Chúng tôi rao giảng Chúa Giêsu Kitô

0

Tác giả: Leonard J. Delorenzo
Theo Word Among Us, January 2022 Issue

Nguồn: https://wau.org/archives/article/we_preach_christ_jesus/
 Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương chuyển Việt ngữ

We Preach Christ Jesus”
The Path to Unity Among Christians

BY: CARDINAL RANIERO CANTALAMESSA, OFM CAP

From its very beginning, the ecumenical movement has been composed of two equally important elements: official, doctrinal ecumenism and spiritual ecumenism. Doctrinal ecumenism happens mainly among theologians and church leaders, but spiritual ecumenism involves every believer. It’s this conviction that lies behind the Week of Prayer for Christian Unity. Spiritual ecumenism includes all kinds of initiatives in which Christians from different churches meet to pray and proclaim the gospel together-without any intention of proselytizing and with people remaining completely faithful to their churches.

I have been blessed to participate in many of these meetings. One of them remains particularly vivid in my mind because it was like a visual prophecy of what the ecumenical movement should be leading us to. In 2009 there was a large demonstration of faith in Stockholm called the “Jesus Manifestation.” On the last day, believers from various churches, each coming from a different street, processed toward the center of the city. Once at the center, the separate procession lines broke up and merged into one crowd that joyfully proclaimed the Lordship of Christ. Nobody could tell any more who was Lutheran or Catholic or Pentecostal among them. In the eyes of the astonished bystanders, they were simply believing Christians.

The risen Lord is still doing the same thing today that he did at the beginning of the Church. He is sending his Spirit and his charisms on believers of quite different churches as he did the day of Pentecost and in the house of Cornelius (Acts 10). How can we not see in that a sign that he is urging us to welcome and acknowledge them as brothers and sisters, even if we are still on the journey to more complete unity on the visible level? In any case, this is what converted me to a new love for Christian unity.

 “We Preach Christ Jesus.” To understand this a little more, let’s look at the relationship of Catholics with the Protestant world. The purpose is not to enter into historical and doctrinal questions but to show how everything is impelling us to move forward in the effort to restore the unity of Western Christianity.

The situation has changed profoundly in these last five hundred years, but as always, it is hard to take due notice of it. The issues that provoked the separation between the Church of Rome and the Reformation in the sixteenth century primarily included indulgences and the way in which justification takes place for the unrighteous. But can we say that these are the problems today by which the faith of people stands or falls?

I believe that the centuries-old discussion between Catholics and Protestants about faith and works has ended up making us lose the main point of St. Paul’s message. What the apostle wanted to affirm above all in Romans 3 is not so much that we are justified by faith but that we are justified by faith in Christ. It is not so much that we are justified by grace but that we are justified by the grace of Christ. Christ is at the heart of the message even more so than grace and faith. What is at stake is not a doctrine but a person! When Paul wants to summarize the Christian message in one statement, he does not say, “We proclaim this or that doctrine to you.” Instead, he says, “We proclaim Christ crucified” (1 Corinthians 1:23), and “We . . . preach . . . Jesus Christ as Lord” (2 Corinthians 4:5).

This does not mean ignoring all the good fruit that the Protestant Reformation has produced that is innovative and valid, especially with its focus on the primacy of the word of God. It means, rather, allowing the whole Church to benefit from its positive achievements once they are freed of certain excesses and hardening of positions on both sides that were due to the overheated climate and political interference of that time.

 A Liberating Experience. One significant step in this direction has been the “Joint Declaration on the Doctrine of Justification,” signed on October 31, 1999, between the Catholic Church and the Lutheran World Federation. Reading this declaration, I came to a firm conclusion: the time has come to stop making the doctrine of justification by faith a topic of dispute among theologians. Instead, the time has come to help all baptized people have a personal and liberating experience of this truth. Now, every time I have had the opportunity in my preaching, I have not stopped trying to help brothers and sisters have this experience.

Justification by faith in Christ needs to be preached by the whole Church and with greater vigor than ever. It no longer needs to be preached in opposition to “good works,” an issue that has been dealt with and resolved. Rather, it needs to be preached in opposition to the claim by the secularized world that it can save itself through science and technology or through some newly invented spiritual techniques. I am convinced that if Luther and Calvin and the other reformers were alive today, this would be the way they would preach the justification freely given through faith!

