Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo Word Among Us
St. Benedict’s advice still resounds today.
Around the middle of the sixth century, an Italian monk wrote some guidelines for people interested in the monastic life. The result was a small book that he described as “advice from a father who loves you.” The monk’s name was Benedict, and his modest little book came to have an impact out of all proportion to its size. Known as the Rule of St. Benedict, it sparked a revolution in the Church that is still going on today. That’s because it became the foundation for the whole of Western monasticism, as well as a source of guidance for countless lay people seeking a closer relationship with the Lord. Lent is a good time to explore the time-tested way of holiness that Benedict presented in his “little rule for beginners.” In fact, his Rule even includes a special chapter on how to observe Lent. As we might expect, it urges readers to undertake extra acts of self-denial. But in a bit of a surprise move, Benedict makes a point – twice – of stressing that this is meant to be a time of joy. Just as Jesus taught that those who fast should be careful not to look glum (Matthew 6:16-18), Benedict called his readers to enter into Lent “with the joy of the Holy Spirit” (Chapter 49). Prayer. There is so much in Benedict’s Rule that can help us to know this joy. If anything, Benedict’s advice is even more important in our day than it was in sixth-century Italy. In a world as fast-paced and filled with distractions as ours – even when we are in church – it is very easy to lose our sense of joy and wonder in God’s love. Benedict knew that there is no simple, automatic remedy for controlling what we might call our “monkey mind” of wandering thoughts, yet he gives practical advice that encourages us to persevere. Benedict knew that the more we can remember God, the more deeply we will grasp the amazing truth that we are not orphans in this world but rather beloved sons and daughters of the Father. And this knowledge will lighten our hearts and sustain us, no matter what our situation. Like St. Basil, Benedict knew that this means consciously turning to God in prayer throughout the day and in the midst of all our activities: when we wake up, as we are getting dressed, when we are eating or going to work, and at the end of the day as we look up at the beauty of the night sky. A Life in Balance. Although Benedict’s monastic rule has inspiring passages about God’s presence and about our calling to be humble and obedient, these are paralleled by very practical chapters on the monks’ daily schedule. Benedict insisted that the monks should earn their living, so he prescribed five to six hours a day for work. He called for some eight hours of prayer, devoting about four hours to the Liturgy of the Hours and Mass, and the other four hours to personal prayer and meditation. For these personal devotions, Benedict stressed above all the practice of what he called lectio divina, or “holy reading” – a prayerful, meditative reading of the Scriptures or other spiritual books. Admittedly, very few of us today can spend so much time in prayer and meditation each day. But Benedict established this schedule to help his brothers maintain their spiritual focus and keep from getting swallowed up by their work. The hours may be apportioned differently compared with what we can do today, but Benedict’s concern is nevertheless still very appropriate. He too saw the dangers that “workaholism” posed to the Christian life and set out to counter them. The