Tác giả: FR. MIKE SCHMITZ
Theo Word Among Us, Personal Spirituality R
Nguồn: https://wau.org/archives/article/just_1_percent/
A God of Hope, Joy, and Love It all comes down to mercy. In April 2015, Pope Francis declared a year of jubilee dedicated to the mercy of God. He repeatedly emphasized that mercy is a chief characteristic of God, a key aspect in the ministry of Jesus, and a central foundation in the mission of the Church: “The Lord asks us above all not to judge and not to condemn” and to “be instruments of mercy” (The Face of Mercy, 14). The Holy Father went on to identify the season of Lent as “a privileged moment to celebrate and experience God’s mercy.” This is a very good time for us to “rediscover the merciful face of the Father,” he wrote (The Face of Mercy, 17). Well, here we are at the beginning of Lent. What a wonderful opportunity to learn more about God’s mercy and, even more important, to experience that mercy firsthand. God’s mercy can remove our guilt and shame and move us to be more merciful to the people around us. Works of Mercy. The word “mercy” can have two basic meanings. On the one hand, mercy is a decision to show forgiveness or compassion to someone in need. This form of mercy expresses itself through acts of kindness, generosity, and love. It’s the kind of mercy that the Good Samaritan showed to the man who was beaten and left for dead (Luke 10:30-35). Our Catholic tradition has identified fourteen “works of mercy” that illustrate this kind of compassion and solidarity-seven “corporal” and seven “spiritual” works of mercy. Jesus displayed these works of mercy throughout his public ministry. In fact, he saw these works as central to what God had called him to do. At the very beginning of his ministry, he visited the synagogue in his hometown of Nazareth, where he read from the Book of Isaiah: The Spirit of the Lord is upon me, because he has anointed me to bring glad tidings to the poor. He has sent me to proclaim liberty to captives and recovery of sight to the blind, to let the oppressed go free, and to proclaim a year acceptable to the Lord. (Luke 4:18-19) Then he told everyone there, “Today this scripture passage is fulfilled in your hearing” (Luke 4:21). For the rest of his life, then, Jesus traveled the length and breadth of the land putting these words into practice. It was mercy that moved him to heal Bartimaeus of his blindness, to raise Jairus’ daughter from the dead, and to dedicate himself to teaching and preaching to the people (Mark 10:46-52; Luke 8:40-56; Mark 6:30-34). He never stopped treating people with mercy and compassion. Mercy and Pardon. The second basic meaning of mercy is the decision to pardon someone who is guilty. This is mercy in the form of forgiveness. It shows itself when someone sets aside judgment, overlooks an offense, and offers peace to the wrongdoer instead of punishment or vengeance. It’s the kind of mercy that “triumphs over judgment” and treats the guilty not according to what they deserve but according to the overflowing love that God has for them (James 2:13; Psalm 103:10). Jesus constantly displayed this kind of mercy as well. He forgave a woman who was caught committing adultery (John 8:3-11). He forgave Peter for denying that he knew Jesus (21:15-19). He forgave a Samaritan woman who had been divorced five times and was living with another man who wasn’t her husband (4:5-42). He even forgave the people who put him to death (Luke 23:34)! Over and over, Jesus demonstrated the saying from Scripture “I desire mercy, not sacrifice” (Matthew 9:13). Finally, Jesus