Lửa thiêng

0

 

LỬA THIÊNG

(Sưu tầm)

Mục đích Lửa Thiêng:
– Giáo dục tự nhiên: Giúp trở nên hoạt bát, tháo vát, khả năng ca vũ kịch, nhất là có thể sống tự nhiên trong sinh hoạt tập thể.
– Giáo dục tự nhiên: Giúp trở nên hoạt bát, tháo vát, khả năng ca vũ kịch, nhất là có thể sống tự nhiên trong sinh hoạt tập thể.

Ý nghĩa Lửa Thiêng Thánh Thể:
– Gặp gỡ, tình gia đình hiệp nhất (sum họp quanh lửa).
– Chia sẻ cảm nghiệm đức tin (qua các tiết mục)
– Vui (Có Chúa hiện diện, như với Moi-sen, Ða-vít..): Nhận biết Chúa hiện diện khi cùng họp mặt ôn lại những việc Chúa làm cho nhân loại qua Thánh Kinh hoặc chính đời mình.
– Kết thúc một ngày: Ðặt trên lửa những hy sinh, buổn vui của một ngày (Chấm dứt Ngày Thánh Thể…xin Chúa nhận như Lễ Toàn Thiêu, ban lại niềm vui và đêm bình an).

Tiết mục Lửa Thiêng:
– Phải theo chủ đề Khung Cảnh Thánh Kinh huấn luyện.
– Diễn từ Cựu Ước đến Tân Ước.
– Không xuyên tạc, chế nhạo Thánh Kinh (Gây gương mù, gương xấu … Để ý ngôn từ cho hợp thời, hợp cảnh)
– Nên tập trung và xoáy mạnh vào một vấn đề mà thôi, tránh rườm rà, lan man.
– Nếu cần, cũng phải hy sinh nụ cười để việc diễn tiết mục duy trì được ý nghĩa giáo dục, nhất là giáo dục đức tin (Mỗi tiết mục là một bài học Thánh Kinh: Lửa Thiêng khác với Lửa Vui của các đoàn thể khác)
– Việc hóa trang đóng vai trò rất quan trọng trong tiết mục Lửa Thiêng.
– Ðể ý đến thời gian, một tiết mục từ 5 đến 10 phút là tốt, không nên kéo dài quá 15 phút.
– Có nhiều thể loại tiết mục: Hợp ca, liên khúc, hoạt cảnh, kịch vũ và liên vũ…. cần phải thay đổi cho thích hợp..

Bài hát Lửa Thiêng:
1. Gọi Lửa: Lửa Thiêng ơi, hày đến bừng sáng lên…..(Hát lần đẫu vừa, lần hai nhanh dần, lần ba dồn dập.Thường khi hát đến lẫn hai, lửa đã được thắp lên trao cho Sa Mạc Trưởng hoặc người được ủy nhiệm để châm lửa).

2. Chào Lửa: Ố ô ô ô (2 lần), Cầm tay nhau quay vòng bên lửa mới….

3. Câu chuyện tình thương: Một người hát, tất cả láy..

4. Tàn Lửa:

Mang lửa về Tim: Màn đêm buông lơi theo ánh lửa dần tàn….(Lần đầu hát vừa, lần hai chậm, nhỏ dần..)

5. Vũ điệu Lửa Thiêng:
  – Người vũ cần nắm chắc nhịp của bài hát..
  – Nên vừa hát vừa đếm sô: 1, 2, 3, 4.. để quen với nhịp..
  – Sau đây là diễn tiến vũ điệu bài Chào Lửa:
  – Tất cả đứng thành vòng tròn, quay mặt vào đống lửa:

1. Ố ô ô ồ
a. Giơ hai tay thẳng lên qua đầu, ngón tay rung rung
b. Cúi mình buông tay xuống thấp, tay vẫn rung.
c. Thẳng người giơ tay lên vẫn rung
d. Ðứng thẳng người, hai tay buông xuôi xuống bên hông.

2. Ố ô ô ồ: như trên..

3. Cầm tay nhau quay vòng bên lửa mới: Cầm tay nhau nhảy từng bước một thoe nhịp về bên phải, chân trái bước trước

4. Lửa bốc cháy tâm hồn ta hăng hái: Như câu (3) nhưng đi ngược lại..

5. Ðón ánh Lửa Thiêng: Ðứng lại, quay mặt vào giữa, cả vòng nắm tay nhau, chữ “Ðón” giơ lên, chữ “Ánh” buông xuống, chữ “Lửa” tay giơ lên, chữ “Thiêng” buông xuống, vẫn cầm tay.

6. Ðây đoàn ta chung lời ca: Nhảy vào trong 2 bước, chân trái bước trước đặt xuống đất ở chữ “ta” đồng thời tay vung lên, chân phải đặt xuống đất ở chữ “ca” đồng thời tay cũng vung lên

7. Bên lửa bập bùng: Vung tay và nhảy như trên nhưng giật lùi và chân phải bước trước

8. Bập bập bùng lửa thiêng reo vui, nhạc trầm trầm hòa ca chơi với: Hai tay đặt trên hông nhảy vào 5 bước, chân trái bước trước

9. Lửa rực sáng chiếu đêm âm u, anh em ơi ta cùng nhau lên tiếng ca rằng (vỗ tay 3 cái): Chân phải đá lên ở chữ “sáng”, rồi nhảy lùi lại 5 bước..

10. Lửa linh thiêng soi màn đêm u tối: Trở lại từ đầu như câu (3).

11. Lửa cháy sáng ấm lòng ai lạnh lẽo: Như câu (4)

12. Lửa thiêng muông đời: Như câu (5).

13. Ta cùng vui đem lửa thiêng: Như câu (6)

14. Soi lòng mọi người: Như câu (7).

15. Ố ô ô ồ: Tất cả quay sang phải, giơ hai tay lên trời, vừa rung vừa đi ngược chiều kim đồng hồ, nhẹ nhàng theo nhịp

16. Ố ô ô ồ: Quay lưng lại, cũng giơ hai tay rung, đi thuận chiều kim đồn hồ, vừa chấm dứt bài hát, quay mặt vào giữa vòng và vỗ tay mừng lửa sáng…

 

 

Comments are closed.

phone-icon