Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện – Song ngữ Anh -Việt

0

Theo Word Among Us, Prayer Resources
Nguồn:https://wau.org/resources/article/teach_us_to_pray/

Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

 

Teach Us to Pray!

Prayer is a curious thing.

We know we should do it, but we’re just not sure exactly how we should do it. Is it really just a matter of a casual conversation with Jesus? Or is it better to stick with the formal prayers we grew up with? Is it something we do completely on our own—making up our own words and voicing all of our needs in the hope that someone “up there” will smile down on us? Or is it all up to God—simply a matter of taking deep breaths and trying to quiet our minds while we stare at a crucifix? Is it a matter of just reciting all those Hail Mary’s on our rosary beads—or do we have to spend endless hours on each decade, waiting for new revelation on each of the mysteries we are contemplating?

Since the month of October has been traditionally dedicated to the Rosary, and so to prayer, we thought we’d take a look at the simple act of praying. We want to ask how we can become more proficient, and more passionate, about prayer, and we want to explore some ways in which Jesus might want to renew our lives through prayer.

Let’s begin by looking at the way Scripture speaks about prayer in general—with a particular focus on St. Paul. After that, we will look at the way Jesus prayed, and then at the way Mary prayed. Our goal is to ask not only how each of these people prayed but to learn from their example as well.

 Prayer: The Source of Wisdom and Understanding. St. Paul loved to pray. He told the Colossians: “Persevere in prayer” (4:2). He told the Thessalonians to “pray without ceasing” (1 Thessalonians 5:17). He told the Ephesians to “pray at every opportunity in the Spirit” (6:18). These passionate pleas tell us how much Paul valued prayer not only for himself but for everyone. If we look at Paul’s words about prayer more closely, we’ll discover that he considered it to be one of the best ways that we can come to understand the mysteries of God—as well as the mystery that surrounds our very lives.

Paul prayed that the Colossians would be “filled with the knowledge of [God’s] will through all spiritual wisdom and understanding” (Colossians 1:9). Paul fully expected that the knowledge and wisdom we receive in prayer would flow over into our everyday lives and become the motivating force within us, the power that will move us “to live in a manner worthy of the Lord,” a way of life that is “fully pleasing” to God (1:10). For Paul, this is the only way we can bear fruit for the Lord and receive his strength and power. 

Why is this? Because the “natural person” (that is, the person who is not in touch with the Holy Spirit) cannot understand the movements of the Spirit. Paul goes so far as to say that for the “natural person,” the ways of God are little more than “foolishness” (1 Corinthians 2:14).

Revelation Leads to Spiritual Power. As Paul understood it, prayer works in two ways that are closely related to each other. On the one hand, prayer opens us up to the grace of God, which helps us to see life through his perspective. This is why Paul prayed that God would give the Ephesians “a spirit of wisdom and revelation resulting in knowledge of him.” It’s why he prayed, “May the eyes of your hearts be enlightened” (1:17-18). He knew that this “enlightening” of their hearts was crucial if they wanted to know the right way to live.

On the other hand, Paul knew that revelation was not enough. He knew that the grace we receive in prayer has heavenly power to help us to live out what we know Jesus is asking of us. “Have no anxiety at all,” he told the Philippians, “but in everything, by prayer and petition, with thanksgiving, make your requests known to God (4:6). Paul assured the Philippians, “The one who began a good work in you will continue to complete it until the day of Christ Jesus” (1:6). All they needed to do was remain in touch with him so that they could receive the grace necessary to be able to fulfill his plans in their lives.

Prayer is not a last resort. It’s not what we do after we read the self-help books, after we go to the specialists, or after we surf the Internet. Prayer is our lifeline to God. This is why Jesus said, “Seek first the kingdom [of God]and his righteousness, and all these things will be given you” (Matthew 6:33). It’s why he said, “Come to me, all you who labor and are burdened, and I will give you rest” (11:28).

Why Is Prayer So Difficult? We believe that Jesus is real. We believe he is present in the Eucharist. We believe that everyone who is baptized is a “temple of God,” and that the Spirit of God lives in us (1 Corinthians 3:16). We believe that prayer is vital to our Christian lives. So why do we find it so difficult to pray, and at times get distracted as we try to pray? Here are some possibilities:

Have I lost my first love? In the Book of Revelation, Jesus warns the believers in Ephesus, “I know your works, your labor, and your endurance. . . . You have not grown weary. Yet I hold this against you: you have lost the love you had at first” (2:2-4).