showed his mercy when he offered himself for us on the cross. This sacrifice of his very life for us is the culmination of all the individual merciful acts that he has performed. In fact, all of these acts would lose their deepest and most powerful meaning if it weren’t for the love and compassion that Jesus demonstrated when he won our salvation through his own death. A Father’s Hope. When he announced the Jubilee Year of Mercy, Pope Francis highlighted three parables of Jesus that are “devoted to mercy” (The Face of Mercy, 9). They are the parables of the lost sheep, the lost coin, and the lost (prodigal) son (Luke 15:1-32). In all three parables, Pope Francis said, “Jesus reveals the nature of God as that of a Father who never gives up until he has forgiven the wrong and overcome rejection with compassion and mercy” (9). Use your imagination for a moment. Picture the look of concern on the face of the shepherd as he left the ninety-nine sheep and went into the wilderness in search of the one sheep that had wandered off. Visualize the determination of the woman who scoured her entire house, inch by inch, in search of that one lost coin. Picture the combination of hope and worry that the father felt as he looked out over the valley each day, waiting to see his son come home. Perhaps the poet Charles Péguy describes this mercy of God the best. He wrote that anyone who is lost cuts deeply into the heart of God and causes him to tremble, just like a human father who faces the loss of one of his children. It’s this possibility of being lost forever that moves the father to take action to win back his child. And taking action, the father is filled with hope that the child will respond. Then, when the child does come home, the father cannot help but rejoice and celebrate because his hope has been rewarded. Thus, Péguy writes, “Each time a man repents, a hope of God is crowned.” Now, visualize yourself in these three stories. Imagine God, your heavenly Father, with the same determination to rescue you when you become lost in sin. See how full of hope he is as he sets out to find you and bring you back home. He won’t rest until he has embraced you again. He knows you are looking for him too, even if you don’t know it yourself. And so he has great hope that you will find each other! A Father’s Joy. In addition to telling us about how our Father’s heart is full of hope, these parables show us how he rejoices in being merciful. Again, visualize the stories. Look at the joy that the shepherd, the woman, and the father felt as their hopes were fulfilled and as their resolve was rewarded. Picture the shepherd putting the lost sheep on his shoulders and carrying it all the way home, where he calls his friends together and shares his joy with them. See how the woman who found her prized coin did the same thing. “Rejoice with me,” she announces excitedly (Luke 15:9). Finally, think of how happy the father of the prodigal son was. The moment he saw the boy, he ran to him and kissed him. He didn’t question him or upbraid him for having wasted himself. Rather, he treated him with great dignity, dressing him in one of his finest robes, placing a ring on his finger, and calling for a huge celebration. In each of these stories, hope won out over anxiety, joy won out over fear, and mercy triumphed over judgment. This is exactly how our Father treats us-no matter how big or small our sins are. As the prophet Micah wrote, “Who is there like you, the God who removes guilt and pardons sin. . . . Who does not persist in anger forever, but delights rather in