Người Kitô hữu trước các tôn giáo lớn. Chương I-II

0

 NGƯỜI KITÔ HỮU TRƯỚC CÁC TÔN GIÁO LỚN

 FRANÇOIS VARILLON UN CHRÉTIEN DEVANT LES GRANDES RELIGIONS

 DO CHARLES EHLINGER DÀN DỰNG VÀ TRÌNH BÀY

 DẪN NHẬP

“Đạo Kitô giáo có đem lại cho tôi cái gì là tuyệt đối duy nhất và không thể thay thế? Thật ra thì, khi người Kitô hữu không có khả năng trả lời câu hỏi này, người ta có thể tự hỏi người đó có thật sự là người Kitô hữu.”

Câu hỏi trên được đặt ra ngay từ đầu cuốn sách này (trang 30,45), thì rất thường xuyên đối với tha Cha Varillon. Và điều làm Cha quan tâm trong một tôn giáo, và dĩ nhiên, trước hết là đạo Kitô, đó là chính trái tim của nó, phải nói là kinh nghiệm thật sự tâm linh của nó. Cha luôn tìm cái tri thức và cái phong phú của tôn giáo ở mức độ tâm linh của nó. Và đối với ngài, tâm linh không ở trong lãnh vực mờ ảo, cũng không ở trong lãnh vực xúc cảm tâm lý, nhưng là sức mạnh sâu xa nhất có thể mang lấy một cuộc sống. Sự quan tâm này, cái tri thức đối với phần tâm linh kia, quả thật là nét tiêu biểu nhất của lối tư duy và hành động trong suốt cuộc đời ngài. Điều này hẳn đã đem lại cho sự giảng dạy của ngài, cái giá trị của nó, cái tính chất thời sự lâu bền và cái sâu sắc cá nhân của ngài. Những bài thuyết trình được đăng trong cuốn sách này là một bằng chứng đặc biệt và cũng thật bất ngờ.

Quả thật, loạt bài thuyết trình mà cha François Varillon đã thực hiện trong mùa đông 1974-1975 là chỉ vì cơ hội và ít được ai biết đến[1].

Cha là người hơn ai hết làm cho người ta hiểu được ý nghĩa mầu nhiệm Kitô giáo, và đây ngài đang tiến vào một lãnh vực không mấy quen thuộc với ngài: đó là cuộc đối thoại của một người Kitô giáo với các tôn giáo lớn không Kitô giáo. Và ngay lúc đó, cuộc đối thoại giữa vai trò như một thách thức tiến tới tâm điểm của cái thực tại sâu sắc nhất, thực tại duy nhất mà ngài quan tâm hàng đầu trong lãnh vực tôn giáo, đó là sự đối chiếu ở tầm mức kinh nghiệm tâm linh. Lý do khác nữa đối với ngài là phải thật hoàn chỉnh và chính xác trong công tác tư liệu, và phải coi trọng vấn đề này để không làm sai lệch những gì là kinh nghiệm tâm linh của người khác. Đối với Do thái giáo, Ấn giáo và Phật giáo, ngài tìm kiếm phần lớn những chỉ dẫn quan trọng ở trong cuốn sách tổng hợp dày cộm, Thần bí và các nhà thần bí, được trình bày do cha André Ravier, dòng tên. Đây là một sự chọn lựa tuyệt vời. Quả thật, người có trách nhiệm về tác phẩm này, đã không coi cái viễn tượng Công Giáo của mình là một mầu nhiệm, đã giữ trọn vẹn giá trị của nó cho bài tường trình về các tôn giáo khác nhau, cũng như cho những đối chiếu được nêu lên so với đạo Kitô giáo. Dĩ nhiên là các tác giả khác, những nhà khởi xướng, họ luôn đi kèm với cha Varillon trong những suy tư của ngài. Ngài thường hay tham khảo các tác phẩm vốn khích lệ tinh thần mình nhiều nhất – nhật ký này mới được phát hiện và trong đó có ghi chú liên tục về những sách ngài đọc, chúng làm nên một tuyển tập vừa về thần học, về triết học, và về mỹ học nữa. Nhờ những tìm tòi đi vào chiều sâu như thế mà những so sánh giữa các tôn giáo bắt đầu được thành hình trong những năm 1950 đến 1970, được xác nhận qua một loạt bài đã được phổ biến, chúng đượm một chiều sâu trong tư tưởng làm chúng ta cho đến ngày nay còn phải ngỡ ngàng khi tiếp xúc với những bài này. Trong các bài thuyết trình này, ngài dựa nhiều vào các sách đọc để trình bày những tôn giáo không Kitô giáo, làm như ngài sợ mình có thể làm méo mó hình ảnh của chúng, bằng cách thêm vào đó những diễn giải riêng tư của mình. Nhiều khi, từng trang dài, ngài trích lại những đoạn văn gốc hoặc ngài kết tóm lại[2]