We Christians have much better things to do than fight with one another! The world has forgotten, or has never known, its Savior, the light of the world, the way, the truth, and the life. How can we waste time arguing among ourselves?

 Beyond the Formulas. I am also convinced that too heavy a focus on formulas can slow down and weigh on ecumenical dialogue. Let me explain. With the passing of time, doctrinal and dogmatic formulations tend to become rigid. They tend to become “watchwords” and labels that indicate affiliation. Faith no longer terminates in the real thing but in its formulation.

This obstacle is particularly apparent in relation to the churches of the Reformation. Faith versus works and Scripture versus tradition were understandable and somewhat justified oppositions at first, but they become misleading if they get repeated and maintained as though nothing has changed on both sides in five hundred years.

Let’s take, for instance, the opposition between faith and works. It makes sense if by “good works” you primarily mean indulgences, pilgrimages, fasts, votive candles, and so on. This is what it unfortunately meant, for the most part, in Luther’s time. The contrast becomes misleading, however, if by “good works” you mean works of charity and mercy. Jesus warned us that without them, we would be condemned on the last day (see Matthew 25:46). We are not justified therefore by good works, but we will not be saved without them. Justification is without conditions, but it is not without consequences! All Catholics and Protestants in real life believe that.

The same has to be said about opposing Scripture and tradition. It surfaces as soon as the issue of revelation comes up, as if the Protestants had only Scripture while the Catholics had Scripture and tradition. In reality there is no church without its own tradition. What explains the existence of so many different denominations in Protestantism if not their diverse ways of interpreting Scripture? And what is Christian tradition, if not precisely Scripture as read in the Church and by the Church?

 A Unity of Love. It is not enough to find ourselves united in terms of evangelization and charitable activity. This is a path the ecumenical movement tried at the beginning, but it was soon shown to be insufficient. If the unity of the disciples should be a reflection of the unity between the Father and the Son, it should be above all a unity of love, because that is the unity that reigns in the Trinity.

The extraordinary thing about this path to unity based on love is that it is already wide open before us. We cannot “cut corners” on doctrine because there are real differences there that need to be resolved patiently in appropriate settings. We can, however, forge ahead in charity and already be fully united right now. The true and sure sign of the coming of the Holy Spirit is not, St. Augustine writes, speaking in tongues, but the love of unity: “You can be sure you have the Holy Spirit when you agree to cling to unity with genuine charity” (Sermon 269).

It has been said, “Love does not consist in gazing at each other, but in looking outward together in the same direction” (The Little Prince, Antoine de Saint-Exupéry). Among Christians as well, loving one another means looking together in the same direction, in the direction of Christ. “He is our peace, he who made both one and broke down the dividing wall of enmity” (Ephesians 2:14).

If we Christians will turn to Christ and go forward together toward him, we will draw closer to each other until we become what he prayed for: to be one with him and with the Father (see John 17:9). This can come about the same way that the spokes of a wheel fit together. The spokes begin at distant points of the circumference, but little by little, as they get nearer to the center, they get closer to each other until they form a single point. It happens something like what happened that day in Stockholm. May we always progress in this path to unity with the grace of the Spirit of Christ!

 Cardinal Cantalamessa is the Preacher to the Papal Household. This article was adapted from a March 18, 2016, Lenten sermon.

“Chúng tôi rao giảng Chúa Giêsu Kitô”

Con Đường Dẫn tới Sự Hiệp Nhất Giữa các Kitô Hữu

 

Ngay từ khởi đầu, phong trào đại kết đã bao hàm hai yếu tố quan trọng như nhau: phong trào đại kết chính thức, mang tính học thuyết và phong trào đại kết tinh thần. Phong trào đại kết học thuyết diễn ra chủ yếu giữa các nhà thần học và các nhà lãnh đạo của Giáo Hội, nhưng phong trào đại kết tinh thần thì liên quan đến mọi tín hữu. Xác tín này chính là nền tảng của Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhất Kitô Giáo. Phong trào Đại kết về tinh thần bao gồm tất cả các sáng kiến trong đó các Kitô hữu từ các giáo hội khác nhau gặp gỡ để cầu nguyện và công bố Tin Mừng với nhau – mà không có ý định thuyết phục người khác theo và mọi người vẫn trung thành với giáo hội riêng mình.

