Gioan chỉ cho thấy Đức Kitô và vương quốc của Người sắp đến – SN Song ngữ Chúa Nhật II MV, năm A

0

Sunday (December 8):  John points to the coming of Christ and his kingdom

Scripture: Matthew 3:1-12

1 In those days came John the Baptist, preaching in the wilderness of Judea, 2 “Repent, for the kingdom of heaven is at hand.” 3 For this is he who was spoken of by the prophet Isaiah when he said, “The voice of one crying in the wilderness: Prepare the way of the Lord, make his paths straight.” 4 Now John wore a garment of camel’s hair, and a leather girdle around his waist; and his food was locusts and wild honey. 5 Then went out to him Jerusalem and all Judea and all the region about the Jordan, 6 and they were baptized by him in the river Jordan, confessing their sins. 7 But when he saw many of the Pharisees and Sadducees coming for baptism, he said to them, “You brood of vipers! Who warned you to flee from the wrath to come? 8 Bear fruit that befits repentance, 9 and do not presume to say to yourselves, `We have Abraham as our father’; for I tell you, God is able from these stones to raise up children to Abraham. 10 Even now the axe is laid to the root of the trees; every tree therefore that does not bear good fruit is cut down and thrown into the fire.  11 “I baptize you with water for repentance, but he who is coming after me is mightier than I, whose sandals I am not worthy to carry; he will baptize you with the Holy Spirit and with fire. 12 His winnowing fork is in his hand, and he will clear his threshing floor and gather his wheat into the granary, but the chaff he will burn with unquenchable fire.”

Chúa Nhật     8-12           Gioan chỉ cho thấy Đức Kitô và vương quốc của Người sắp đến

Mt 3,1-12

1 Hồi ấy, ông Gio-an Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng:2 “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.”3 Ông chính là người đã được ngôn sứ I-sai-a nói tới: Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.4 Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn.5 Bấy giờ, người ta từ Giê-ru-sa-lem và khắp miền Giu-đê, cùng khắp vùng ven sông Gio-đan, kéo đến với ông.6 Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan.7 Thấy nhiều người thuộc phái Pha-ri-sêu và phái Xa-đốc đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?8 Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối.9 Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: “Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham.” Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Áp-ra-ham.10 Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa.11 Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa.12 Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.”

Meditation: 

What kind of Messiah did God promise to send to his people and how would he bring God’s kingdom to them? The prophet Isaiah foresaw the day when God would raise up a Messianic King long after King David’s throne had been overthrown and vacant for centuries. God promised that he would raise up a new king from the stump of Jesse, the father of King David (Isaiah 11:1). This messianic king would rule forever because the Spirit of God would rest upon him and remain with him (Isaiah 11:2).

Isaiah’s prophecy of the Messiah

Isaiah prophesied that the Messiah would be equipped with the gifts of the Spirit – with wisdom, understanding, counsel, might, knowledge, and fear of the Lord (Isaiah 11:2 – for an explanation of the gifts see this helpful article). This king would establish the kingdom of God, not by force of human will and military power, but by offering his life as the atoning sacrifice for the sin of the world. Through his death on the cross, Jesus, the true Messiah King, would defeat Satan, overcome death, and win pardon and reconciliation for sinners. God’s plan of redemption included not only the Jewish people but all the nations of the earth as well. Through his death and resurrection Jesus makes us citizens of heaven and friends of God. The Lord Jesus wants us to live in joyful hope and confident expectation that he will come again to fully establish his kingdom of righteousness and peace.

 

 

John the Baptist’s prophecy of the Messiah

Why did John the Baptist prophesy that the Messiah would come and “baptize with the Holy Spirit and with fire” (Matthew 3:11)? Fire in biblical times was often associated with God’s presence and with his action in the lives of his people. God sometimes manifested his presence by use of fire, such as the burning bush which was not consumed when God spoke to Moses (Exodus 3:2). The image of fire was also used to symbolize God’s glory (Ezekiel 1:4, 13), his protective presence (2 Kings 6:17), his holiness (Deuteronomy 4:24), righteous judgment (Zechariah 13:9), and his wrath against sin (Isaiah 66:15-16). Fire was also used as a sign of the Holy Spirit’s power and presence (Matthew 3:11). When the Holy Spirit was poured out on the day of Pentecost, tongues of fire appeared over the heads of the apostles and disciples of Jesus (Acts 2:3). The fire of the Holy Spirit purifies and cleanses us of sin, and it inspires a reverent fear of God and of his word in us. Do you want to be on fire for God and for the return of the Lord Jesus when he comes again in his glory?

