Lựa chọn và bảo quản thực phẩm an toàn

0

LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN

 Để có bữa cơm

Khi mua rau, thịt về chế biến, bạn nên lựa chọn những loại còn tươi, mua ở nơi có uy tín.

Với các loại thịt, nếu không dùng ngay, hãy rửa sạch, để ráo rồi cho vào từng hộp để trong ngăn mát hoặc ngăn đá của tủ lạnh. Nấu chín thực phẩm để bảo đảm an toàn. Còn các loại rau xanh, bạn để khô, sau đó cho vào bao nylon cất ở ngăn mát. Trước khi chế biến, cần rửa rau qua nước muối pha loãng hoặc dung dịch rửa trái cây, rau củ chuyên dụng.

Với những thức ăn còn dư thừa, nên cho vào hộp kín để trong tủ lạnh, nhưng chỉ cất tối đa 2 ngày. Vì sau đó, món ăn không còn giữ nguyên được hương vị ban đầu, ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe.

Các vật dụng để chế biến như dao, kéo, phải được vệ sinh hàng ngày bằng nước rửa, dùng xong phơi khô, cất vào tủ. Nhiều người thường quen dùng thớt bằng gỗ, sử dụng lâu ngày sẽ bị mốc đen. Do vậy, cần vệ sinh thớt hàng ngày sau mỗi lần chế biến. Ngoài ra, khi thấy thớt có dấu hiệu bị đen, bong bề mặt thì nên thay ngay thớt mới. Thông thường chỉ dùng thớt khoảng 3-5 tháng là phải thay thớt khác để bảo đảm độ an toàn. Vì trong thớt chứa rất nhiều vi khuẩn khi bạn chế biến thức ăn sống, nếu vệ sinh không kỹ, thức ăn còn lưu lại, ngày qua ngày, sự tích tụ đó sẽ khiến thớt là ổ chứa khuẩn.

Tủ lạnh là nơi cất giữ các loại thực phẩm để hỗ trợ việc bếp núc. Vì vậy, nó cũng là nơi dễ nhiễm khuẩn nhất. Cần vệ sinh tủ 1 tuần 1 lần, lấy hết đồ trong tủ, vệ sinh từ ngăn đá đến ngăn làm mát, lau chùi sạch, để thoáng khí khoảng 10 phút, sau đó mới cho tủ chạy lại và cất thức ăn vào giữ lạnh tiếp.

Các loại chén, dĩa, muỗng… dùng trong bữa ăn cần phải được rửa sạch bằng dung dịch hoặc bằng nước ấm, sau đó đem phơi nắng hay cho vào tủ sấy khô diệt trùng. Với đũa bằng gỗ, 4 tháng bạn nên thay một lần, để đảm bảo vệ sinh.

Sưu tầm từ internet

Comments are closed.

phone-icon