Những nhà thờ cổ: nơi lịch sử gặp tôn giáo

0

Hãy tìm hiểu tôn giáo của Philippines từ những thời đại cổ xưa nhất, sinh động nhất và nhiều cảm xúc nhất từ những nhà thờ cổ còn sót lại. 

Philippines là một trong 2 quốc gia Thiên Chúa Giáo duy nhất ở Đông Nam Á. Thiên chúa giáo ở Philippines đã đi rất sâu vào đời sống – nhờ vào 400 năm thuộc địa của người Tây Ban Nha ở xứ sở này. Tôn giáo đã thực sự bắt rễ rất sâu vào đời sống địa phương.

Những sự thể hiện niềm tin tôn giáo đầy màu sắc thường đến từ các mùa lễ hội, nơi tất cả các nhà thờ dâng lễ mừng vị thánh địa phương của họ. Trong suốt cả năm dài, bạn có thể thấy người Philippines tổ chức lễ mừng của họ ở một trong hàng nghìn nhà thờ khắp quốc gia này.

Những nhà thờ cổ còn lại được giới thiệu dưới đây là nơi bạn có thể cảm nhận nền văn hóa tôn giáo của người Philippines từ những năm tháng cổ xưa nhất, sinh động nhất và nhiều cảm xúc nhất.

Nhà thờ thánh Agustin

Nhà thờ thánh Agustin

Một nhân chứng sống của lịch sử Philippines, nhà thờ San Agustin có hơn 400 tuổi đời ở Intramuros, Manila là một trong những nhà thờ cổ xưa nhất của người Philippines. Người ta xây xong nhà thờ vào năm 1607 theo kiến trúc Baroque trên nền nhà thờ cũ bằng gỗ, bị cháy rụi do lửa bén từ một ngọn nến trong đám tang Thống đốc người Tây Ban Nha Gonzalo Ronquillo de Peñalosa.

Cuộc xâm lăng của người Anh, hàng loạt các trận động đất lớn và bom từ Thế Chiến II đã không thể lay chuyển được khối kiến trúc vững chắc này. Ngày nay, hàng nghìn khách tham quan đi qua chiếc cổng có hai con kỳ lân kiểu Trung Quốc ngoài cửa để tham quan công trình kiến trúc bên trong và vẻ đẹp của mái vòm kiểu trompe l’oeil (nghệ thuật mô tả cuộc sống, ví dụ như bức tường được sơn vẽ như các bức điêu khắc).

Chính phủ Philippines đã gọi nhà thờ Thánh Agustin là Công trình Lịch Sử Quốc Gia từ năm 1976, và vào năm 1993, Liên Hiệp Quốc đã công nhận đây là Di Sản Thế Giới UNESCO, vì nơi đây là một trong 4 nhà thờ Philippines chính theo kiểu kiến trúc Baroque.

Nhà thờ Paoay

Nhà thờ Paoay

Nhà thờ Paoay nằm ở Ilocos Norte, 460km về phía Bắc Manila, có một vài điểm chung giống với nhà thờ Thánh Agustin ở Intramuros, như vẻ ngoài nguyên vẹn của nó, kiến trúc theo dòng thánh Agustin, và cùng được công nhận là Di sản thế giới UNESCO (là 1 trong 4 nhà thờ tại Philippines được tổ chức này công nhận).

Được xây dựng từ năm 1694, Nhà thờ Paoay thoát khỏi nhiều trận động đất và phá hủy nhờ vào cách thiết kế nhà thờ vốn đã khai sinh ra trường phái “Baroque động đất”. 24 cây cột chống bằng đá ong không thể bị lay chuyển đã giữ toàn bộ kiến trúc nhà thờ, giúp nó vượt qua cả những cơn động đất mạnh và tạo cho nó một vẻ ngoài duyên dáng mà bạn ko thể thấy được ở bất cứ đâu trên khắp đất nước này. Những nét trang trí lộng lẫy trong suốt nhà thờ có nhiều nét ảnh hưởng Trung Hoa và của người Nhật.

Tháp chuông được xây dựng tách rời khỏi nhà thờ, cũng là để tránh gây ra thiệt hại nếu có xảy ra sụp đổ. Tháp chuông được sử dụng làm đài quan sát cho quân nổi dậy Philippines trong suốt cuộc chiến chống người Tây Ban Nha và Nhật Bản xâm lược ở đất nước này.

Nhà thờ Binondo

Nhà thờ Binondo

“Nhà thờ nhỏ của Santo Lorenzo Ruiz” ở Binondo, Manila, đã trở thành nơi cầu nguyện cho những người Trung Hoa sống ở Manila. Càng ngày càng có nhiều người Trung Hoa cải đạo sang Thiên Chúa Giáo, những người mới cải đạo cần nơi để cầu nguyện – nhưng họ không được phép đi vào kinh thành Intramuros, nơi có những nhà thờ của Manila .