These words tell us that it is possible to be working very hard for the sake of the kingdom of God, and yet lose our passion for the One for whom we are laboring. The people to whom Jesus was speaking here were active members of their church, and yet they had lost sight of what was meant to be at the heart of their faith: love for Jesus.

How easy it can be to slip into a functional and duty-driven approach to our faith. How easy to let the passion we once knew for Jesus fade away! It’s like a couple who, having been married for a number of years, have let all the necessary responsibilities of work, child-rearing, and community involvement overshadow the romance they once enjoyed with each other.

Are my priorities out of order? It may be an old adage, but it remains true: time is a statement of our priorities. Jesus told a parable about people who were invited to a banquet but failed to show up (Luke 14:16-24). One invitee chose to check on his real estate holdings instead. Another wanted to see the new yoke of oxen he had bought. And a third had just got married and was too absorbed in his marriage. All three allowed self-centered—even if good and necessary—interests to obscure the greatness of the invitation they had received.

Where does God’s invitation stand on our list of priorities? Jesus does not want our leftovers, our token prayers, or just our spare time. He wants us to accept his invitation and put him first. The demands and responsibilities of this world are very real, but that doesn’t mean that we can afford to put aside Jesus’ invitation.

Jesus wants to spend quality time with us every day. When we consider ourselves too busy for him, we are really saying that our relationship with him is not a top priority.

I’m dealing with dry prayer? Dry prayer discourages us. It can lead us to question our faith, or even to question God himself. At one point in their history, it seems that the Israelites had a similar attitude. Speaking through his prophet, God complained about them: “They seek me day after day, and desire to know my ways. . . . They ask me of me just judgments. . . . ‘Why do we fast, but you do not see it? Afflict ourselves, but you take no note?’” (Isaiah 58:2-3). Like the Israelites, we can tell Jesus, “I try to avoid sin, I try to do good. I’ve been faithful to you. But you still don’t answer me.”

The problem with these Israelites—and it may be our situation as well—was that despite their participation in the external religious rituals of ancient Israel, they continued to do as they pleased (Isaiah 58:3). Perhaps, like the Israelites, our dryness in prayer comes because we are not as open to God as we like to think we are. Perhaps we have too much confidence in our plans for our lives and consequently are not all that interested in what God may be calling us to.

James said, “You ask but do not receive, because you ask wrongly, to spend it on your passions” (4:3). Jesus wants us to come to him with a pure and humble heart. He wants us to tell him, “Jesus, I want what you want; I will do what you say. I do not want my ways over your ways.”

On the other hand, during dry times of prayer God might be asking us to trust him more deeply. Abraham’s wife Sarah doubted the Lord. Zechariah doubted the Lord. Thomas doubted Jesus. Doubts often lead to dryness. But the answer to dry prayer is not to stop praying. On the contrary, the best thing we can do is persevere, knowing that we will find a breakthrough if we hold fast to our hope until the end.

Trust Jesus. Jesus taught us, “All that you ask for in prayer, believe that you will receive it and it shall be yours” (Mark 11:24). Jesus wants us to know that he will answer our prayer because he wants to guide us in every way. The time it takes doesn’t matter because we believe Jesus will answer us. His own life gives proof of this truth.

Xin Dạy Chúng Con Cầu Nguyện!

Cầu nguyện là một điều hiếu kỳ.

