Bạn chỉ cần khoảng 2 năm để học nói nhưng lại cần tới vài chục năm để biết được nên im lặng lúc nào. Nói chỉ là khả năng, nhưng biết những gì không nên nói đó chính là trí tuệ.
1. Nói những điều khẩn cấp một cách từ từ sẽ khiến những gì bạn nói đáng tin cậy hơn.
2. Nói những điều tầm thường một cách hài hước sẽ giúp cải tiến các mối quan hệ của bạn.
3. Nói những điều bạn không chắc chắn một cách thận trọng. Cẩn thận với những gì bạn nói sẽ giúp bạn trở nên đáng tin cậy.
4. Đừng bao giờ tán dóc về những chuyện không thật sự xảy ra. Mọi người sẽ cho rằng bạn là người có trách nhiệm.
5. Đừng bao giờ hứa hẹn những việc bạn không thể làm được. Mọi người sẽ coi bạn là người “chân thật trong lời nói và kiên quyết trong hành động”.
6. Đừng bao giờ nói bất cứ điều gì làm tổn thương người khác. Mọi người sẽ đánh giá bạn là người nhân ái.
7. Đừng kể lể nỗi buồn của bạn với tất cả những người bạn gặp. Quả thật là ai cũng mong muốn trút ra cảm giác của mình khi phải chịu đau khổ. Nhưng luôn luôn nói ra nỗi buồn của mình cho người khác sẽ tạo ra rất nhiều áp lực tinh thần cho họ.
8. Nói những điều liên quan đến người khác một cách cẩn thận. Tránh ngồi lê đôi mách về người khác.
9. Lắng nghe ý kiến của người khác về bạn. Sẵn sàng lắng nghe nhận xét của người khác sẽ cho bạn ý thức về khiêm tốn.
10. Nghe nhiều hơn và nói ít đi về những vấn đề liên quan đến những người lớn tuổi và cấp trên của bạn. Đó là cách bạn thể hiện sự tôn trọng với họ.
11. Luôn luôn tham khảo ý kiến từ những cộng sự của bạn. Giao tiếp có thể ngăn ngừa những hành vi đổ lỗi cho người khác. Tăng cường trao đổi với nhau sẽ giúp ngăn tình trạng trốn tránh trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra.
12. Thay vì ra lệnh, hãy luôn luôn khuyên bảo con cái của bạn. Lời khuyên vững chắc nhưng ôn hoà sẽ giúp bạn trở thành người bạn thân thiết của con mình.
Hoàng Xuân sưu tầm