clemency” (Micah 7:18). A Father’s Love. Through these parables, Jesus tells us that our Father is “merciful and gracious. . . low to anger, and abounding in mercy” (Psalm 103:8). Through them he urges us to turn back to God for mercy, and he gives us confidence that God will not reject us. If you are plagued by guilt and shame or if you think your life is a failure because of some dramatic sin you have committed in the past, look to your Father. Know that he can forgive everything. Believe that everyone is welcome, regardless of their past. Forgiveness, healing, restoration, hope, and, ultimately, salvation-all of these gifts are available to us as we let the Father find us. If you are not going to Mass regularly, no matter the reason, give God a chance to come back into your life this Lent. Try to take some time away from your day-to-day activities, and ponder these parables. Try to let the determination, the hope, and the love that God has for you become a reality. Even now, he is standing before you, telling you how much he loves and treasures you. God loves you so much that he will do anything to help you become the person you were meant to be-a kind, compassionate, and loving person who is a light to everyone you meet. |
Thiên Chúa của Niềm Hy vọng, Niềm vui và Tình yêu Tất cả đều tỏ ra lòng thương xót. Vào tháng 4 năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Năm Thánh dành riêng cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nhiều lần nhấn mạnh rằng lòng thương xót là đặc tính chính yếu của Thiên Chúa, là khía cạnh then chốt trong sứ vụ của Chúa Giêsu, và là nền tảng trung tâm trong sứ mệnh của Giáo Hội: “Chúa mong muốn chúng ta trên hết là đừng phán xét và đừng lên án” và “hãy là khí cụ của lòng thương xót” (Gương mặt của Lòng Thương Xót, 14). Đức Thánh Cha tiếp tục xác định Mùa Chay là “thời gian đặc biệt để cử hành và cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa”. Đây là thời gian rất tốt để chúng ta “khám phá lại khuôn mặt nhân từ của Chúa Cha,” (Gương mặt của lòng thương xót, 17). Quả vậy, chúng ta đang ở đầu Mùa Chay. Thật là một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu thêm về lòng thương xót của Thiên Chúa và quan trọng hơn nữa là được tận mắt trải nghiệm lòng thương xót đó. Lòng thương xót của Thiên Chúa có thể xóa bỏ mặc cảm và sự xấu hổ của chúng ta, đồng thời thúc đẩy chúng ta thương xót hơn đối với những người xung quanh. Những Việc Làm của Lòng thương xót. Từ “thương xót” có thể có hai nghĩa cơ bản. Một mặt, lòng thương xót là một quyết định thể hiện sự tha thứ hoặc lòng trắc ẩn đối với một ai đó đang gặp khó khăn. Hình thức thương xót này tự thể hiện qua các hành động nhân từ, rộng lượng và yêu thương. Đó là lòng thương xót mà Người Samaritanô nhân hậu đã bày tỏ cho người đàn ông bị đánh đập và bỏ mặc cho đến chết (Lc 10,30-35). Truyền thống Công giáo của chúng ta đã xác định mười bốn “mối thương người” diễn tả lòng thương xót và tình liên đới này – trong đó có bảy mối “thương xác” và bảy mối “thương linh hồn”. Chúa Giêsu đã thể hiện những những hành động thương xót (mối thương xót) này trong suốt sứ vụ công khai của Người. Thực tế, Người đã xem những mối thương xót này là trọng tâm của sứ vụ Loan báo Tin Mừng của mình. Khởi đầu việc rao giảng công khai, Chúa Giêsu đã đến thăm hội đường ở quê hương Nadarét, nơi Người đọc Sách Tiên tri Isaia: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc 4, 18-19). Sau đó, Chúa Giêsu nói với mọi người ở đó rằng: “Hôm nay đã ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe” (Lc 4,21). Sau đó, trong suốt cuộc đời còn lại của mình, Chúa