Tôi thật diễm phúc vì đã được tham gia vào nhiều cuộc gặp gỡ như vậy. Một trong số đó đã để lại trong tâm trí tôi một ký ức sống động vì nó giống như một lời tiên báo trực quan sinh động (lời tiên báo bằng hình ảnh) về tương lai mà phong trào đại kết sẽ hướng chúng ta đến. Vào năm 2009 có một cuộc tuần hành đông đảo bày tỏ đức tin ở Stockholm (Thủ đô của Thụy Điển) được gọi là “Phong trào biểu dương Đức Giêsu”. Vào ngày cuối cùng đó, các tín hữu từ nhiều giáo hội khác nhau, mỗi người từ một con đường khác nhau, tiến về trung tâm thành phố. Một khi đã tới trung tâm, các đoàn rước dừng lại và hòa vào thành một đám đông hân hoan tuyên bố Đức Kitô là Chúa. Không ai có thể phân biệt đâu là người Tin Lành hay Công Giáo hoặc Ngũ Tuần. Đối với người đứng bên đường, đám đông này chỉ đơn giản là các tín hữu tin vào Đức Kitô.

Ngày nay, Đấng Phục Sinh vẫn thực hiện được điều tương tự như Người đã từng làm vào lúc khởi đầu của Giáo Hội. Người đang ban Thần Khí và các ơn đoàn sủng (đặc sủng) của Người xuống trên các tín hữu của những giáo hội hoàn toàn khác nhau như ngày lễ Ngũ Tuần và trong nhà ông Cônêliô (x. Cv 10). Sao mà chúng ta không thấy được đó là một dấu chỉ Người đang thôi thúc chúng ta chân nhận họ là anh chị em của mình, ngay cả khi chúng ta vẫn đang trên hành trình tiến tới sự hiệp nhất trọn vẹn hơn trên bình diện hữu hình? Tuy vậy, đây là điều đã cải hoán lòng tôi khiến tôi có một lòng yêu mến mới mẻ đối với sự hiệp nhất Kitô giáo.

Chúng tôi rao giảng Đức Kitô Giêsu”. Để hiểu điều này rõ hơn một chút, chúng ta hãy xem xét mối tương quan của những người Công Giáo với thế giới của anh em Tin Lành. Mục đích không chỉ là bước vào những vấn đề về lịch sử và thần học nhưng để chỉ ra cách mọi sự đang thúc đẩy chúng ta tiến tới trong nỗ lực phục hồi sự hiệp nhất của Kitô giáo Tây Phương.

Trong vòng năm trăm năm trở lại đây bối cảnh xã hội đã hoàn toàn thay đổi nhưng luôn luôn thật khó để nhận ra điều ấy. Những vấn đề đã gây ra sự chia cắt giữa Giáo Hội Rôma và Phong trào Cải Cách vào thế kỷ XVI chủ yếu bao gồm các ơn xá giải và ơn công chính hóa đối với con người tội lỗi. Nhưng liệu chúng ta có thể nói rằng đây là những vấn đề ngày nay khiến đức tin của con người đứng vững hay gục ngã?

Tôi tin rằng cuộc tranh luận hàng thế kỷ qua giữa những người Công Giáo và Tin Lành về đức tin và việc làm rốt cuộc đã làm cho chúng ta đánh mất điểm chính yếu trong sứ điệp của Thánh Phaolô. Trên hết, những gì mà Thánh Tông đồ đã muốn xác nhận ở Thư Rôma chương 3 thực sự không phải là chúng ta được công chính hóa bởi đức tin nhưng chúng ta được công chính hóa nhờ lòng tin vào Chúa Kitô. Thực sự không phải là chúng ta được công chính hóa bởi ân sủng nhưng là chúng ta được công chính hóa nhờ ân sủng của Chúa Kitô. Đức Kitô chính là trung tâm của sứ điệp chứ không phải là ân sủng hay là đức tin. Điểm cốt lõi không phải một học thuyết nhưng là một con người! Khi Thánh Phaolô muốn tóm tắt sứ điệp Kitô giáo trong một lời tuyên ngôn, ngài không nói: “Chúng tôi công bố đạo lý này hay học thuyết kia cho anh em”. Thay vào đó, ngài nói: “Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô đã chịu đóng đinh” (1 Cr 1,23), và “chúng tôi… rao giảng… Chúa Giêsu Kitô là Chúa” (2 Cr 4,5).