John pointed others to the coming of Christ and his kingdom

John the Baptist’s life was fueled by one burning passion – to point others to Jesus Christ and to the coming of his kingdom. Who is John the Baptist and what is the significance of his message for our lives? Scripture tells us that John was filled with the Holy Spirit even from his mother’s womb (Luke 1:15, 41) by Christ himself, whom Mary had just conceived by the Holy Spirit. When Mary visited her cousin Elizabeth John lept in her womb as they were filled with the Holy Spirit (Luke 1:41). Like the prophets of the Old Testament, John devoted his entire life to prayer and the word of God. He was led by the Holy Spirit into the wilderness where he was tested and grew in the word of God. John’s clothing was reminiscent of the prophet Elijah (see Kings 1:8). The Holy Spirit prepared John for the mission entrusted to him as forerunner of the Messiah, Jesus Christ – the Word of God who became man for our salvation (John 1:1,14). John pointed to Jesus as the Lamb of God who would take away the sins of the world by offering his life on the cross as the atoning sacrifice for our sins and the sin of the world (John 1:29).

 

 

John broke the prophetic silence of the previous centuries when he began to speak the word of God to the people of Israel. His message was similar to the message of the Old Testament prophets who chided the people of God for their unfaithfulness and who tried to awaken true repentance in them. Among a people unconcerned with the things of God, it was his work to awaken their interest, unsettle them from their complacency, and arouse in them enough good will to recognize and receive Christ when he came. Are you eager to hear God’s word and to be changed by it through the power of the Holy Spirit?

A new era of God’s restoration begins

Jesus tells us that John the Baptist was more than a prophet (Luke 7:26). John was the voice of the Consoler who is coming (John 1:23; Isaiah 40:1-3). He completed the cycle of prophets begun by Elijah (Matthew 11:13-14). What the prophets had carefully searched for and angels longed to see, now came to completion as John made the way ready for the coming of the Messiah, God’s Anointed Son, the Lord Jesus Christ. With John the Baptist, the Holy Spirit begins the restoration to the human race of the “divine likeness”, prefiguring what would be achieved with and in the Lord Jesus.

John’s baptism was for repentance – turning away from sin and taking on a new way of life according to God’s word. Our baptism in Jesus Christ by water and the Spirit results in a new birth and entry into God’s kingdom as his beloved sons and daughters (John 3:5). The Lord Jesus gives us the fire of his Spirit so that we may radiate the joy and truth of the Gospel to a world in desperate need of God’s light and truth. His word has power to change and transform our lives that we may be lights pointing others to Christ. Like John the Baptist, we too are called to give testimony to the light and truth of Jesus Christ. Do you point others to Christ in the way you live, work, and speak?

 

 

 

“Lord, let your light burn brightly in my heart that I may know the joy and freedom of your kingdom. Fill me with your Holy Spirit and empower me to witness the truth of your Gospel and to point others to Jesus Christ.”

Suy niệm:

Thiên Chúa đã hứa gởi đến cho dân Người Đấng Mesia như thế nào và làm sao Người sẽ đem nước Thiên Chúa đến cho họ? Ngôn sứ Isaia đã nhìn thấy trước ngày Thiên Chúa sẽ cho trổi dậy một vị Vua Mesia kế nghiệp ngôi báu vua Đavít đã bị lật đỗ và trống ngôi hằng nhiều thế kỷ. Thiên Chúa hứa rằng Người sẽ cho trổi dậy một vị Vua mới từ gốc Jesse, cha của vua Đavít (Is 11,1). Vị Vua Mesia này sẽ cai trị muôn đời bởi vì Thần Khí Thiên Chúa sẽ ở trên Người và ở cùng Người luôn mãi (Is 11,2).