Giêsu đã đi khắp nơi trong đất Israel để thực thi những lời này. Chính lòng thương xót đã thúc đẩy Chúa Giêsu chữa lành bệnh mù cho anh Batimê, làm cho con gái của ông Giairô sống lại từ cõi chết, và hiến thân cho việc giảng dạy và rao giảng Tin Mừng cho dân chúng (Mc 10,46-52; Lc 8,40-56; Mc 6,30-34). Người luôn đối xử với mọi người bằng tình yêu và lòng thương xót. Lòng thương xót và sự tha thứ. Ý nghĩa cơ bản thứ hai của lòng thương xót là quyết định ân xá cho người có tội. Đây là lòng thương xót dưới hình thức tha thứ. Tha thứ có nghĩa là khi ai đó bỏ qua sự phán xét, coi nhẹ hành vi phạm tội và ban ơn bình an cho người có tội thay vì trừng phạt hoặc báo thù. Đó là lòng thương xót “chiến thắng sự phán xét” và đối xử với kẻ có tội không phải theo những gì họ đáng phải bị phạt mà theo tình yêu thương tràn đầy mà Thiên Chúa dành cho họ (Gc 2,13; Tv 103,10). Chúa Giêsu cũng không ngừng thể hiện lòng thương xót này. Người đã tha thứ cho một người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình (Ga 8,3-11). Người đã tha thứ cho Phêrô vì ông đã chối rằng ông không biết Chúa Giêsu (Ga 21,15-19). Người đã tha thứ cho một người phụ nữ Samaritanô đã ly hôn năm lần và đang sống với một người đàn ông khác không phải là chồng của cô ấy (Ga 4,5-42). Người thậm chí còn tha thứ cho những người đã giết mình (Lc 23,34)! Hết lần này đến lần khác, Chúa Giêsu đã thể hiện câu nói trong Kinh thánh “Tôi muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ” (Mt 9:13). Cuối cùng, Chúa Giêsu đã thể hiện lòng thương xót của mình khi hiến mình vì chúng ta trên thập giá. Sự hy sinh chính mạng sống của Người dành cho chúng ta là đỉnh cao của tất cả những hành động nhân từ mà Người đã thực hiện. Trên thực tế, tất cả những hành động này sẽ mất đi ý nghĩa sâu sắc và mạnh mẽ nhất nếu nó không phải vì tình yêu và lòng thương xót mà Chúa Giêsu đã thể hiện khi Người cứu độ chúng ta qua cái chết của chính mình. Niềm hy vọng của Chúa Cha. Khi công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu bật ba dụ ngôn của Chúa Giêsu “dành cho lòng thương xót” (Gương Mặt của Lòng Thương Xót, 9). Đó là những dụ ngôn về con chiên bị mất, đồng tiền bị mất và đứa con trai (hoang đàng) bị mất (Lc 15,1-32). Trong cả ba dụ ngôn, Đức Thánh Cha Phanxicô đều nói, “Chúa Giêsu bày tỏ bản chất của Thiên Chúa như một người Cha không bao giờ từ bỏ con người, Người luôn tha thứ cho con người khi con người phạm lỗi và lòng thương xót của Người luôn ôm lấy cả sự khước từ của con người” (Khuôn Mặt/Gương Mặt của Lòng Thương Xót, số 9). Bạn hãy tưởng tượng trong giây lát. Hãy hình dung vẻ mặt lo lắng trên khuôn mặt của người chăn chiên khi anh ta rời bỏ chín mươi chín con chiên và đi vào đồng vắng để tìm kiếm một con chiên đã đi lạc. Hãy hình dung sự quyết tâm của người phụ nữ đã lùng sục khắp ngôi nhà của mình, từng li từng tí để tìm kiếm một đồng xu bị mất. Hãy hình dung sự kết hợp giữa hy vọng và lo lắng mà người cha cảm thấy khi ông nhìn ra thung lũng mỗi ngày, chờ mong con trai mình trở về nhà. Có lẽ nhà thơ Charles Péguy mô tả lòng thương xót này của Chúa là hay nhất. Ông viết rằng bất cứ ai bị lạc đường đều khoét sâu vào trái tim của Thiên Chúa và khiến ngài run sợ, giống như một người cha nhân loại phải đối mặt với sự mất mát của một trong những đứa con của mình. Chính nguy cơ có thể mất đi vĩnh viễn này khiến người cha phải hành động để giành lại con mình. Với hành động này, người cha tràn đầy hy vọng rằng đứa con sẽ quay về. Sau đó, khi đứa con về nhà, người cha không thể không vui mừng và mở tiệc mừng vì niềm hy vọng của mình đã được đền đáp. Vì vậy, Péguy viết, “Mỗi