Chúng ta biết chúng ta nên cầu nguyện, nhưng chúng ta không chắc chắn chính xác chúng ta nên làm điều đó như thế nào. Cầu nguyện có thực sự chỉ là một cuộc trò chuyện bình thường với Chúa Giêsu? Hay tốt hơn là trung thành với việc cầu nguyện truyền thống trang trọng mà chúng ta vẫn thực hành từ trước đến bây giờ? Đó có phải điều gì đó chúng ta thực hiện hoàn toàn do sức riêng mình – tự tạo ra những lời nói của mình và nói lên tất cả các nhu cầu của chúng ta với hy vọng rằng ai “ở trên đó” sẽ mỉm cười với chúng ta chăng? Hay tất cả mọi sự đều tuỳ thuộc vào Thiên Chúa – chỉ đơn giản là vấn đề hít thở sâu và cố gắng giữ cho tâm trí chúng ta tĩnh lặng trong khi chúng ta đang nhìn chằm chầm vào cây thánh giá? Có phải đó là vấn đề của việc chỉ đọc thuộc tất cả những Kinh Kính Mừng trên những chuỗi hạt của chúng ta – hoặc chúng ta phải dành hàng giờ vô tận trong mỗi thập niên, chờ đời một sự mạc khải mới về mỗi mầu nhiệm mà chúng ta đang chiêm niệm?

Vì tháng 10 theo truyền thống được dành để lần chuỗi Mân Côi, và vì thế để cầu nguyện, chúng ta đã nghĩ rằng chúng ta xem xét hành động đơn giản của cầu nguyện. Chúng ta muốn hỏi làm thế nào chúng ta có thể trở nên thành thạo hơn và tha thiết hơn trong cầu nguyện, và chúng ta muốn khám phá ra một số cách mà Chúa Giêsu có thể muốn đổi mới cuộc sống của chúng ta qua việc cầu  nguyện.

Chúng ta hãy bắt đầu xem cách Thánh Kinh nói về việc cầu nguyện nói chung – với một sự tập trung đặc biệt vào Thánh Phaolô. Sau đó, chúng ta sẽ nhìn vào cách Chúa Giêsu đã cầu nguyện và sau đó là cách Đức Mẹ Maria đã cầu nguyện. Mục đích của chúng ta là không chỉ hỏi xem cách mỗi vị cầu nguyện thế nào nhưng cũng còn học từ gương mẫu của các ngài.

Cầu Nguyện: Nguồn Mạch sự Khôn Ngoan và Hiểu Biết. Thánh Phaolô yêu mến cầu nguyện. Người nói với các tín hữu Côlôsê: “Anh em hãy siêng năng cầu nguyện” (Cl 4,2). Ngài khuyên các tín hữu Thêxalônica hãy “cầu nguyện không ngừng” (1Tx 5,17). Ngài nói với các tín hữu Êphêsô “Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi” (Ep 6,18). Những lời cầu xin tha thiết này cho chúng ta biết Phaolô đã đánh giá việc cầu nguyện không chỉ rất có giá trị đối với chính mình mà còn đối với mọi người. Nếu chúng ta nhìn vào những lời của Phaolô nói về việc cầu nguyện cách sâu sát hơn, chúng ta sẽ khám phá ra rằng ngài đã xem việc cầu nguyện là một trong những cách tốt nhất mà chúng ta có thể hiểu các mầu nhiệm của Thiên Chúa – cũng như mầu nhiệm xoay quanh cuộc sống của chúng ta.

Phaolô đã cầu nguyện cho các tín hữu Côlôsê được “am tường thánh ý [Thiên Chúa] với tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết mà Thần Khí ban cho” (Cl 1,9). Phaolô hoàn toàn mong đợi rằng sự hiểu biết và sự khôn ngoan mà chúng ta lãnh nhận trong cầu nguyện sẽ chảy trào tràn vào trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta và trở nên nguồn động lực trong chúng ta, sức mạnh mà sẽ thúc đẩy chúng ta “sống được như Chúa đòi hỏi”, một lối sống “hoàn toàn đẹp lòng” Thiên Chúa (Cl 1,10).

Điều này tại sao? Bởi vì “con người tự nhiên” (nghĩa là, con người chưa đón nhận Chúa Thánh Thần) không thể hiểu được những sự thúc đẩy của Thần Khí. Phaolô suy nghĩ sâu xa hơn khi nói rằng đối với “con người tự nhiên”, thì những đường lối của Thiên Chúa chẳng khác gì “sự điên rồ” (1 Cr 2,14).

