Thiên Chúa nói qua Thánh Kinh

0

Tác giả: Mitch Pacwa
Theo Word Among Us, Prayer Resources
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

Become listeners who hear God.

The modern world is full of technical complexities.

Every day we are presented with new and improved technology – and the challenges of learning how to use it. The problems of the world are even more complex: Why do oil prices fluctuate? Will there be enough money for Social Security and Medicare? How do citizens deal with terrorism, drugs, and international conflicts?

With all these complexities, it may seem like a quaint notion to look to our faith for answers. If I cannot even read the manuals for my cell phone or computer, how can I expect to find guidance from the Bible, which was written by people thousands of years ago? And why would modern people want to listen to God speaking to them? What sense does this make in the modern world?

So the decision to listen to God speaking to us is a radical – and life-changing – one. To have such a desire means that we believe that there is a loving God who cares for us and has a plan for our lives. Such a worldview differs from the secular culture in that our reference point is centered on loving and serving God, not on ourselves and what we can attain.

The Father’s intention from the very moment of creation is that my soul and yours are created, from the time in our mothers’ wombs, to live precisely at the particular moment of history into which we were born. “Now” is the time for the mission God has chosen for each of us to fulfill. The choice to listen to God and do his will is the most noble, fulfilling, and purposeful thing we can do with our lives.

Listening to God in prayer will give us new and deeper insight into the person of Jesus Christ. As we meditate on his life in the Gospels, as we understand the ways in which the Old Testament foretold and prefigured him, and as we gain insight into the meaning of Christ in the letters of the apostles, we will come to know Christ better. He will definitely challenge us. His words and actions in the gospels will challenge our instincts to be self-centered or to focus on our own personal pleasure or the acquisition of property and power. He will challenge those habits of sin that we too easily rationalize.

Instead of letting us slip into mediocrity, Jesus Christ commands us to “be perfect, just as your heavenly Father is perfect” (Matthew 5:48). Jesus will challenge our compulsive behaviors and ingrained patterns of wrongdoing and sin. We think that we can never change, and then we find that Jesus changes us the way he changed Matthew the tax collector (Matthew 9:9) or healed the blind man (Luke 18:35-43) or even raised Lazarus from the dead (John 11). Meditation on these actions of Jesus Christ can give us hope that he will raise us up from the death of our bad behaviors and give us new life.

When we read about the leper who dared to ask Jesus for a healing (Matthew 8:1-4) or about the woman with the hemorrhage who was afraid to ask but who touched the tassel of Christ’s garment and was healed (Mark 5:24-34), we gain courage to ask Jesus to help us, too. By listening to the gospel in prayer, we learn to become the woman who washed Jesus’ feet with her tears and dried them with her hair; her great love saved her, and her faith freed her from her sins (Luke 7:36-50). Learning to listen to these and other Scripture passages will change our lives into something far better than we could ever imagine.

Jesus taught on many different levels to the people of his time. He traveled throughout Galilee proclaiming, “Repent and believe for the kingdom of God has come near” (Mark 1:15). Then he called disciples – among them the disciples of John the Baptist (John 1:29-51) and some fishermen at the Sea of Galilee (Matthew 4:18-22) – to form a small group to follow him more closely throughout his earthly ministry. To these disciples he would address the Sermon on the Mount, although a large crowd also gathered around to hear him (Matthew 5:1-2). Throughout his public ministry, crowds listened to him teach in parables, yet he would explain privately to the smaller circle of disciples both the reason for speaking in parables (Matthew 13:10-17, 34-36) and the parables’ interpretations (13:16-23, 36-43). The crowds were taught on one level, but deeper explanations and more pro- found teachings were given to the twelve disciples (John 13-17). Jesus’ disciples learned to listen to this wisdom and then shared it with the world.

Today Jesus calls each one of us into that inner circle. He wants to share with us his profound wisdom and his love so that we, too, can share it with a needy world. Let’s discover how we can become listeners like Jesus’ disciples so that we can hear God in the modern world today, in whatever place or circumstance we find ourselves.