Lời tiên báo của Isaia về Đấng Mesia

Ngôn sứ Isaia đã tiên báo rằng Đấng Mesia sẽ được trang bị với các hồng ân của Thần Khí – thần khí khôn ngoan, minh mẫn, mưu lược, dũng mãnh, hiểu biết, và kính sợ Chúa (Is 11,2 – để giải thích về những hồng ân, xin xem bài viết hữu ích phía bên trái). Vị Vua này sẽ thiết lập vương quốc của Thiên Chúa, không phải bởi sức mạnh ý chí của con người hay sức mạnh quân đội, nhưng bởi việc hiến mạng sống mình làm của lễ đền tội cho thế gian. Qua cái chết của Người trên thập giá, Đức Giêsu, vị Vua Mesia đích thật, sẽ đánh bại Satan, chiến thắng sự chết, và đem lại ơn tha thứ và hòa giải cho tội nhân. Kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa không chỉ dành riêng cho người Dothái mà cho tất cả mọi dân tộc trên trái đất nữa. Qua cái chết và sự sống lại, Đức Giêsu cho chúng ta trở thành công dân nước trời và là bạn hữu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu muốn chúng ta sống trong hy vọng vui mừng và sự mong đợi tin tưởng rằng Người sẽ trở lại để thiết lập trọn vẹn vương quốc công chính và bình an của Người.  

Lời tiên tri của Gioan tẩy giả về Đấng Mesia

Tại sao Gioan tẩy giả nói tiên tri rằng Đấng Mesia sẽ đến và “làm phép rửa với Chúa Thánh Thần và lửa” (Mt 3,11)? Trong Kinh thánh, lửa thờng được liên kết với sự hiện diện của Thiên Chúa và với hành động của Người trong đời sống dân Người. Thỉnh thoảng, Thiên Chúa bày tỏ sự hiện diện của Người bằng cách dùng lửa, như bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi khi Thiên Chúa nói chuyện với ông Môisen (Xh 3,2). Hình ảnh lửa cũng được sử dụng để chỉ vinh quang của Thiên Chúa (Ed 1,4.13), sự hiện diện che chở của Người (2V 6,17), sự thánh thiện của Người (Đnl 4,24), sự minh xét (Dcr 13,9), và cơn thịnh nộ của Người chống lại tội lỗi (Is 66,15-16). Lửa cũng được dùng như một dấu chỉ của quyền năng và sự hiện diện Chúa Thánh Thần (Mt 3,11). Khi Chúa Thánh Thần hiện xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần, các lưỡi lửa xuất hiện trên đầu các tông đồ và môn đệ của Đức Giêsu (Cv 2,3). Lửa của Chúa Thánh Thần thanh tẩy và gột rửa chúng ta khỏi tội lỗi, và nó khơi dậy lòng kính sợ Thiên Chúa và Lời Chúa trong chúng ta. Bạn có muốn trở thành ngọn lửa cho Thiên Chúa và cho sự trở lại của Chúa Giêsu khi Người lại đến trong vinh quang không?

Gioan chỉ cho người khác thấy việc Đức Kitô và vương quốc của Người sắp đến

Cuộc đời của Gioan Tẩy giả được hun đốt bởi lòng khao khát nồng cháy – giới thiệu cho người ta biết Đức Giêsu Kitô và việc vương quốc của Chúa sắp đến. Ai là Gioan Tẩy giả, và ý nghĩa sứ điệp của ông đối với cuộc sống chúng ta là gì? Kinh thánh nói với chúng ta rằng Gioan được tràn đầy Thánh Thần ngay khi ở trong bụng mẹ (Lc 1,15.41) nhờ chính Đức Kitô, Đấng Mẹ Maria đã cưu mang bởi phép Chúa Thánh Thần. Khi Mẹ Maria đi viếng người chị em họ là Elizabeth, Gioan nhảy mừng trong bụng mẹ khi họ được tràn đầy Chúa Thánh Thần (Lc 1,41). Như các ngôn sứ của Cựu ước, Gioan dâng hiến trọn đời mình cho cầu nguyện và cho Lời Chúa. Ông được Chúa Thánh Thần hướng dẫn vào trong hoang địa, nơi mà ông chịu thử thách và lớn lên trong Lời Chúa. Áo quần của Gioan nhắc cho chúng ta nhớ tới ngôn sứ Êlia (V 1,8). Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị Gioan cho sứ mạng được giao phó cho ông là làm tiên phong của Đấng Mesia, Đức Giêsu Kitô – Ngôi Lời của Thiên Chúa, Đấng trở nên người phàm vì phần rỗi chúng ta (Ga 1,1.14). Gioan đã nói Đức Giêsu là Con Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian qua việc dâng hiến mạng sống mình trên thập giá làm của lễ đền tội cho tội lỗi của chúng ta và của thế giới (Ga 1,29).