Mạc Khải Dẫn Đến Sức Mạnh Tinh Thần. Như Phaolô đã hiểu điều đó, cầu nguyện hoạt động theo hai cách liên hệ mật thiết với nhau. Một mặt, lời cầu nguyện mở lòng chúng ta ra với ân sủng của Thiên Chúa giúp chúng ta nhìn thấy cuộc sống qua quan điểm của Người. Đây là lý do tại sao Phaolô đã cầu nguyện rằng Thiên Chúa sẽ ban cho các tín hữu Êphêsô “thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người”. Đó là lý do ngài đã cầu nguyện: “Xin Người soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ, (đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được…)” (Ep 1,17-18). Đó là lý do tại sao Ngài ấy cầu nguyện rằng “Xin hãy mở cửa trái tim con”. Ngài biết rằng tâm hồn họ là rất quan trọng nếu họ muốn biết sống đường lối ngay thẳng.

Mặt khác, Phaolô biết rằng mạc khải thì không đủ. Ngài biết rằng ân sủng chúng ta lãnh nhận trong cầu nguyện do quyền năng trên trời trợ giúp chúng ta thực hiện những gì chúng ta biết mà Chúa Giêsu đang đòi hỏi chúng ta. Ngài khuyên các tín hữu Philípphê: “Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện” (Pl 4,6). Phaolô quả quyết với các tín hữu Philípphê rằng: “Đấng đã bắt đầu thực hiện nơi anh em một công việc tốt lành như thế, cũng sẽ đưa công việc đó tới chỗ hoàn thành cho đến ngày Đức Ki-tô Giê-su quang lâm” (Pl 1,6). Tất cả những gì họ cần làm là tiếp tục gắn bó với Chúa để họ có thể lãnh nhận ân sủng cần thiết hầu có khả năng hoàn thành các kế hoạch của Người trong cuộc sống của họ.

Cầu nguyện không phải là phương sách sau hết. Nó không phải là những gì chúng ta làm sau khi chúng ta đọc những cuốn sách kỹ năng sống, sau khi chúng ta đến với các chuyên gia, hoặc sau khi chúng ta lướt Internet. Cầu nguyện là dòng sự sống của chúng ta với Thiên Chúa. Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu đã nói: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33). Đó là lý do tại sao Người nói: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). 

Tại Sao Cầu Nguyện lại Quá Khó Khăn? Chúng ta tin rằng Chúa Giêsu là có thực. Chúng ta tin rằng Người hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta tin rằng mọi người đã được rửa tội đều là một “đền thờ của Thiên Chúa” và rằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng ngự trong chúng ta (1Cr 3,16). Chúng ta tin rằng cầu nguyện thì rất quan trọng đối với cuộc sống Kitô hữu chúng ta. Vì thế tại sao chúng ta nhận thấy rất khó để cầu nguyện và đôi khi còn bị chia trí, lo ra khi chúng ta cố gắng cầu nguyện? Đây có thể là một số lý do:

Có Phải Tôi Đã Đánh Mất Tình Yêu Thuở Ban Đầu? Trong Sách Khải Huyền, Chúa Giêsu cảnh cáo các tín hữu trong thư Êphêsô: “Ta biết các việc ngươi làm, nỗi vất vả và lòng kiên nhẫn của ngươi… Ngươi có lòng kiên nhẫn và đã chịu khổ vì danh Ta mà không mệt mỏi. Nhưng Ta trách ngươi điều này: ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu” (Kh 2,2-4).

Những lời này nói với chúng ta rằng có thể đang khi làm việc rất nhiệt tình vì nước Thiên Chúa nhưng lại đánh mất niềm đam mê về Đấng mà chúng ta đang dấn thân cho. Những người mà Chúa Giêsu đang nói ở đây chính là các thành viên của Giáo Hội, và họ đã đánh mất tầm nhìn về những gì được hiểu là cốt lõi của đức tin của họ: tình yêu dành cho Chúa Giêsu.

Thật dễ dàng biết bao để bước vào một cách tiếp cận theo chức năng và nhiệm vụ đối với đức tin của chúng ta. Thật dễ dàng làm sao để cho niềm đam mê mà chúng ta đã từng biết về Chúa Giêsu phai mờ dần đi! Điều đó giống như đôi vợ chồng kia, đã cưới nhau được vài năm, đã để cho tất cả những trách nhiệm cần thiết về công việc, việc nuôi dạy con cái và tham gia vào cộng đồng che mờ mối tình lãng mạn mà họ đã từng tận hưởng với nhau.