Ngài làm công việc này với mọi chừng mực phải giữ, chẳng khác gì người thầy dựa vào một cuốn sách hay, dùng cho thầy, và dựa vào các tác giả lỗi lạc để dàn dựng bài giảng của mình.[3]

Nhưng dù sao, ngài không làm cho mình chỉ đơn giản là một người lập lại những gì người khác nói; ngài luôn biết lôi cuốn sự chú ý và làm cho người nghe, luôn cảm thấy có cái gì mới.

Đây là loạt bài giảng mà cha đã bỏ công nhiều nhất để soạn thảo trước và đã đem ra thuyết trình một cách nguyên vẹn; và cũng là loạt bài ngài sâu xát nhất với bản văn được viết ra cho các cuộc nói chuyện của ngài. Cũng vì ngài chưa cảm thấy hoàn toàn thấu suốt vấn đề lắm nên ngài càng thêm dè dặt. Ngài chỉ triển khai vấn đề và nhất là chỉ ứng biến khi ngài nêu ra chính mầu nhiệm Kitô giáo, so sánh với niềm tin của một tôn giáo khác. Khi ngài nói về đạo Kitô giáo, người ta cảm thấy ngài nắm vững vấn đề, và đây là chính là lãnh vực của chính những kinh nghiệm tâm linh của ngài. Và chính ở đây, ngược lại, bài thuyết trình của ngài trở nên độc đáo và phong phú, chúng ta sẽ trở lại vấn đề này.

Bài thuyết trình về mỗi tôn giáo đều ngắn gọn, có khi hơi tóm tắt một chút, nhưng là đúng và tập trung vào cái cốt yếu của nó. Đối với mỗi tôn giáo, ngài biết nêu lên những chìa khóa để đi vào vấn đề, cho các thính giả còn coi đây là mảnh đất xa lạ và ngài đã làm được như thế và ngài đã làm được như thế một cách rất độc đáo cho rất nhiều thính giả khác. Theo cái nhìn này thì các bài nói chuyện của cha đã trở nên một dẫn nhập đầy thú vị vào con đường thiêng liêng của các tôn giáo lớn không Kitô.[4]

Cũng như nhiều nhà tư tưởng tôn giáo có tinh thần cởi mở, ngài nghĩ rằng việc quan tâm đến kinh nghiệm tâm linh của kẻ khác, có khả năng phấn khích và làm giàu cho kinh nghiệm bản thân, khuyến khích quan tâm đến những vấn đề cơ bản, làm sống lại lòng ham mộ sự thiêng liêng. Điều này đặc biệt giúp cho người Kitô hữu trong vấn đề văn hóa thường hay nhút nhát để họ cởi mở lòng mình cho những kinh nghiệm tâm linh của kẻ khác. Chính vì họ mà ngài đã dấn thân vào công việc này. Hẳn là hầu như ngài chia sẻ sự bận tâm của thần mình là cha Henri de Lubac, đang khi ông lao vào nghiên cứu trào lưu Phật giáo mà chúng ta gọi là amidisme, hầu khơi dậy một tiếng vang trong tâm hồn người Kitô hữu. Ngài còn thêm rằng: “chúng tôi cũng muốn hy vọng và ngay cả cầu mong một cách thành khẩn nữa. Vì ngày nay, căn bệnh thờ ơ, trễ nải đang xói mòn một một số các tâm hồn Kitô hữu. Căn bệnh này, hỡi ơi, làm cho họ chỉ còn biết hững hờ hoặc khinh dể những truyền thống thiêng liêng của chính họ. Kẻ nào vì phiêu lưu mà có thể bị nhiễm, cầu mong cho họ tìm lại được sự thích thú cho những đề tài mà họ cho là cổ hũ, để rồi lại gặp lại những vấn đề đó khi họ quay sang với Phật giáo chăng? Hoặc là họ sẽ bắt đầu như vậy để nhận ra rõ hơn, giá trị của một vài hướng đi cho nội tâm? Khi kích thích tính tò mò của họ như vậy, sự quay sang phía Viễn Đông có làm sống dậy sự ham thích của họ chăng?”