Gioan phá vỡ sự yên lặng của những thế kỷ trước khi ông bắt đầu nói Lời Chúa cho dân Israel. Sứ điệp của ông tương tự với sứ điệp của các ngôn sứ trong Cựu ước, những người đã khiển trách dân Chúa về sự bất trung của họ và đã cố gắng đánh thức lòng sám hối trong họ. Giữa một dân tộc thờ ơ trước những gì của Thiên Chúa, công việc của Gioan chính là để đánh thức sự chú tâm của họ, làm cho họ biết lo sợ về sự tự mãn của mình, và khơi dậy nơi họ thiện chí để nhận ra và đón nhận Đức Kitô khi Người đến. Bạn có tha thiết lắng nghe Lời Chúa và sẵn sàng thay đổi ngang qua quyền năng của Chúa Thánh Thần không?

Thời kỳ phục hồi mới của Thiên Chúa bắt đầu

Đức Giêsu nói với chúng ta rằng Gioan Tẩy giả còn hơn cả một ngôn sứ (Lc 7,26). Gioan là tiếng nói của Đấng An ủi sắp đến (Ga 1,23; Is 40,1-3). Ông đã hoàn tất thời kỳ của các ngôn sứ, bắt đầu từ Êlia (Mt 11,13-14). Những gì các ngôn sứ đã cẩn thận tìm kiếm, và các thiên thần khao khát nhìn thấy, giờ đây được hoàn tất khi Gioan dọn đường sẵn sàng cho Đấng Mêsia sắp đến, Người Con được xức dầu của Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô. Nơi Gioan Tẩy giả, Chúa Thánh Thần khởi đầu sự phục hồi “hình ảnh thần linh” của loài người, hình dung trước những gì sẽ đạt được nhờ và trong Chúa Giêsu.

Phép rửa của Gioan nói lên lòng thống hối – từ bỏ tội lỗi và bước theo con đường sự sống mới, dựa theo Lời Chúa. Phép rửa của chúng ta trong Đức Giêsu Kitô bởi nước và Thánh Thần là  hệ quả của sự tái sinh và sự đi vào vương quốc của Chúa với tư cách là những người con của Người (Ga 3,5). Chúa Giêsu ban cho chúng ta ngọn lửa Thần Khí của Người, để chúng ta có thể tỏa rạng niềm vui và chân lý của Tin mừng cho một thế giới đang khao khát ánh sáng và chân lý của Chúa. Lời Chúa có sức mạnh biến đổi cuộc đời chúng ta, để chúng ta có thể trở thành ánh sáng soi chiếu cho người khác thấy Đức Kitô. Như Gioan Tẩy giả, chúng ta cũng được kêu mời làm chứng cho ánh sáng và chân lý của Đức Giêsu Kitô. Bạn có giới thiệu Đức Kitô cho người khác trong cách sống, việc làm, và lời nói của mình không?

Lạy Chúa, xin ánh sáng của Chúa cháy sáng lên trong lòng con, để con có thể nhận biết niềm vui và sự tự do của vương quốc Chúa. Xin Chúa lấp đầy lòng con Thần Khí Chúa, và trao cho con quyền làm chứng nhân cho chân lý Tin mừng và giới thiệu cho người khác về Đức Giêsu Kitô.”

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ

Comments are closed.

phone-icon