Benedictine author Dom David Knowles captured this Benedictine ideal of a balanced life beautifully when he wrote, “The monk who in ordinary circumstances takes to any work with a zeal which absorbs all his time and energies, and which burns out his fire of strength and health is departing from what is for him the way of salvation. It is not a virtue for the monk… to lack time in which to attend the common recitation of the Divine Office, read a certain amount, and mix with his community.” The same can be said of people who live outside of monasteries. Here, too, an overbusy, unbalanced life can drain us of energy and rob us of joy. Spending an inordinate amount of time at work without taking time to relax with our families and cultivate what the medieval monks called “holy leisure” is harmful physically, emotionally, and spiritually. Perhaps this Lent, we may want to follow Benedict’s advice by examining our own routines and seeking the proper balance between work, rest, and spiritual refreshment. A Compassionate Heart. Benedict recognized that people have different needs and strengths. He insisted that the abbot of a monastery be aware of this so that he could give the stronger brothers something to strive after while not asking those who were weaker to do more than was realistic. “In correcting faults,” Benedict wrote, abbots must act “with prudence, being conscious of the danger of breaking the vessel itself by attacking the rust too vigorously. They should always bear their own frailty in mind and remember not to crush the bruised reed.” In another chapter, Benedict deals with the problem of members of the community who, through sin, have separated themselves from the life of common prayer and work. In these cases, he urged the superiors to follow the example of Jesus the Good Shepherd, who left ninety-nine of his flock on the mountains to go in search of the one sheep that had strayed. Benedict wanted his senior members to console those who were overwhelmed by their sorrow and to reaffirm the community’s love for them. Here, too, we can easily see the wisdom of Benedict’s advice for our day. While very few of us will be in a position to correct wayward monks, Benedict asks us to examine how often we are inclined to simply “write off” a person who is guilty of some infraction. Such an attitude not only deprives the guilty person of the joy of being reconciled and healed, it also saps our joy as we sense that someone close to us is hurting. Benedict urges us not to give up on them. He knew that anyone separated from his home or community needs love, understanding, and discernment more than anything else. After all, isn’t this how we would want other people to act toward us when we need mercy? Keys to Joy. Through prayer, a balanced life, and love for one another, each of us can draw closer to Jesus this Lent. And that’s the best way to experience the joy that Benedict knew – the joy that he sought to spread to all his disciples in every age. * Fr. James Wiseman is a Benedictine monk in Washington, D.C. |
Lời khuyên của Thánh Biển Đức vẫn còn vang vọng đến ngày nay.