Điều này không có nghĩa là phủ nhận những thành quả tốt đẹp mà Phong trào Cải Cách Tin Lành đã mang lại, những  thành quả mang tính mới mẻ và có giá trị, đặc biệt là đặt Lời Chúa ở vị trí hàng đầu. Điều này sẽ cho phép toàn thể Giáo Hội hưởng lợi từ những thành quả tích cực của mình một khi những thành quả này không còn bị hạn chế bởi những thái quá nhất định và sự cứng nhắc về lập trường của cả hai bên do bầu khí căng thẳng và sự thao túng chính trị vào thời đó gây ra.

 Một trải nghiệm mang tính giải phóng. Một bước đầy ý nghĩa trong chiều hướng này là “Tuyên ngôn chung về Tín lý Ơn Công Chính Hóa”, được ký kết ngày 31/10/1999, giữa Giáo Hội Công Giáo và Liên minh Tin Lành Quốc tế. Đọc tuyên ngôn này, tôi đi đến một kết luận chắc chắn: Đã đến lúc kết thúc học thuyết về sự công chính hóa bởi lòng tin vào một đề tài tranh cãi giữa các nhà thần học. Thay vào đó, đã đến lúc phải giúp đỡ tất cả những người đã được rửa tội có một trải nghiệm cá nhân mang tính giải phóng của chân lý này. Giờ đây, bất cứ khi nào có cơ hội giảng thuyết, tôi đều không ngừng cố gắng giúp đỡ các anh chị em có được kinh nghiệm này.

Ơn công chính hóa bởi lòng tin vào Chúa Kitô cần được rao giảng bởi toàn thể Giáo Hội và thật mạnh mẽ hơn hơn bao giờ hết. Không còn phải rao giảng để chống lại “những việc làm tốt đẹp”, một vấn nạn đã được quan tâm và giải quyết. Đúng ra là cần phải rao giảng để chống lại tuyên bố của thế giới bị thế tục hóa rằng nó có thể cứu độ chính mình nhờ khoa học và kỹ thuật hoặc bằng một số kỹ thuật tâm linh được phát minh gần đây. Tôi xác tín rằng nếu ngài Luther và Calvin cũng như các nhà cải cách khác còn sống hôm nay, đây chính là cách để họ rao giảng ơn công chính hóa được ban cho cách nhưng không nhờ vào lòng tin!

Là những người Kitô hữu, chúng ta còn nhiều thứ tốt đẹp hơn để làm thay vì đấu đá lẫn nhau! Thế giới đã lãng quên, hoặc đã chưa bao giờ biết đến  Đấng Cứu Độ của mình, Đấng là Ánh Sáng của thế gian, là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Sao chúng ta lại có thể lãng phí thời gian để tranh cãi với nhau?

 Vượt ra khỏi những khuôn mẫu có sẵn. Tôi cũng xác tín rằng quá tập trung vào khuôn mẫu sẵn có sẽ làm cho cuộc đối thoại đại kết ra nặng nề và trì trệ. Hãy để tôi giải thích. Theo dòng thời gian, những khuôn mẫu tín lý và giáo điều có khuynh hướng trở nên cứng nhắc. Chúng có khuynh hướng trở nên “khẩu hiệu” và những nhãn mác chỉ ra sự sáp nhập. Đức tin không chạm đến được hiện thực cuộc sống mà chỉ dừng lại ở lối biểu đạt mà thôi.

Cản trở này xuất hiện cách riêng trong tương quan với các giáo hội của Phong Trào Cải Cách. Đức tin đối nghịch với việc làm và Thánh Kinh đối nghịch với truyền thống thì có thể hiểu được và cách nào đó biện minh cho các đối lập ban đầu, nhưng chúng sẽ gây lầm lạc khi được lặp đi lặp lại và giữ nguyên hiện trạng như thể là không có gì thay đổi ở cả hai phía trong vòng năm trăm năm nay.

Chẳng hạn, chúng ta hãy xem sự đối nghịch giữa đức tin và việc làm. Bạn có lý nếu như bạn nói “các việc tốt đẹp” có nghĩa là các ơn xá giải, hành hương, ăn chay, nến dâng cúng, v.v. thật không may là nhìn chung chúng có nghĩa như thế trong thời của Luther. Tuy nhiên, sự đối nghịch sẽ gây lầm lạc nếu bởi “những việc tốt” bạn có ý nói về lòng bác ái và lòng thương xót. Chúa Giêsu đã cảnh cáo rằng không có chúng, chúng ta sẽ bị kết án vào ngày sau hết (x. Mt 25,46). Vì thế, chúng ta không được công chính hóa bởi những việc tốt lành, nhưng chúng ta sẽ không được cứu độ nếu không làm chúng. Sự công chính hóa vô điều kiện, nhưng nó không phải không có hậu quả! Tất cả những người Công Giáo và những người Tin Lành trong cuộc sống thực tế đều tin điều đó.

