“Người ta cứ dấu này …”. Một trong những điều làm nên căn cước của người Kitô hữu đó là đời sống bác ái yêu thương. Thế nhưng, với thời gian năm tháng, dấu ấn ấy đã phai nhạt đi bởi một lối sống ích kỷ, thực dụng và hưởng thụ.
Xin cho mỗi chúng ta hôm nay, biết soi lại mẫu gương yêu thương của Chúa trên thập giá, để nhờ từng ngày đã biết hoạ lại bài học yêu thương của Chúa, chúng ta không chỉ nên chứng nhân của Chúa, mà còn được tham dự vào trời mới đất mới với Ngài.
II. GIẢNG
Có một cô gái nọ tên là Karen. Cô gái bị chứng suy thận hành hạ đau đớn. Hơn nữa, từ năm 10 tuổi cô còn bị mắc chứng bệnh tiểu đường. Lần nọ, sau nhiều lần nôn mửa, cô được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Để cứu sống cô, các bác sĩ quyết định thay thận. Hai quả thận của chị em cô đã được ghép nhưng không thành công. Cuối cùng nhờ vào quả thận của người cha mà cô đã được cứu sống. Tác giả bài báo kết luận: Đây là câu chuyện cổ tích hiếm thấy trong một gia đình.
Cũng thế, điều mà con người coi là hiếm hoi, khó tìm thấy là ơn Cứu độ đem lại sự sống đời đời lại đã từng xảy ra với gia đình nhân loại qua sự hy sinh của Con Một Thiên Chúa.
Hình 1 : Adong – Evà phạm tội ăn trái cây Chúa cấm.
1. Để cứu vớt con người khỏi nỗi bất hạnh do tội, Thiên Chúa đã làm gì?
– Thiên Chúa đã cho Con Một Ngài xuống thế làm người.
2. Con Thiên Chúa đã làm gì để cứu chuộc nhân loại?
– Ngài đã chịu đau khổ, vác thập giá, và vâng lời Chúa Cha cho đến chết.
3. Cái chết vì vâng phục Chúa Cha, đã đem đến những kết quả nào?
– Chúa Giêsu được Chúa Cha tôn vinh, ngự bên hữu trong quyền năng của Thiên Chúa, và đặt làm mục tử của đoàn chiên.
Hình 2: Chúa Giêsu với các tông đồ trong phòng tiệc ly.
4. Qua việc rửa chân các tông đồ và nhất là cái chết hy sinh trên thập giá, Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta bài học gì?
– Thầy để lại cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau.
5. Tại sao yêu thương nhau được gọi là điều răn mới?
– Mới vì tình yêu này, được khơi lên từ chính Thiên Chúa.
– Mới vì chỉ có Chúa Giêsu, mới có thể yêu chúng ta cho đến chết, và chết trên thập giá.
– Mới vì tình yêu của Ngài không giới hạn, phân biệt và loại trừ một ai.
– Mới vì có khuôn mẫu là chính Chúa Giêsu, để chúng ta có thể noi theo và bắt chước.
– Mới vì là con đường, dẫn chúng ta đến với hạnh phúc Nước Trời.
Hình 3: Thánh tông đồ Phaolô trở lại trên đường đi Đamas.
6. Trước khi trở lại với Chúa, thánh Phaolô là con người như thế nào?
– Là người thù nghịch, và bắt bớ đạo thánh Chúa.
7. Chúa đã làm gì trước con ngựa chứng Phaolô?
– Ngài lấy tình yêu qui phục, và biến đổi ông thành tông đồ cho dân ngoại.
8. Đón nhận tình yêu Chúa, ông đã làm gì để đáp trả?
– Ông đã sống trọn vẹn tình yêu dành cho Chúa, khi sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh vì Chúa: ‘‘Không gì có thể tách tôi ra khỏi tình mến của Đức Kitô ….’’
III. ÁP DỤNG
Hình 4: Thánh nữ Têrêsa hài đồng Giêsu.
9. Con đường nào đã dẫn đưa Têrêsa nên thánh?
– Con đường nhỏ bé của tình yêu.
10. Để thực hành điều răn mới của Chúa, theo gương thánh Têrêsa em sẽ làm gì?
– Cầu nguyện hy sinh cho những người tội lỗi. kể cả những người gây ra đau khổ cho chúng ta.
– Tha thứ cho những ai xúc phạm đến mình.
– Chia sẻ của cải vật chất cho những người nghèo khổ, túng thiếu.
IV. BÀI CA Ý LỰC SỐNG: MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Mến Chúa hết lòng và yêu người như mình ta. Là hai giới răn trọng nhất, và là con đường ngắn nhất, dẫn ta đến cùng Thiên Chúa, dẫn đưa ta vào Nước Trời.