Khoảng giữa thế kỷ thứ sáu, một tu sĩ người Ý đã viết một số hướng dẫn cho những người quan tâm đến đời sống đan viện. Kết quả là một cuốn sách nhỏ mà vị tu sĩ ấy mô tả là “lời khuyên từ một người cha yêu thương bạn”. Tu sĩ ấy có tên là Benedict (Biển Đức) và cuốn sách nhỏ khiêm tốn của ngài đã có tầm ảnh hưởng vượt xa kích thước của nó. Được gọi là Quy luật Thánh Biển Đức, cuốn sách đánh dấu một cuộc cách mạng trong Giáo Hội mà vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay. Bởi vì bộ luật đó đã trở thành nền tảng cho toàn bộ hệ thống đan viện phương Tây, cũng như là một nguồn hướng dẫn cho vô số những người giáo dân tìm kiếm một mối tương quan mật thiết hơn với Chúa. Mùa Chay là một thời gian tốt để khám phá con đường nên thánh đã được thử thách qua thời gian mà cha Biển Đức đã trình bày trong “cuốn sách nhỏ dành cho những người mới bắt đầu” của mình. Thực vậy, bộ Luật của cha Biển Đức thậm chí còn bao gồm một chương đặc biệt về cách tuân giữ Mùa Chay. Như chúng ta có thể mong đợi, bộ luật thúc giục những người đọc thực hiện thêm những hành động từ bỏ chính mình. Nhưng một động thái hơi ngạc nhiên, cha Biển Đức nhấn mạnh – hai lần – rằng đây là một thời điểm của niềm vui mừng. Giống như Chúa Giêsu đã dạy rằng những người ăn chay nên cẩn thận không được tỏ ra buồn rầu (x. Mt 6,16-18). Cầu Nguyện. Có rất nhiều điều trong bộ Luật của Thánh Biển Đức có thể giúp chúng ta biết được niềm vui này. Có thể nói, lời khuyên của Thánh Biển Đức trong thời đại chúng ta hiện nay còn quan trọng hơn ở Ý vào thế kỷ XVI. Trong một thế giới luôn hối hả và đầy dẫy những sự phân tâm, xao nhãng như hiện nay – thậm chí ngay cả khi chúng ta đang ở trong nhà thờ – thật dễ dàng để chúng ta đánh mất niềm vui và sự ngỡ ngàng trước tình yêu của Thiên Chúa. Thánh Biển Đức biết rằng không có phương pháp tự động, đơn giản để kiểm soát những gì chúng ta có thể gọi là “tâm trí bất ổn” của những suy nghĩ vẩn vơ, tuy nhiên ngài cho chúng ta lời khuyên thực tế khuyến khích chúng ta kiên trì. Thánh Biển Đức biết rằng chúng ta càng có thể nhớ Chúa nhiều, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn sự thật kỳ diệu rằng chúng ta không phải là kẻ mồ côi trên trần gian này nhưng đúng hơn chúng ta là những người con (trai, gái) đáng yêu của Cha. Và sự nhận thức này sẽ khai sáng tâm hồn chúng ta và nâng đỡ chúng ta, bất kể hoàn cảnh của chúng ta như thế nào. Như Thánh Basiliô, Thánh Biển Đức biết rằng điều này có nghĩa là việc hướng về Chúa cách ý thức trong cầu nguyện trong ngày sống và giữa tất các sinh hoạt, hoạt động của chúng ta: khi chúng ta thức dậy, khi chúng ta thay quần áo, khi chúng ta ăn uống hay đi làm và kết thúc ngày sống khi chúng ta ngước lên nhìn vẻ đẹp của bầu trời đêm. Một Cuộc Sống Cân Bằng. Mặc dù luật đan viện của Thánh Biển Đức có đầy những đoạn truyền cảm hứng về sự hiện diện của Thiên Chúa và về việc chúng ta được mời gọi trở nên khiêm nhường và vâng phục, nhưng đây cũng là những chương rất thực tế về lịch trình hằng ngày của các tu sĩ. Thánh Biển Đức khẳng định rằng các tu sĩ nên học cách kiếm sống, vì thế ngài ấn định mỗi ngày làm việc năm đến sáu giờ. Ngài kêu gọi dành tám tiếng cho việc cầu nguyện, dành bốn tiếng cho Phụng Vụ Các Giờ Kinh và Thánh Lễ, và bốn giờ khác cho việc cầu nguyện và suy niệm cá nhân. Đối với những việc đạo đức cá nhân, Thánh Biển Đức nhấn mạnh trên hết là việc thực hành điều mà ngài gọi là lectio divina (đọc sách thánh trong tinh thần cầu nguyện), hay “đọc kinh thánh” – việc đọc Kinh Thánh hay các sách thiêng liêng khác với tinh thần suy niệm, cầu nguyện. Phải thừa nhận rằng, rất ít người trong chúng ta ngày nay có thể dành nhiều thời gian để cầu nguyện và suy gẫm mỗi ngày. Nhưng Thánh Biển Đức đã thiết lập lịch trình này để giúp cho các anh em của ngài duy trì việc tập trung về tâm linh và giữ mình khỏi bị công việc lấn át. Thời gian có thể được phân bổ khác với những gì chúng ta có thể làm ngày nay, nhưng sự quan tâm của Thánh Biển Đức vẫn rất hợp lý. Ngài cũng đã thấy những nguy hiểm mà “chủ nghĩa nghiện công việc” gây ra cho đời