Chúng ta công nhận rằng bài thuyết trình về những tôn giáo lớn không Kitô, trong một vài lần giảng thuyết, còn nhiều khiếm diện và chỉ nhấn mạnh về một vài khía cạnh nào thôi, và đây cũng là công việc phụ của cha. Và, chắc hẳn, các tín đồ của các tôn giáo này sẽ cho đó là quá thiếu sót. Và cũng hiếm khi người ta thấy được, ở một mức độ thông tin về tôn giáo như thế, lại có một sự cố gắng to lớn đến thế để nắm bắt được những gì là độc đáo nhất trong tôn giáo. Ngài muốn hỏi các tín hữu về những gì tôn giáo đem lại cho họ về phương diện cái nhìn của con người, về số phận của cộng đồng nhân loại, về những niềm xác tín lớn và về sự dẫn đưa của cuộc đời. Chính trong sự tập trung ý tứ của cử tọa về những gì là tâm điểm của mỗi kinh nghiệm tâm linh mà ngài nghĩ rằng sự gặp gỡ của các tôn giáo là một điều khích lệ về tinh thần cho mỗi người.

Đây là điều giải thích vì sao người ta không thấy nhiều những yếu tố về truyền thuyết, về phụng tự, về những thủ tục những lễ hội, những lề lối, những não trạng, và lại cũng ít về những gì liên quan đến những mê tín dị đoan. Còn về văn học dân gian thì không bao giờ lôi cuốn được ngài. Đôi khi người ta có thể tiếc vì không cảm thấy sự dồi dào của cái cụ thể. Vì mục đích của ngài không phải như của nhà viết sử về tôn giáo và càng không phải như nhà dân tộc học. Ngài chỉ vội vã đi vào tâm điểm của mỗi tôn giáo, đi vào chiều kích của niềm tin và của cuộc sống, đi vào đúng mấu chốt của các học thuyết của nó. Chú ý của ngài đều tập trung vào sự linh đạo, đó chính là “đường lối Varillon”, “tinh thần Varillon”, nếu người ta cho phép tôi sử dụng theo kiểu ngôn ngữ hiệp sĩ.

Không phải ngài khinh chê những gì có thể đem lại nhờ sự mô tả đầy đủ về tính cách khoa học của các tôn giáo: lịch sử, dân tộc học, những tương tự về tâm lý học và xã hội học, những nghiên cứu tương đương với các nghi lễ, nhưng thủ tục và những não trạng… Nhưng, đối với ngài, lãnh vực về linh đạo là trên hết và sâu sắc nhất. Ở đâu cũng vậy, ngài hướng dẫn các độc giả của ngài tới cái kinh nghiệm thật sự lt; ở đâu cũng vậy, ngài khơi dậy sự chú ý về tính năng động của tâm thức trong chiều sâu của nó.

Cuối cùng thì ngài tiến tới với các tôn giáo khác cũng như ngài đến với Kitô giáo, nghĩa là cái gì làm nên tinh túy của chúng. Ngài nhắc lại nhiều lần câu nói của Péguy: “Những cuộc tranh luận chỉ có hiệu lực khi chúng nhắm những chiều cao.” Sự gặp gỡ thật sự thì nằm ở tầm mức tri thức của một niềm tin, nghĩa là về điều sâu sắc nhất nó có thể nói được về Thiên Chúa, về cương vị của con người và về sự thành toàn vẹn của sứ mạng con người. Cái nhìn của ngài thì một trật vừa là triết lý, thần học và thần bí. Không phải là ngẫu nhiên, nếu ngoài cái nguồn tư liệu đã kể ở trên, những qui chiếu giúp ngài cảm hứng còn là của: Albert Cultat, Jules Monchanin, Henri de Lubac, Gershom Sholem, Abraham Heschel, André Neher…

