Triều đại 92: Đức Giáo hoàng Stêphanô II (III)

0

Sinh ra tại Rôma trong một gia đình giàu có và quý tộc, ngài được nuôi dạy trong lâu đài Latran. Khi Đức Giáo hoàng Stêphanô (gọi là Stêphanô phù du) qua đời sau một ngày được bầu làm Giáo hoàng (đức Stêphanô Phù du được bầu làm Giáo hoàng ngày 23-3-752), ngài được bầu lên thay thế vào ngày 25-3-752. Do đó, ngài cũng được gọi là Stêphanô II và III. Ngài thừa kế việc giải hòa với người Franc mà đức Grêgôriô và đức Dacaria đã khởi đầu.

Vào lúc này, vua mới xứ Lombardi là Aistolf không tôn trọng thỏa ước đã ký giữa Luidprand và đức Dacaria đã tấn công xứ Ravênna và những phần đất khác của Giáo hoàng. Ngài đã tới Pháp và xin Pépin le Bref can thiệp. Ngài tấn phong ông làm hoàng đế và trưởng tộc của người Rôma. (Patrice des Romais), để bày tỏ lòng biết ơn vì những quà tặng và những giúp đỡ dành cho Giáo hội và Đức Giáo hoàng. Đồng thời Pépin hứa sẽ can thiệp để bảo vệ Giáo hội và Rôma trước sự xâm lược của quân Lombardi. Nhưng ngài lại nhằm mục đích khác, muốn khai thác tình bằng hữu của Pépin và khả năng quân sự của người Franc để mở rộng một quốc gia Giáo hoàng rộng lớn, với biên giới rõ rệt và có bảo đảm. Đối với ngài, đó là quyền không thể chuyển nhượng được quy định do một tài liệu mà Giáo hội nắm quyền sở hữu, đó là qui ước “Constitutum Costantini”. Qui ước này khẳng định rằng hoàng đế Constantin đã dâng cúng cho đức Sylvestre và cho Giáo hội Rôma một phần đất được phân chia minh bạch và nhất là có quyền trên lãnh thổ nước Ý và trên toàn thể Phương Tây. Tài liệu bị coi như giả mạo, nhưng Pépin lại coi là xác thực và cương quyết thực hiện quy ước. Ông tới Italia hai lần: lần thứ nhất, ông đã đánh bại Aistolf và trả lại cho Đức Giáo hoàng những phần đất bị chiếm đóng. Lần thứ hai, ông trao lại cho ngài thành Ravênna và từ lâu đã là lãnh thổ của Đông Phương. Các phần đất thuộc Giáo hoàng mở rộng dần dần. Ngài được dân Rôma kiệu về điện Latran thật long trọng và từ đó có tục lệ khiêng kiệu (sedia gestatoria).

Đức Giáo hoàng Stêphanô qua đời ngày 27-4-757, ngay tới thời điểm ngài đạt tới đỉnh cao quyền lực.

Comments are closed.

phone-icon