____________

This is an excerpt from How to Listen When God is Speaking by Fr. Mitch Pacwa (The Word Among Us Press, 2011) available from wau.org/books.

Hãy Trở Nên Những Người Lắng Nghe Thiên Chúa.

Thế giới hiện đại đầy dẫy những sự phức tạp về kỹ thuật.

Mỗi ngày chúng ta đều được tiếp xúc với công nghệ mới mẻ và cải tiến – và những thách đố về việc học cách sử dụng chúng. Những vấn đề của thế giới thậm chí còn phức tạp hơn: Tại sao giá dầu dao động? Liệu có đủ tiền cho An sinh Xã hội và Y tế không? Người dân đối phó với khủng bố, ma túy và những cơn nghiện quốc tế như thế nào?

Với tất cả những sự phức tạp này, dường như việc tìm kiếm câu trả lời cho đức tin của chúng ta là một khái niệm kỳ lạ. Nếu tôi thậm chí không thể đọc những hướng dẫn cho điện thoại di động hoặc máy vi tính của tôi, làm sao tôi có thể mong tìm được sự hướng dẫn từ Kinh Thánh, cuốn sách đã được con người viết từ hàng ngàn năm trước? Và tại sao thế giới hiện đại muốn lắng nghe Thiên Chúa nói với họ? Điều này có ý nghĩa gì trong thế giới hiện đại?

Như thế quyết định để lắng nghe Thiên Chúa nói với chúng ta là một sự thay đổi triệt để – và có thể thay đổi cuộc sống. Có một khát vọng như thế có nghĩa là chúng ta tin rằng có một Thiên Chúa yêu thương chăm sóc chúng ta và Người có một kế hoạch cho cuộc sống của chúng ta. Một thế giới quan như thế khác với nền văn hóa thế tục ở chỗ quan điểm của chúng ta tập trung vào việc yêu mến và phụng sự Chúa, chứ không phải vào bản thân chúng ta và những gì chúng ta đạt được.

Ý định của Chúa Cha ngay từ giây phút tạo dựng là linh hồn của bạn và của tôi được tạo dựng ngay từ lúc còn trong dạ mẹ, để sống chính xác giây phút cụ thể của lịch sử mà chúng ta được sinh ra. “Bây giờ” là thời gian cho sứ mệnh mà Thiên Chúa đã chọn cho mỗi người chúng ta để hoàn thành. Lựa chọn lắng nghe Thiên Chúa và thi hành thánh ý của Người là điều cao quý nhất, trọn vẹn nhất và có mục đích nhất mà chúng ta có thể thực hiện trong cuộc sống của chúng ta.

Lắng nghe Thiên Chúa trong cầu nguyện sẽ cho chúng ta cái nhìn mới vào con người của Chúa Giêsu Kitô. Khi chúng ta suy niệm về cuộc đời của Người trong Tin Mừng, khi chúng ta hiểu những cách mà Cựu Ước nói trước và tiên báo về Người, và khi chúng ta hiểu sâu sắc về ý nghĩa của Chúa Kitô trong các lá thư của các tông đồ, chúng ta sẽ biết rõ Chúa Kitô hơn. Người chắc chắn sẽ thách thức chúng ta. Lời và hành động của Người trong các sách Tin Mừng sẽ thách thức các bản năng ích kỷ của chúng ta hoặc tập trung vào niềm vui cá nhân hay việc đạt được tài sản và quyền lực. Người sẽ thách thức những thói quen tội lỗi mà chúng quá dễ dàng để biện minh.

