice of wine…” and they have done in the same manner.
The “memorial” of Mass is not only a memory, but a sacramental act whereby what Christ performed only once in the past is actually given to us in the present of the Christian faith.
At Mass, we do not celebrate the Last Supper, but the death and resurrection of Jesus. To do this, we base on Jesus’ gestures and words in the Last Supper. There are altogether four acts: “Jesus took the bread, gave thanks, broke it and gave it to the disciples”. All the liturgy of the Eucharist is summed up therein:
– Jesus took the bread (and wine): this is the preparation of the gifts.
– gave thanks: Eucharistic Prayer.
– broke the bread: fraction.
– and delivered to the disciples: communion.
On the attendance of Mass on Sunday, we may ask: Why is Mass not celebrated on Thursday, because Christ instituted the Eucharist on Thursday in the Holy Week? Priority is given to Sunday in the celebration of Mass, because it is the Resurrection day. And the Mass can only be celebrated when Christ has risen. Saint Paul has said, “And if Christ has not been raised, then empty (too) is our preaching; empty, too, your faith” (1 Cor 15: 14). In other words, if Christ had not been raised, there would have no faith, no Church and no sacraments.
Thus, the celebration of Mass on Sunday bears a very important theological meaning. Mass is not a repetition of the Last Supper. The celebration of Mass on Sunday confirms that this is a remembrance of the death and resurrection of Christ. It was on the evening of Resurrection that the two disciples in the inn at Emmaus recognized the Risen Lord when He broke the bread (Lk 24: 13-35). Finally, Sunday is the day all the people of God give their thanks and praise to God, thanking Him for having conquered death.
FRANÇAIS
5. Pourquoi toujours le même déroulement, les mêmes mots ?
Parce que Jésus nous a dit : « Faites ceci en mémoire de moi » (Lc 22, 19 ; 1 Cor 11, 24-25). Nous faisons donc ce que Jésus nous a dit de faire. Cela depuis près de 2000 ans, avec seulement quelques variantes d’expression. Voici deux mille ans que des chrétiens disent : « la veille de sa mort, le Seigneur prit du pain… prit la coupe… » et ils font de même.
Le « mémorial » de l’eucharistie n’est pas seulement un souvenir, mais l’acte sacramentel par lequel ce qui a été accompli dans le passé, une fois pour toutes, nous est réellement donné dans le présent de la foi de l’Église.
Quand nous célébrons l’eucharistie, nous ne célébrons pas la Cène, mais la mort et la résurrection de Jésus. Cette célébration eucharistique est construite sur les gestes et les paroles de Jésus à la Cène. Quels sont ces gestes ? Ils sont au nombre de quatre : « Le Seigneur prit le pain, il rendit grâce, il le rompit et le donna à ses disciples ». Toute la liturgie eucharistique est là :
– il prit le pain (et le vin) : c’est la présentation des dons.
– il rendit grâce : c’est la prière eucharistique.
– il le rompit : c’est la fraction du pain.
– il le donna à ses disciples : c’est la communion.
Un des commandements de l’Église est de participer à la messe dominicale. Mais pourquoi pas le jeudi, en fidélité au geste du Christ à la dernière Cène, le Jeudi Saint ? Parce que le dimanche est le jour privilégié de la célébration de l’eucharistie, puisqu’il est le jour de la Résurrection. Et l’eucharistie n’est possible que si le Seigneur est ressuscité. « Si le Christ n’est pas ressuscité, notre prédication est vide et vide aussi votre foi », dit saint Paul (1 Co 15, 14). Autrement dit, si le Christ n’est pas ressuscité, il n’y a ni foi, ni Église, ni sacrement !
Célébrer l’eucharistie le dimanche a donc une signification hautement théologique : c’est affirmer que l’eucharistie est le mémorial de la mort et de la résurrection du Seigneur. C’est au soir de Pâques que les deux disciples reconnaissent le Ressuscité à la fraction du pain en l’auberge d’Emmaüs. Enfin, le dimanche est le jour de « l’eucharistie », c’est-à-dire action de grâce, louange, fête et exultation ; action de grâce au Dieu vainqueur de la mort.