Hơn nữa, ở đây chúng ta đựng vào tâm điểm mục tiêu của ngài, vì trước hết ngài tìm cách giúp chúng ta có được lương tri trong sáng nhất về cái độc đáo đặc biệt của niềm tin Kitô giáo và cũng giúp chúng ta có được cuộc đối thoại kia với các linh đạo của các tôn giáo khác. Đây là cơ hội để nghĩ lại về những dạng thái lớn và sâu thẳm nhất của mầu nhiệm Kitô giáo. Ngài đã nói rõ điều đó ngay ở bài thuyết trình đầu tiên của ngài: “Câu hỏi phải được đặt ra trong lúc đối diện với các tôn giáo là đạo Kitô giáo mang lại cho tôi cái gì là tuyệt đối duy nhất và không thể thay thế?”

Sự đối mặt trong cái đích thực ở đây, đương nhiên làm nảy sinh ra sự khác biệt và bắt chúng ta phải định vị cho nó và giải thích nó. Nó lại trở nên đối mặt với cái khác. Theo cha Francois Varillon sự đối mặt này không bao giờ lại được triển khai dưới cung cách của một sự chối từ, một luận chiến, một chống đối, một sự tự mãn. Nó là một đòi hỏi thật đơn giản nhưng không thể bẻ cong sự thật của cả đôi bên. Chính ngài thường hay dùng từ ngữ đối mặt, nhưng ngài lại cảm thấy có điều gì nguy hiểm và chưa rõ nghĩa, nên ngài đã tìm cách diễn tả nó: “Đào sâu có thể là một từ ngữ đúng hơn là đối mặt. Ngữ vựng ở đây cũng giúp khá nhiều. Có một sự liên kết giữa những chữ frontière (biên giới), confrontation (chạm trán, đối mặt) và affrontement (đương đầu). Biên giới là một giới hạn ngăn cách hai quốc gia. Người ta nói về một cánh đồng khi nó đối mặt với một con đường. Còn đương đầu nói theo kiêuủ thơ vịnh đối chất nhau, thì đây là hai cái đầu nhìn nhau, hay hai vật thể để “đối diện” nhau, về phía mũi nhọn hay phần sắc bén của nhau. Vậy thì đi từ đương đầu đến tấn công chỉ là một bước, đương đầu với ai, tức là coi người đó là kẻ thù và tự cho rằng mình sẽ thắng.”

Vào những năm 70, cha Varillon rất lo lắng về những cuộc biểu tình của phe tôn giáo hỗn hợp đang diễn ra lúc đó, vì sự hâm mộ phần nào đối với các tôn giáo Á châu. Ngài không thể giữ thái độ bàng quan trước những chuyển tiếp từ tôn giáo này sang tôn giáo khác. Sự san bằng dễ dàng giữa các tôn giáo đối với ngài là một sự lệch lạc nghiêm trọng, một sự khinh miệt toàn diện đối với một tôn giáo, và một sự không hiểu biết gì về cái đặc thù của mỗi tôn giáo và nhất là đối với Kitô giáo. Ngày nay, người ta sẽ nói gì khi những đề tài về tôn giáo được khai thác để mỗi người tùy nghi sử dụng theo như những tình cảm dễ biến động của mình và những nhu cầu tiện nghi cảnh nội thất của họ! Chính do từ nỗi lo lắng đó mà cha đã dấn thân vào công việc khó khăn này.