sống Kitô hữu và nhất định chống lại chúng. Tác giả Dòng Biển Đức tên Dom David Knowles thấu hiểu lý tưởng Dòng Biển Đức về một cuộc sống cân bằng cách tuyệt vời khi cha viết: “Trong những hoàn cảnh bình thường, tu sĩ nào đảm nhận bất cứ công việc nào với lòng nhiệt thành chiếm tất cả thời gian và năng lượng của mình, và làm tiêu hao ngọn lửa sức mạnh và sức khoẻ của mình thì đang xa rời con đường cứu độ. Thật không phải là một nhân đức đối với một tu sĩ… khi thiếu thời gian tham dự vào giờ Kinh nhật tụng của cộng đoàn, đọc một số kinh nhất định và hoà nhập với cộng đoàn của mình. Điều tương tự có thể được nói về những người sống bên ngoài các đan viện. Ở đây, một cuộc sống quá bận rộn, thiếu cân bằng cũng có thể bòn rút năng lượng và cướp mất niềm vui của chúng ta. Dành quá nhiều thời gian cho công việc mà không có giờ thư giãn với gia đình và nuôi dưỡng những gì các tu sĩ trung cổ gọi là “sự giải trí thánh thiện” sẽ có hại cho thể lý, tình cảm và tinh thần. Có lẽ, mùa Chay này, chúng ta có thể muốn làm theo lời khuyên của Thánh Biển Đức bằng cách xem xét lại thói quen, những công việc thường ngày và tìm kiếm sự cân bằng thích đáng giữa công việc, nghỉ ngơi và việc làm tươi mới về tinh thần. Một Tấm Lòng Từ Bi. Thánh Biển Đức nhận ra rằng mọi người đều có những nhu cầu và sức mạnh khác nhau. Ngài khẳng định rằng vị viện phụ nhận thức điều này để có thể giao cho những anh em mạnh mẽ hơn điều gì đó để phấn đấu trong khi không đòi hỏi những anh em yếu hơn phải làm hơn mức thực tế. Cha Biển Đức viết: “Trong việc sửa lỗi, các đan viện trưởng phải hành động ‘với sự thận trọng, ý thức về sự nguy hiểm làm bể chính cái bình khi tấn công phần gỉ sét quá mạnh. Họ luôn nên nhớ sự yếu đuối của chính mình và nhớ đừng bẻ gẫy cây sậy đã bị giập. Trong một chương khác, cha Biển Đức giải quyết vấn đề các thành viên của cộng đoàn, vì tội lỗi, đã tự chia tách mình khỏi đời sống cầu nguyện và làm việc chung. Trong những trường hợp này, cha khuyến khích các bề trên hãy tuân theo gương của Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, đã để lại chín mươi chín con trên núi để đi tìm cho kỳ được con đi lạc. Cha Biển Đức mong muốn các thành viên lớn tuổi trong cộng đoàn an ủi những người đang bị nỗi buồn áp đảo, và khẳng định lại tình yêu thương của cộng đoàn dành cho họ. Ở đây, chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy sự khôn ngoan trong lời khuyên của cha Biển Đức về ngày sống của chúng ta. Trong khi rất ít người trong chúng ta đóng vai trò sửa lỗi những tu sĩ đi lạc, cha Biển Đức yêu cầu chúng ta hãy kiểm tra xem chúng ta có thường xuyên có khuynh hướng “xoá sổ” một người phạm tội nào đó. Một thái độ như vậy không chỉ tước đi niềm vui được hoà giải và chữa lành của người có tội, mà còn làm giảm đi niềm vui của chúng ta khi chúng ta cảm nhận rằng ai đó thân thiết với chúng ta đang bị tổn thương. Cha Biển Đức thúc giục chúng ta đừng từ bỏ họ. Ngài biết rằng bất cứ ai bị tách biệt khỏi gia đình hay cộng đồng của mình đều cần tình yêu, sự thấu hiểu và sự phân định hơn bất cứ điều gì khác. Sau hết, đây không phải cách chúng ta muốn người khác đối xử với mình khi chúng ta cũng cần lòng Chúa thương xót sao? Chìa Khoá để có Niềm Vui. Bằng việc cầu nguyện, một cuộc sống quân bình và yêu người thân cận, mỗi người chúng ta có thể được kéo đến gần Chúa Giêsu hơn trong mùa Chay này. Và đó là con đường tốt nhất để trải nhiệm niềm vui mà Thánh Biển Đức đã biết – niềm vui mà ngài đã cố gắng làm lan toả, truyền bá tới tất cả các môn đệ của ngài trong mọi thời đại. * Fr. James Wiseman là một tu sĩ Dòng Biển Đức ở Washington, D.C. |