Cũng vậy đối với sự đối nghịch giữa Thánh Kinh và truyền thống. Nó xuất hiện ngay khi vấn đề mạc khải được đề cập đến, như thể những anh em Tin Lành chỉ có duy nhất Thánh Kinh trong khi những người Công Giáo lại có Thánh Kinh và truyền thống. Thực vậy không có Giáo Hội nếu không có truyền thống riêng của mình. Điều gì giải thích sự tồn tại của quá nhiều giáo phái khác nhau trong Tin Lành nếu không phải là những cách giải thích Thánh Kinh khác nhau? Điều gì là truyền thống Kitô giáo, nếu không phải nói một cách chính xác là Thánh Kinh được đọc trong Giáo Hội và bởi Giáo Hội?

 Sự Hiệp Nhất Tình Yêu. Chúng ta hiệp nhất với nhau nhờ vào việc rao giảng Tin Mừng và thực thi bác ái là chưa đủ. Đây là con đường mà phong trào đại kết đã cố gắng lúc ban đầu, nhưng nó nhanh chóng cho thấy là chưa đủ. Nếu sự hiệp nhất của các môn đệ phải là một sự phản ánh của sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con, thì trên hết đó phải là một sự hiệp nhất của tình yêu, bởi vì đó là sự hiệp nhất ngự trị nơi Ba Ngôi Thiên Chúa.

Điều đặc biệt về con đường dẫn tới sự hiệp nhất dựa trên tình yêu này là nó đã được mở rộng ra trước mặt chúng ta. Chúng ta không thể “bỏ qua” đạo lý bởi vì có những khác biệt thực sự ở đó cần được giải quyết cách kiên nhẫn trong những bối cảnh thích hợp. Tuy nhiên, chúng ta có thể tiến lên dẫn đầu về việc bác ái và đã hoàn toàn hiệp nhất ngay bây giờ. Thánh Augustinô viết: Dấu hiệu đích thực và chắc chắn về việc Chúa Thánh Thần hiện đến không phải là nói những tiếng lạ, nhưng là tình yêu hiệp nhất: “Bạn có thể chắc chắn bạn có Chúa Thánh Thần khi bạn gắn kết với sự hiệp nhất qua lòng bác ái chân thực” (Bài giảng 269).

Có người nói rằng: “Yêu nhau không phải là nhìn nhau, mà là cùng nhau nhìn về một hướng” (Hoàng tử Nhỏ, Antoine de Saint-Exupéry). Giữa các Kitô hữu cũng vậy, yêu thương nhau có nghĩa là cùng nhìn về một hướng, nhìn vào hướng của Chúa Kitô. “Người là bình an của chúng ta: Người là Đấng đã liên kết đôi bên thành một; Người đã phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét” (Ep 2,14).

Nếu các Kitô hữu chúng ta hướng về Chúa Kitô và cùng nhau tiến về phía Người, chúng ta sẽ gần nhau hơn cho đến khi chúng ta trở nên như điều Người đã cầu nguyện cho chúng ta: trở nên một với Người và với Chúa Cha (x.Ga 17,9). Điều này có thể xảy ra theo cách giống như các nan hoa của bánh xe khớp với nhau. Các nan hoa bắt đầu ở những điểm xa của đường tròn, nhưng từng chút một, khi chúng đến gần trung tâm hơn, chúng tiến gần nhau hơn cho đến khi chúng tạo thành một điểm duy nhất. Điều này cũng  giống như những gì đã xảy ra vào ngày đó ở Stockholm. Ước mong chúng ta luôn thăng tiến trong con đường này để hiệp nhất với ân sủng của Thần Khí Chúa Kitô!

Đức Hồng y Cantalamessa là Nhà Giảng Thuyết cho Điện Giáo Hoàng. Bài viết này được phỏng theo bài giảng Mùa Chay, ngày 18/3/2016.

 

Comments are closed.

phone-icon