Vậy có cần phải tưởng tượng rằng những bài thuyết trình này chẳng qua là như một của cống nộp hoàn toàn nhất thời, do những hoàn cảnh bên ngoài, gần như xuất hiện bên lề lộ trình thuộc lãnh vực tinh thần và trí tuệ của ngài vào lúc đó chăng? Người ta biết rằng, trong những năm đó, suy nghĩ cá nhân của ngài đã bị tập trung vào ý niệm Kitô giáo của Thiên Chúa; các tác phẩm mang tính chất một sự khám phá thực sự về thần học của ngài, đều nằm ở trong thời kỳ này: “Tính khiêm hạ của Thiên Chúa” (L’Humilité de Dieu) và “Nỗi thông khổ của Thiên Chúa”(La souffrance de Dieu), trong khi chờ đợi “Sự vui mừng của Thiên Chúa” mà ngài không còn đủ thời gian để kết thúc nó. Quả thật, sự cố gắng về tư tưởng và văn viết của cha cũng thật hùng vĩ và “lôi cuốn như nam châm” (để nhắc lại một trong các câu nói của ngài) trong hai kiệt tác của ngài mà người ta còn tán tụng về phẩm chất văn chương trong đó nữa. Tuy nhiên, thật không thể không cảm thấy ở trong hai tác phẩm trên, cũng cùng một bầu khí, cùng một tiếng vang, cùng một sự lo toan để tiến tới cái thực tại tôn giáo sâu sắc nhất.

Thật ra, người ta có thể đi xa hơn điều mà Francois Varillon đã làm trong sự gặp gỡ, nhất là với các tôn giáo Phương Đông. Những độc giả đến từ những phương trời khác có thể cảm thấy khó chịu vì thấy một người Kitô hữu giải thích quá nhanh về những tôn giáo mà họ không có kinh nghiệm. Nhưng ở giữa lòng gia đình nhân loại, nhất là ngày nay, cuộc đối thoại và sự đối mặt giữa người tín hữu với nhau không phải là việc làm tùy tiện; ở đây cần thiết phải có sự trao đổi nhân bản, sự tôn trọng lẫn nhau, và không nên chỉ dành riêng cho những nhà chuyên môn. Cuộc đối thoại này đòi hỏi mỗi người phải có trình độ để có thể góp phần mình vào, miễn là tất cả phải ở trong sự trung thực, sự kính trọng và sự thật. Vì nếu không, trong một thế giới đầy ắp những tư tưởng đủ loại thì sự thông tin đích thực sẽ không còn gì là tính chất và sẽ dẫn đến một sự chỉ hời hợt ở bề mặt. Như vậy, người ta sẽ nhanh chóng đánh mất căn cước của mình và trở nên món đồ chơi cho những hình ảnh nối tiếp nhau. Cuộc đối thoại đòi hỏi phải có sự đối mặt.

Tôi xin được phép gợi lên ở đây một kỷ niệm. Cũng nào thời gian này, sự may mắn trong một cuộc gặp gỡ ở Munich đã cho tôi cơ hội khiêu khích một nhà thần học Công Giáo nổi tiếng vào thế kỷ đó, Karl Rahner, về vấn đề cuộc đối thoại giữa người Kitô hữu với tín đồ của các tôn giáo khác. Câu trả lời của ngài có pha trộn một chút hài hước, chút hài hước này đối với tôi là một soi dẫn. Ngài nói đại khái: Thiền tông của đạo Phật phải chấp nhận điều tôi nói rằng, làm thế nào, trong niềm tin Kitô giáo của tôi, tôi thấy được cái qui chế tinh thần của họ, nghĩa là vị trí của nó ở trong sự Cứu độ của Đức Kitô nằm ở đâu, làm sao tôi tin rằng Chúa Thánh Thần cũng có thể nói với họ điều đó, thì hoặc là gian lận đối với họ, hoặc tôi từ bỏ niềm tin của tôi. Nhưng tôi không miễn cưỡng họ sáp nhập vào đạo Kitô giáo; bởi tôi không hề đòi họ phải nhìn nhận những qui chế tôn giáo của họ theo kiểu cách của tôi. Hơn nữa, tôi cũng phải như vậy, sẵn sàng chấp nhận người Phật tử nhìn tôi ra sao, và ngay cả một lúc nào đó, họ thấy tôi là một người mê tín dị đoan khủng khiếp. Không có sự thành thật trong lời nói của người này về người kia, đối mặt với nhau và hoàn toàn trung thực, không có sự thành thật về căn cước của mỗi người, thì không còn đối thoại và không còn sự thật trong sự thông tin giữa con người.