Thay vì để chúng ta rơi vào sự tầm thường, Chúa Giêsu Kitô yêu cầu chúng ta “nên hoàn thiện, như cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48). Chúa Giêsu sẽ thách đố những hành vi bốc đồng và những thói quen hành động sai trái và tội lỗi lâu năm đã án sâu vào chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi và rồi chúng ta nhận ra rằng Chúa Giêsu biến đổi chúng ta theo cách Người đã biến đổi Mátthêu, người thu thuế (x. Mt 9,9) hoặc đã chữa lành người mù (x. Lc 18,35-43) hoặc thậm chí đã cho Ladarô sống lại từ cõi chết (x. Ga 11). Việc suy niệm về những hành động này của Chúa Giêsu Kitô có thể cho chúng ta niềm hy vọng rằng Người sẽ cho chúng ta sống lại từ cõi chết khỏi những hành vi xấu và ban cho chúng ta một cuộc sống mới.

Khi chúng ta đọc về người phong hủi đã dám xin Chúa Giêsu chữa lành (x. Mt 8,1-4) hoặc về người phụ nữ bị băng huyết sợ không dám xin nhưng đã chạm vào tua áo choàng của Chúa Kitô và đã được chữa lành (x. Mc 5,24-34), chúng ta cũng có can đảm để xin Chúa Giêsu giúp chúng ta. Bằng cách lắng nghe Tin Mừng khi cầu nguyện, chúng ta học biết trở nên người phụ nữ đã rửa chân cho Chúa Giêsu bằng nước mắt và lau khô bằng tóc của mình; lòng yêu mến lớn lao đã cứu chị và đức tin của chị đã giải thoát chị khỏi tội lỗi (x. Lc 7,36-50). Học lắng nghe những đoạn Kinh Thánh này và những đoạn khác sẽ biến đổi cuộc sống của chúng ta nên tốt hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng.

Chúa Giêsu đã giảng dạy nhiều mức độ khác nhau cho con người trong thời đại của Người. Người đã rong ruổi khắp miền Galilê để loan báo: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Sau đó, Người đã kêu gọi các môn đệ – trong đó có các môn đệ của Gioan Tẩy Giả (x. Ga 1,29-51) và một số ngư phủ tại Biển hồ Galilê (x. Mt 4,18-22) – để hình thành một nhóm nhỏ đi theo Người cách sít sao hơn trong suốt sứ vụ trần thế của Người. Đối với các môn đệ này Người đã giảng Bài Giảng Trên Núi, mặc dù đám đông cũng tụ họp xung quanh để nghe Người (x. Mt 5,1-2). Trong suốt sứ vụ công khai của Người, đám đông đã lắng nghe Người dạy bằng các dụ ngôn, nhưng Người lại giải thích cách riêng cho nhóm nhỏ hơn là các môn đệ cả về lý do tại sao Người dùng dụ ngôn (x. Mt 13,10-17.34-36) và các cách giải thích dụ ngôn (x. Mt 13,16-23.36-43). Đám đông được dạy dỗ ở một mức độ, nhưng các giải thích sâu sắc hơn và các giáo huấn có chiều sâu hơn thì được dành cho nhóm mười hai (x. Ga 13-17). Các môn đệ của Chúa Giêsu đã học lắng nghe sự khôn ngoan này và sau đó chia sẻ cho thế giới.

Hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta tham gia vào nhóm nhỏ đó. Người muốn chia sẻ với chúng ta sự khôn ngoan sâu sắc và tình yêu của Người để chúng ta cũng có thể chia sẻ với một thế giới đang cần được trợ giúp. Chúng ta hãy khám phá làm cách nào chúng ta có thể trở nên những người lắng nghe như các môn đệ của Chúa Giêsu để chúng ta có thể lắng nghe Thiên Chúa trong thế giới hiện đại ngày nay, dù chúng ta ở bất cứ nơi nào hoặc trong hoàn cảnh nào.

____________

Đây là một đoạn trích từ cuốn sách có tựa đề Làm Cách Nào để Lắng Nghe Khi Thiên Chúa nói, tác giả là Cha Mitch Pacwa (The Word Among Us Press, 2011) có thể truy cập từ wau.org/books.

Comments are closed.

phone-icon