Loan Báo Tin Mừng Một Cách Mới Mẻ Và Đầy Ngạc Nhiên – SN Chúa Nhật III TN, năm B

0

Suy niệm: Mc 1,14-20

Đức Giê su đã khởi đầu sứ vụ của mình bằng lời loan báo về Nước Trời: “Thời kỳ đã mãn, và triều đại Nước Thiên Chúa đã đến gần, hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Sứ mệnh của Gioan Tẩy Giả, đó là thời gian chờ đợi và chuẩn bị đã kết thúc và được hoàn tất nơi Đức Giê su Ki tô. Bây giờ là thời gian để “hoán cải” trong Tin Mừng. Đây là Tin Mừng về sự thiện hảo và điều duy nhất là Tình Yêu.

Đây là lý do tại sao lời loan báo đầu tiên là luôn luôn mới mẻ và có đầy tính bất ngờ; mỗi khoảnh khắc của cuộc đời chúng ta cũng thực sự là thời điểm thuận lợi để hoán cải sang tinh yêu, hãy hướng đến người khác, thoát ra khỏi chính mình, thoát ra khỏi sự ích kỷ của bản thân để trao cho người khác như một món quà và cống hiến cuộc đời mình cho người khác. Mỗi người chúng ta có thể là một Tin Mừng cho chính mình và cho người khác.

 Tin Mừng không phải như là một tin tức được truyền qua lời nói hay các phương tiện truyền thông nhưng là Tin Mừng truyền qua con người, qua các mối tương quan hằng ngày. Chúng ta cùng cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả những người đã là tin vui cho chúng ta, đó là những nhân chứng sống động của Tin Mừng, họ là những người bạn đồng hành quý giá trên con đường dương thế của chúng ta. Họ là những người bảo vệ tâm hồn chúng ta, và tên và những khuôn mặt của những người này được Thiên Chúa gửi đến cho chúng ta.

Trong Tin Mừng Mác cô hôm nay, sau khi được kêu mời hoán cải. Đức Giê su đi dọc bờ biển Galilea và nhìn thấy những người thuyền chài là Simon và Andrea và sau đó là Giacôbê và Gioan.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng những người được kêu gọi đầu tiên họ là những cặp anh em cùng huyết thống. Thiên Chúa tìm kiếm và kêu gọi, nơi những mối tương quan của con người là chân thực và quan trọng. Đức Giê su không tìm kiếm những nhà lãnh đạo đơn độc hay là những người sống kiểu trào lưu thuận tiện hay chủ nghĩa cơ hội, đó là những kẻ theo chủ nghĩa nhỏ nhen bám vào cỗ xe chiến thắng vào lúc đó và sẵn sàng nhảy lên cổ xe khác ngay khi trái gió trở trời.

Người đến gần và nói một lời với họ: “Hãy theo tôi” (Mc 1,16-20). Điều này giúp chúng ta suy ngẫm về ơn gọi của chính mình. Tôi hãy tự hỏi mình một câu hỏi luôn quan trọng. Đức tin mà tôi chọn lựa có phải là điều tôi đã tự mình làm, tự mình chủ động, hay đó chỉ là một câu trả lời cho một lời mời gọi?

Tin Mừng giúp chúng ta hiểu nguồn gốc về đức tin của mình. Khi có một tiếng gọi luôn phải có sự tách rời khỏi một thứ gì đó. Trong trường hợp của Simon và Andrea, Giacôbê và Gioan, Đức Giê su kêu gọi họ và họ bỏ lưới, thuyền, và ngay cả cha của họ, họ bỏ đầy tớ làm thuê và đi theo Người. Tôi cũng phải biết mình đã bỏ lại những gì khi trở thành một ki tô hữu, những gì đã thay đổi trong cuộc sống của tôi; thói quen, mối quan hệ, ý tưởng, dự án, bởi vì nếu tôi không để lại gì, nếu tôi không trải qua bất kỳ sự thay đổi nào so với tình trạng trước đó thì ơn gọi của tôi sẽ là mơ hồ. Sự tách rời nhất định khỏi những gì tôi để lại sẽ giúp tôi tận hưởng tốt hơn món quà mà tôi đã nhận được. Tôi tùy thuộc vào việc đi theo Đức Giê su mà không cần biết theo một nghĩa nào đó là để đi đâu; Chính vì Đức Giê su biết, và chính Ngài đã gọi tôi. Tôi bước đi như các môn đệ hướng về sự Phục Sinh, hướng về Giêrusalem , nơi giết các tiên tri, nghĩa là sẵn sàng trở thành những người xây dựng hòa bình và tình huynh đệ trên nền tảng Đức Giê su Ki tô. Tôi phải làm cho cây thánh giá trở thành nền tảng của cuộc đời tôi, vì thánh giá không phải là một huy hiệu để đeo hay là một món đồ thời trang, hơn nữa đây cũng không phải là một công cụ hung hãn để lao vào thế giới đã mất và chối bỏ Thiên Chúa, nhưng thay vào đó, Nước Thiên Chúa ở giữa chúng ta.

HDT

Comments are closed.

phone-icon