Nếu bài thuyết tình của cha Varillon được mọi người ca tụng vì những kinh nghiệm vĩ đại của cha về tôn giáo, và không đượm một chút tinh thần luận chiến nào, thì ích lợi cao quí nhất và phong phú nhất là sự lấy lại căn cước của mình, trong bối cảnh của cuộc đối thoại và sự đối mặt, và đối với các thính giả người Kitô hữu, thì đó là những sắc thái cao cả của niềm tin Kitô giáo. Chúng ta hãy để ý loạt đề tài này thường hay xuất hiện trong các bài thuyết trình của cha. Và người ta sẽ thấy – có khi ở đây mạnh hơn và sâu hơn ở chỗ khác – những suy nghĩ của cha về cái nhìn Kitô giáo đối với việc Tạo dựng, đối với mầu nhiệm của Thiên Chúa hiện sống, nghĩa là của Thiên Chúa Ba Ngôi, đối với ý nghĩa của việc Nhập Thể như là một Mạc khải vô song của sự cao cả và của số phận con người, đối với những đòi hỏi của công bình và đối với sự khẩn trương của việc dấn thân vào cuộc phiêu lưu nhân loại của đoàn thể được coi như là không thể tách biệt niềm tin vào một Thiên Chúa vốn là Tình yêu… Chúng ta đang ở trên bình diện những vấn đề cốt lõi của tinh thần. Chúng ta đang đụng vào niềm tin Kitô giáo ở chóp đỉnh của nó, ở mũi nhọn quyết định của nó, ở chính cái lý lẽ không thể xâm phạm của nó. Người ta sẽ không ngạc nhiên đọc được ở trong cuốn sách này những phát biểu thâm sâu nhất của cha về ý nghĩa của Chúa Ba Ngôi, của sự ban tặng nhưng không và của mối quan hệ cá nhân với Thiên Chúa, về việc con người được dựng nên để nhận biết Chúa nhưng lại chỉ có thể lãnh nhận Người. Và luôn luôn nổi lên nỗi đam mê của việc nhân loại hóa: “Trong viễn tượng của Kinh Thánh, Thiên Chúa muốn có thế giới; cho nên thế giới đến từ cái không không rồi ngang qua con người để đến với Thiên Chúa, đến nỗi hành động của con người hướng tới thế giới cũng là một hành động hướng tới Thiên Chúa”.

Bây giờ chúng ta chỉ còn phải nói qua về việc định vị cho các bài thuyết trình này trong những diễn tiến hoạt động của Varillon và gợi lên những tái khám phá mới đây của chúng.

Vào giai đoạn chót của đời cha trong hơn mười hai năm, cứ mỗi mùa đông từ tháng mười đến tháng ba năm sau, cha lại thực hiện một loạt sáu bài thuyết trình trong các thành phố khác nhau của nước Pháp và Thụy Sĩ. Cha cứ đi khi mươi lăm cửa tọa khác nhau, có những năm có đến hai mươi lăm cử tọa khác nhau, và các cử tọa này thường là từ vài trăm người.[5]

Bị ám ảnh bởi lòng hăng say muốn làm cho người Kitô giáo hiểu được niềm tin của họ với tác động sâu xa của nó như là một sự phong phú của cuộc đời và sự thành toàn ơn gọi của con người, ngài tập trung chú ý vào những thực tại chủ yếu của niềm tin đó: “Điều cốt yếu của cái cốt yếu”, như ngài thường hay nói. Nhờ những ghi chú ngài để lại và chúng ta chứng minh cho một công việc liên tục được sửa chữa và thời sự hóa, nhờ những băng ghi âm do các thính giả, ngay từ khi máy ghi âm loại nhỏ trở thành thông dụng, nhờ những nghi chú rất dài, sử dụng đúng lúc bởi những thính giả khác, chúng ta có thể thiết lập phần lớn các loạt bài thuyết trình này.

Vì thế, ngài đã đưa ra những hệ tác phẩm về sự Tạo dựng, về kinh Tin Kính, về Giáo Hội, và các bí tích, hay cả về Đức tin, đức cậy, đức mến và cả về sự khai sinh ra các Phúc âm, về Tạo dựng, về tội tổ tông truyền và về hỏa ngục…

