Antôn Padua – Vị thánh của cả thế giới

0

ANTÔN  PADUA – VỊ THÁNH CỦA CẢ THẾ GIỚI

Đức Giáo Hoàng Lê-ô XIII nói: “Thánh Antôn không phải là vị thánh của riêng thành Padua nhưng là vị thánh của cả thế giới Công Giáo”.

Thánh Antôn tên thực là Ferdinand, Ngài còn có biệt hiệu là Padua vì thành phố này đã được diễm phúc lưu vết chân Ngài khoảng thời gian khá lâu và còn là nơi Ngài an giấc ngàn thu. Ngài chào đời ngày 13-08-1195 tại Lisbone, Tây-Ban-Nha trong một gia đình quyền quý.

Bước tu trì đầu tiên của Ngài là dòng thánh Augustinô. Năm 1220, ngài bắt đầu vào nhà tập và sau hai năm tập luyện nhân đức, thầy được gửi tới học tại Coimbre nơi qui tụ nhiều giáo sư lỗi lạc từ đại học Balê tới. Mãn khoá, thầy được Bề trên gọi lên chức Linh mục.

Khi thấy các thầy dòng anh em hèn mọn con cái thánh Phanxicô khó khăn sống khiêm nhường khắc khổ đi khất thực, nhiệt thành với các công cuộc truyền giáo, bị nhà cầm quyền Hồi Giáo bắt, hành hạ cực nhọc và cuối cùng bị sát hại chỉ vì tội rao giảng danh Chúa Giêsu Kitô, ngài đến gõ cửa nhà của các thầy Hèn Mọn và ngỏ ý xin nhập dòng với một điều kiện thật táo bạo: “Thưa cha, nếu cha đề nghị cho con sang miền Hồi Giáo rao giảng Chúa Giêsu thì con xin sẵn sàng gia nhập dòng cha ngay”. Lời thỉnh nguyện của cha được chấp thuận và cha được mặc áo dòng anh em Hèn Mọn đồng thời đổi tên là Antôn.

Cha Antôn được sai đi truyền giáo tại Phi Châu. Nhưng vừa tới Phi Châu, cha liền ngã bệnh nặng. Trên đường về, tàu bị bão đánh bạt vào đảo Sicile, Ý. Bề trên tỉnh dòng sai ngài đến giúp việc tại nhà dòng Monte Paolo, cha được trao cho công tác rửa bát quét nhà. Sau cha lại được sai đến trú tại nhà dòng Forti, cũng quét nhà, rửa bát. Các cha dòng Đaminh ghé thăm, cha Bề trên mời khách phát biểu nhưng bị từ chối. Cha Bề trên cho gọi cha Antôn từ bếp lên phát biểu. Vì đức vâng lời, cha phải vui nhận mặc dầu chưa chuẩn bị gì. Bài diễn văn của cha đã đã gói ghém biết bao nhiêu tư tưởng cao siêu với một giọng nói hùng hồn chứa chan sức sống và với kiểu diễn đạt sáng sủa, hoa mỹ, đầy trích dẫn Thánh kinh và Giáo phụ.

Cha giảng tại Romagne và nhiều tỉnh khác. Nhờ đời sống thánh thiện tuyệt vời, kèm theo tài hùng biện sẵn có và Chúa đã cho ngài làm nhiều phép lạ nên bất cứ ở đâu cha cũng qui tụ được một số thính giả rất đông đảo.

“Nếu con ngựa của ông thờ lạy Chúa Giêsu ngự dưới hình bánh thì tôi mới tin”. Người lạc giáo về và bắt con vật nhịn đói hai ngày liền. Đến ngày thứ ba, ông dắt ngựa tới, một bên để đống cỏ ngon và một bên cha Antôn cầm Thánh Thể giơ cao. Lạ lùng thay, con vật mặc dầu đói cũng không ăn cỏ mà lại quỳ xuống thờ lạy Thánh Thể….

Cha Antôn giảng, những người lạc giáo tỏ thái độ không muốn nghe, họ bịt tai và quay gót bước đi. Trước thái độ kiêu căng ấy, cha thánh Antôn khiêm nhường nói: “Vì loài người không xứng đáng nghe Lời Chúa thì ta sẽ giảng cho cá nghe vậy”. Ngài ra bờ sông giảng dạy, từng đàn cá nhô đầu lên, há hốc miệng nghe. Lòng nhiệt thành của cha đã được Chúa ân thưởng xứng đáng bằng nhiều phép lạ thời danh và nhất là bằng việc chính Chúa Hài Đồng nhiều lần hiện ra cho cha ôm ẵm.

Về Ý, tại Padua, cha tổ chức nhiều buổi giảng thuyết. Trước còn ở trong nhà thờ, dần dần số thính giả quá đông, không thánh đường nào có thể dung nạp hết, cha phải đứng giảng ngoài trời trên bãi cỏ rộng mênh mông. Kết quả: những kẻ giàu có chuyên nghề đặt nợ ăn lãi nay đã bỏ lòng tham lam, những hạng du thủ du thực chuyên sống nghề cướp giật nay cũng đã cải tà quy chính, còn những tín hữu vốn đơn sơ chất phác đều nô nức đua nhau tiến bộ trên đàng thiêng liêng.

Ngày 13-06-1231, sau khi chịu Bí tích Xức Dầu, hát thánh vịnh, chúc tụng Đức Maria, cha Antôn đã nghỉ an trong Chúa tại Padua.

Lm. HKT

Comments are closed.

phone-icon