lần con người ăn năn sám hối, niềm hy vọng của Thiên Chúa sẽ lên ngôi”. Bây giờ, hãy hình dung chính bạn đang ở trong ba dụ ngôn này. Hãy tưởng tượng Thiên Chúa, Cha trên trời của bạn, có cùng quyết tâm giải cứu bạn khi bạn chìm đắm trong tội lỗi. Hãy xem Người tràn đầy hy vọng như thế nào khi bắt đầu tìm thấy bạn và đưa bạn trở về nhà. Người sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi Người ôm bạn lần nữa. Người biết bạn cũng đang tìm kiếm Người, ngay cả khi chính bạn không biết điều đó. Và vì vậy Người rất hy vọng rằng Người và bạn sẽ tìm thấy nhau! Niềm vui của Chúa Cha. Ngoài việc cho chúng ta biết về tấm lòng của Cha chúng ta tràn đầy hy vọng như thế nào, những câu chuyện ngụ ngôn này còn cho chúng ta thấy Chúa Cha vui mừng vì được thương xót như thế nào. Một lần nữa, hãy hình dung các câu chuyện. Hãy nhìn vào niềm vui mà người chăn cừu, người phụ nữ và người cha đã cảm thấy khi niềm hy vọng của họ đã được hoàn thành và quyết tâm của họ đã được đền đáp. Hình ảnh người chăn chiên đặt những con chiên bị lạc trên vai và mang nó về nhà, nơi anh ta gọi bạn bè của mình lại với nhau và chia sẻ niềm vui của mình với họ. Hãy xem người phụ nữ tìm thấy đồng xu quý giá của mình đã làm điều tương tự như thế nào. “Hãy vui mừng với tôi,” cô hào hứng thông báo (Lc 15,9). Cuối cùng, hãy nghĩ đến người cha của đứa con hoang đàng đã hạnh phúc biết bao. Ngay khi nhìn thấy cậu, ông đã chạy đến và hôn cậu. ông không thắc mắc hay quỏq trách cậu vì đã lãng phí bản thân. Thay vào đó, ông đã đối xử với cậu một cách hết sức tử tế và nhân từ, mặc cho cậu một trong những chiếc áo choàng đẹp nhất, đeo một chiếc nhẫn vào ngón tay cậu và truyền mở một bữa tiệc lớn để ăn mừng. Trong mỗi câu chuyện này, niềm hy vọng đã chiến thắng lo lắng, niềm vui đã chiến thắng nỗi sợ hãi và lòng nhân từ đã chiến thắng sự phán xét. Đây chính là cách mà Cha chúng ta đối xử với chúng ta – bất kể tội lỗi của chúng ta lớn hay nhỏ. Như tiên tri MiKha đã viết, “Có ai giống như Ngài, là Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội lỗi và tha thứ tội lỗi… Người không giữ mãi cơn giận, nhưng yêu thích sự khoan hồng” (Mk 7,18). Tình yêu của Chúa Cha. Qua những dụ ngôn này, Chúa Giêsu cho chúng ta biết rằng Cha của chúng ta thì “từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương” (Tv 103,8). Qua những dụ ngôn, Ngài thúc giục chúng ta quay trở lại với Thiên Chúa để được thương xót, và Ngài cho chúng ta tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ không từ chối chúng ta. Nếu bạn bị cản trở bởi cảm giác tội lỗi và xấu hổ hoặc nếu bạn nghĩ rằng cuộc sống của bạn là một thất bại vì một số tội lỗi nghiêm trọng mà bạn đã phạm trong quá khứ, hãy nhìn lên Cha của bạn. Hãy biết rằng Người có thể tha thứ cho mọi thứ. Hãy tin rằng tất cả mọi người đều được chào đón, bất kể quá khứ của họ như thế nào. Tha thứ, chữa lành, phục hồi, hy vọng và cuối cùng là sự cứu rỗi – tất cả những ân sủng này đều dành sẵn cho chúng ta khi chúng ta để Thiên Chúa tìm thấy chúng ta. Nếu bạn không đi lễ thường xuyên, bất kể vì lý do gì, hãy cho Chúa cơ hội trở lại cuộc đời bạn trong Mùa Chay này. Cố gắng dành một chút thời gian khỏi các hoạt động hàng ngày của bạn và suy gẫm về những câu chuyện ngụ ngôn này. Hãy cố gắng để quyết tâm, niềm hy vọng và tình yêu mà Thiên Chúa dành cho bạn sẽ trở thành hiện thực. Ngay cả bây giờ, Người đang đứng trước mặt bạn, nói với bạn rằng Người yêu thương và quý trọng bạn đến nhường nào. Thiên Chúa yêu thương bạn rất nhiều đến độ Người sẽ làm bất cứ điều gì để giúp bạn trở thành người tốt lành, từ bi và yêu thương, là ánh sáng cho mọi người bạn gặp. |