Chúng ta còn được hưởng một công việc rất tỉ mỉ và đáng giá, với sự cộng tác của Bernard Housset tại Pau để tìm ra những đề tài chủ yếu cho loạt bài viết trong cuốn. Joie de croire, joie de vivre (Niềm vui được tin và niềm vui được sống) dành cho dân chúng rộng rãi hơn, cuốn sách này, cứ năm này sang năm khác lại có thêm nhiều độc giả mới, sau mười lăm năm khi thuyết trình viên đã qua đời. Và nhà xuất bản Chemin-Neuf tại Lyon, mỗi năm lại đưa vào danh mục của họ những cuốn băng cát-xét của cha Varillon, làm tăng thêm sức mạnh của ngôn từ và sự nồng nhiệt của tiếng nói dành cho ánh sáng của trí tuệ. Loạt bài thuyết trình về cuộc đối thoại với các tôn giáo lớn mà Francois Varillon đã thực hiện vào mùa đông năm 1974-1975 thuộc hẳn về một loại đề tài riêng biệt, và những bài này, vì thế, có nguy cơ không đến được với các độc giả khác, đây là điều có thể làm ngưng trệ công việc sáng tác của ngài về Đức tin. Ngay lúc này, người ta không nghĩ đến việc hỏi tác giả cuốn Eléments de doctrines chrétiennes (Những yếu tố của học thuyết Kitô giáo) và cuốn L’Humilité de Dieu (Đức khiêm hạ của Thiên Chúa) về những gì các tôn giáo lớn không Kitô đã đem lại cho hai cuốn trên và những vấn đề mà các tôn giáo kia đã gợi lên cho người Kitô giáo.

Các bài thuyết trình trên đã một thời bị lãng quên nếu không có sự khởi xướng của ông Gérard Egnell khi ông tìm được một cuốn băng ghi âm của cha ông để lại là ông Axel Egnell, ông này là cựu phụ trách Phong trào Công Giáo Tiến hành, là một thành viên của nhóm các gia đình được cha Varillon hướng dẫn và là một thính giả trung thành của các buổi thuyết trình của cha. Khi khám phá ra được tài liệu nói chuyện này ngay sau cuộc tĩnh tâm cuối cùng của Francois Varilon.[6] Ông đã chú ý đặc biệt đến nó và đã trao nó cho tôi. Sau đó, các bạn bè và những người quen biết đã bổ sung vào bằng một cuộn băng cát-xét khác và hai bài sao chép cũng của loạt bài này, nhưng được thuyết trình trước những cử tọa khác.

Công việc lập lại một bản văn cho đầy đủ hơn và gần hơn với các bài thuyết trình đã được thực hiện trước đây, đang được tiến hành thì bất ngờ tôi lại may mắn tìm được chính bản văn của Francois Varillon, ở giữa những đống giấy tờ còn được lưu trữ ở Châtelard, ngôi nhà dòng Tên ở gần Lyon, nơi cha đã ở vào năm 1972 cho đến khi qua đời vào năm 1975. sáu mươi ba trang đánh máy, chữ nhỏ và không xuống hàng; hơn 4.400 chữ mỗi trang (!), không một phụ đề. Có vài chữ hay câu được gạch ở dưới, đôi khi bằng bút đỏ: một cách để chú ý cho ngày thuyết trình.

Để xuất bản, chúng tôi đã phải dựa vào bản văn của thuyết trình viên và đồng thời, nếu được, cũng phải lưu ý tới những thích nghi và những triển khai trong những bài nói chuyện của cha. Quả thật, ngay cả nếu, trong những lần thuyết trình cha Varillon có theo sát bài đánh máy, cha vẫn biến văn viết của nó thành văn nói nhiều hơn, nói rõ hơn một vài chữ hay ý câu, hoặc bỏ đi một vài đoạn khó hiểu hoặc quá dài. Nhất là cha triển khai nhiều hơn sự đối mặt với những ý niệm sâu sắc của Kitô giáo, mà không sợ phải lặp lại nhiều lần. Cha cũng chú ý tới những khó khăn được nêu lên do cử tọa của lần thuyết trình trước. Trước khi chấm dứt, cha trả lời một vài câu hỏi do cử tọa đặt ra, và trao đổi với họ như trong một cuộn băng ghi âm có ghi lại. Những câu nói này đã làm phong phú thêm đáng kể cho bài viết của cha.