Các Mối Ưu Tiên Của Tôi Có Đúng Trật Tự Không? Nó có thể là một câu châm ngôn, nhưng nó vẫn đúng: thời gian là một lời khẳng định về các mối ưu tiên của chúng ta. Chúa Giêsu đã kể một dụ ngôn về những người được mời đến dự tiệc nhưng đã không xuất hiện (x. Lc 14,16-24). Một người được mời đã chọn đi kiểm tra các cổ phần tài sản thay vì dự tiệc. Người khác muốn đi xem cái ách con bò mới mà anh đã mua. Và người thứ ba vừa mới lập gia đình nên quá bận rộn với cuộc hôn nhân của mình. Tất cả ba người đều đã tự đặt làm trung tâm –  cho dù tốt và cần thiết – những mối quan tâm che khuất sự cao quý của lời mời mà họ đã nhận.

Lời mời của Thiên Chúa đang có vị trí nào trong danh sách các mối quan tâm của chúng ta? Chúa Giêsu không muốn sự dư thừa, những lời cầu nguyện thêm vào của chúng ta hoặc chỉ là thời gian thừa thãi của chúng ta. Người muốn chúng ta chấp nhận lời mời của Người và đặt Người lên trên hết. Những đòi hỏi và trách nhiệm của trần thế này thì rất thực tế, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể bỏ lời mời của Thiên Chúa qua một bên.

Chúa Giêsu muốn dành thời gian chất lượng với chúng ta mỗi ngày. Khi chúng ta cho rằng mình quá bận rộn quá bận rộn đến độ không có thời gian dành cho Người, chúng ta thực sự đang nói rằng mối tương quan của chúng ta với Người không phải là một mối ưu tiên hàng đầu.

Vấn đề với những người dân Ítraen này – và đó cũng có thể là tình trạng của chúng ta – là cho dù họ tham gia vào những nghi lễ tôn giáo bên ngoài của Ítraen cổ đại, họ vẫn tiếp tục làm theo ý họ (x. Is 58,3). Có lẽ, giống như những người Ítraen, sự khô khan của chúng ta trong cầu nguyện xuất hiện khi chúng ta không mở lòng mình với Thiên Chúa như chúng ta vẫn nghĩ. Có lẽ chúng ta quá tự tin vào những kế hoạch cho cuộc đời mình và thường xuyên không quan tâm đến tất cả những gì Thiên Chúa có thể đang mời gọi chúng ta.

Thánh Giacôbê nói: “Anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc” (Gc 4,3). Chúa Giêsu muốn chúng ta đến với Người với một tâm hồn trong sạch và khiêm tốn. Người muốn chúng ta nói với Người: “Lạy Chúa Giêsu, con muốn những gì Chúa muốn; con sẽ làm những gì Chúa nói. Con không muốn đường lối của con xa rời đường lối của Chúa”.

Mặt khác, trong suốt thời gian cầu nguyện khô khan Thiên Chúa có thể đang yêu cầu chúng ta tin tưởng, phó thác vào Người cách sâu sắc hơn. Bà Sara vợ ông Ápraham đã nghi ngờ Thiên Chúa. Ông Giacaria đã nghi ngờ Thiên Chúa. Tôma đã nghi ngờ Chúa Giêsu. Những sự nghi ngờ thường dẫn đến sự khô khan. Nhưng câu trả lời cho việc cầu nguyện khô khan là không ngừng cầu nguyện. Trái lại, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là kiên trì, biết rằng chúng ta sẽ tìm thấy được sự đột phá nếu chúng ta giữ vững niềm hy vọng cho đến cùng.

Tin Tưởng vào Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: “Tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý” (Mc 11,24). Chúa Giêsu muốn chúng ta biết rằng Người sẽ đáp lại lời cầu nguyện của chúng ta bởi vì Người muốn hướng dẫn chúng ta trong mọi cách. Thời gian không quan trọng bởi vì chúng ta tin Chúa Giêsu sẽ trả lời chúng ta. Cuộc sống của chính Người là bằng chứng cho sự thật này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Comments are closed.

phone-icon