Nhà thờ được xây dựng theo lệnh của người Dominica vào năm 1596 để hỗ trợ cộng đồng Thiên Chúa Giáo Trung Hoa. Lịch sử có vẻ ko tử tế với nhà thờ Binodo – nó đã bị phá hủy vào năm 1762 bởi người Anh, tiếp tục bị phá hủy bởi động đất vào năm 1853, và bởi bom Mỹ vào năm 1944, nhưng nhà thờ này luôn vươn lên sau những đối tro tàn. Cuộc trùng tu gần nhất chỉ mới hoàn thành vào năm 1984.

Tháp chuông của nhà thờ Binondo là phần còn lại cổ xưa nhất, thể hiện sự ảnh hưởng quan trọng nhất của kiến trúc Trung Hoa – một tòa nhà 5 tầng với mái nhọn tam giác bắt chước theo kiểu một ngôi chùa Trung Hoa. Và sau khi bạn đã khám phá hết những xó xỉnh nhỏ bé trong nhà thờ, hãy đi ra khu vực bán đồ ăn Trung Hoa dọc theo đường Salazar và Ongpin để tìm ngay một khu phố bán mì tàu nổi tiếng.

Santo Nĩno Basilica

Nhà thờ Santo Nĩno Basilica

Nhà thờ Snato Nĩno Basilica ở Cebu chứa đựng trong nó một điều kì diệu: làn sóng thứ hai của thực dân Tây Ban Nha đã tìm ra tượng chúa Jesus vươn lên giữa đống tro tàn từ một ngôi nhà của người bản địa bị cháy. Họ nhận ra bức tượng là món quà của nhà thám hiểm Magellan đã tặng cho quận chúa ở địa phương, nên những người đi phiêu lưu đã xin xây dựng một nhà thờ tại địa điểm mà bức tượng được tìm thấy.

Nhà thờ được xây dựng từ năm 1740, một nhà thờ bằng gỗ và đá ong đã được xây dựng tại vị trí từng là một nhà thờ đắp bằng đất và gỗ. Một bảo tàng bên trong nhà thờ vẫn bảo tồn những di sản trong lịch sử Thiên Chúa Giáo của tỉnh Cebu từ thời xa xưa nhất – từ trang phục của thầy tu đến những bức tược các thánh hay những sợi tràng hạt thể hiện lòng kính chúa của người địa phương.

Bức tượng chúa Jesus ( bức “Santo Nĩno) được gìn giữ sau một lớp kính chống đạn trong nhà thờ. Mỗi năm, Santo Nĩno được đem ra diễu hành trong hàng loạt lễ diễu hành của  người bản địa trong lễ hội Sinulog mỗi tháng Giêng.

Nhà thờ Baclayon

Nhà thờ Baclayon

Bohol là một trong những vùng đất mộ đạo nhất Philippines, có thể thấy qua hàng loạt nhà thờ trang nghiêm vẫn còn trên hòn đảo. Nhà thờ Baclayon là nhà thờ đẹp nhất ở đây: bức tường đá ong của nhà thờ được xây dựng vào năm 1717 trong vịnh biển.

Các loại đá vôi, đá ong, cấu trúc bằng gỗ của nhà thờ đã trải qua một thời gian rất khó khăn, nhưng vẫn bản tồn được rất nhiều chi tiết kiến trúc phức tạp bên trong. Một bức rèm vàng chứa được rất nhiều tượng thánh, tất cả được xây dựng lấp đầy bức tường phía sau ban thờ. Phía trên ban thờ là một bức bích họa mô tả bữa ăn cuối cùng, cũng như lời tôn vinh của người Tây Ban Nha với Mẹ Maria Đồng Trinh được khắc trên đá: “Ave Maria purisima, sin pecado concebida”

Một bảo tàng ở tầng hai của nhà thờ lưu giữ hầu hết những di sản trong quá khứ của nhà thờ: sách nhạc thánh ca, trang phục của cha sứ, và nhưng vật phẩm để làm lễ thánh. Tại một phần khác trong nhà thờ, bạn có thể tìm thấy một cây đàn phong cầm được làm từ năm 1824: vừa được trùng tu lại, và được chơi trong những thánh lễ rất lớn ở nhà thờ.
Để có thể ngắm nhìn nhà thờ Baclayon vào những ngày huy hoàng nhất, bạn hãy ghé đến vào ngày lễ Vô nhiễm nguyên tội vào ngày 8 tháng 12, hoặc trong phần thứ 2 “không chính thức” là lễ hội vào ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng Sáu. 

Thế Phong dịch
Bài: Mike Aquino
Ảnh: Harvey Tapan

Yahoo! Châu Á Thái Bình Dương

 

Comments are closed.

phone-icon