Để đưa ra xuất bản cũng đòi hỏi phải làm nổi bật lên những khúc đoạn được phân ra thành những đoạn chính và phụ với những chủ đề lớn và những phụ đề, và nếu được, phải nêu rõ nguồn gốc của các câu đối chiếu, hoặc thêm vào những ghi chú cần thiết để giải thích.

Vì là những bài thuyết trình nói miệng, do đó chúng tôi cố gắng hoàn lại cho nó theo văn đọc, dễ hiểu hơn, đôi khi rộng nghĩa hơn, và cũng sôi nổi hơn bằng giọng đọc. Nói tóm lại thì lời của Francois Varillon luôn khúc chiết, điềm đạm và được cân nhắc. Những nhà ngôn ngữ học thường phân biệt giữa văn đọc miệng (Style oral) và văn nói (style parlé); vậy điều đáng nói, là quả thật cha Francois Varillon có một văn đọc miệng (style oral) rất tốt. Đây quả là một kinh nghiệm phong phú và cũng là một điều thú vị được nghe cha nói và viết lại những gì cha đã nói.

Saint – Gratien, Noel 1994

Charles Ehlinger.

[1] theo những chỉ dẫn về ngày tháng ghi tên các băng cát-xét hay các tờ sao chép, cha Varillon đã thực hiện ở nhiều nơi khác nhau, cũng cùng sáu bài thuyết trình này vào mùa đông 1974-1975, cứ mỗi tháng một bài và theo thứ tự như sau: thuyết tương đối (relativisme, tháng 10), Hồi giáo (tháng 12), Ấn giáo (tháng giêng), Phật giáo (tháng hai), các tôn giáo Đông Phương và mầu nhiệm Kitô giáo(tháng ba). Những chủ đề trên đây đã được cha đánh máy ra.

[2] Trong những bản thảo thường có ghi lại tên của một tác giả, hoặc nhan đề của một tác phẩm thường hay được sử dụng, nhưng lại không nói rõ hơn về những qui chiếu được dùng trong đó. Vì thế, khá mà xác định được đâu là đầu hay cuối của một lời trích dẫn, bởi cha ít khi sử dụng những ngoặc kép. Tôi đã cố gắng hết sức để tìm ra vị trí của các câu trích dẫn này hoặc xác định những đoạn văn được trích lại, hoặc chỉ rõ những qui chiếu chính xác tùy theo khả năng. Hơn nữa, về các bài nói chuyện, ngài thường sử dụng lối nói trực tiếp, ngài thích ứng cách nào đó về câu trích dẫn kia, mối quan tâm hàng đầu của ngài là làm cho người ta hiểu được ý ngài muốn nói. Đôi khi ngài phải dùng những ngoặc kép (nháy nháy) riêng biệt để nhắc lại chữ gốc của nó một cách tự do hơn.

[3] Chúng ta cũng nên biết rằng, ở đây cũng như chỗ khác, cha Varillon luôn đi kèm với các thày dạy mà ngài ưa thích. Ngài thường nhắc đến trước tiên, cha Henri de Lubac, và cả Charles Péguy, Paul Claudel, Pierre Game… hay cả Fénelon và Wagner nữa.

[4] Tuy nhiên, ngài không có ý đưa ra một khoa học về việc xâm nhập vào các tôn giáo cho chính bản thân các tôn giáo đó. Nhưng vào cuộc rồi, ngài phải lật ván bài. Ý của ngài là giúp cho người Kitô giáo suy nghĩ. Ngài đi theo mục đích này để đào tạo về Kitô giáo ở hai mức độ: sự phong phú do khám phá ra kinh nghiệm tâm linh của người khác mang đến, và việc ý thức về điều làm nên cái độc đáo của đạo Kitô giáo.

[5] Trong bài “Beaté du monde et souffrance des hommes”, “Vẻ đẹp của thế giới và nỗi khổ của con người” cuộc nói chuyện với cha Charles Ehlinger (Centurion, Paris, 1980, p.121-140) ngài nói sự quan trọng mà ngài tặng cho mỗi chức vụ thuyết trình viên lưu động của ngài, ở đây ngài nói đùa là ngài phải qua cứ mỗi mùa đông là “mười sáu cuộc hôn nhân trong tháng”.

[6] “Vivre le christianisme”, Centurion, Paris, 1992.

1 2 3 4

Comments are closed.

phone-icon