Not to give offense – Suy niệm ngày 14.08.2023

0

Tác giả: Don Schwager
Nguồn: 
www.dailyscripture.net
Lm. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ

Monday, August 14, 2023

“Not to give offense”

Scripture: Matthew 17:22-27  

22 As they were gathering in Galilee, Jesus said to them, “The Son of man is to be delivered into the hands of men, 23 and they will kill him, and he will be raised on the third day.” And they were greatly distressed. 24 When they came to Capernaum, the collectors of the half-shekel tax went up to Peter and said, “Does not your teacher pay the tax?” 25 He said, “Yes.” And when he came home, Jesus spoke to him first, saying, “What do you think, Simon? From whom do kings of the earth take toll or tribute? From their sons or from others?” 26 And when he said, “From others,” Jesus said to him, “Then the sons are free. 27 However, not to give offense to them, go to the sea and cast a hook, and take the first fish that comes up, and when you open its mouth you will find a shekel; take that and give it to them for me and for yourself.”

Thứ Hai, ngày 14.08.2023

Để khỏi gai mắt họ

Mt 17, 22-27

22 Khi thầy trò tụ họp ở miền Ga-li-lê, Đức Giê-su nói với các ông: “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời,23 họ sẽ giết chết Người, và ngày thứ ba Người sẽ trỗi dậy.” Các môn đệ buồn phiền lắm.24 Khi thầy trò tới Ca-phác-na-um, thì những người thu thuế cho đền thờ đến hỏi ông Phê-rô: “Thầy các ông không nộp thuế sao? “25 Ông đáp: “Có chứ! ” Ông về tới nhà, Đức Giê-su hỏi đón ông: “Anh Si-môn, anh nghĩ sao? Vua chúa trần gian bắt ai đóng sưu nộp thuế? Con cái mình hay người ngoài? “26 Ông Phê-rô đáp: “Thưa, người ngoài.” Đức Giê-su liền bảo: “Vậy thì con cái được miễn.27 Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì bắt lấy, mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh.”

Meditation: Who likes to pay taxes, especially when you think they might be unreasonable or unjust? Jesus and his disciples were confronted by tax collectors on the issue of tax evasion. When questioned about paying the temple tax, Jesus replied to his disciples: We must pay so as not to cause bad example. In fact, we must go beyond our duty in order that we may show others what they ought to do. The scriptural expression to give no offense doesn’t refer to insult or annoyance – rather it means to put no stumbling block in the way of another that would cause them to trip or fall. Jesus would not allow himself anything which might possibly be a bad example to someone else. Do you evade unpleasant responsibilities or obligations?

Jesus predicts his death and triumph over the grave

On three different occasions in Matthew’s Gospel, Jesus predicted he would endure great suffering through betrayal, rejection, and the punishment of a cruel death (Matthew 16:21, 17:22-23, and 20:17-19). The Jews resorted to stoning for very serious offenses and the Romans to crucifixion – the most painful and humiliating death they could devise for criminals they wanted to eliminate. No wonder the apostles were greatly distressed at such a prediction! If Jesus their Master were put to death, then they would likely receive the same treatment by their enemies. Jesus called himself the “Son of Man” because this was a Jewish title for the Messiah which the prophet Daniel explained in his vision of the One whom God would send to establish his everlasting kingdom of power and righteousness over the earth (Daniel 7:13-14).

The Suffering Servant and Lamb of God

Why must the Messiah be rejected and killed? Did not God promise that his Anointed One (Messiah in Hebrew) would deliver his people from their oppression and establish a kingdom of peace and justice? The prophet Isaiah had foretold that it was God’s will that the “Suffering Servant” make atonement for sins through his suffering and death (Isaiah 53). John the Baptist described Jesus as “the Lamb of God who takes away the sin of the world” (John 1: 29, Isaiah 53:6-7). When Jesus willing offered up his life for us on the cross he paid the price for our redemption with his blood.

Jesus offers freedom and victory over sin and death

Jesus came to rescue us from sin and its destructive forces and to restore us to fullness of life with our heavenly Father. Sin not only separates us from God – it leads us down the path to corruption and unending death. Slavery to sin is to want the wrong things and to be in bondage to hurtful desires and addictions. The ransom Jesus paid sets us free from the worst tyranny possible – the tyranny of sin, Satan, and death. Jesus’ victory did not end with his sacrificial death on the cross – he triumphed over the grave when he rose again on the third day. Jesus defeated the powers of death and Satan through his cross and resurrection. The Lord Jesus offers us true freedom and peace which no one can take from us. Do you want the greatest freedom possible, the freedom to live as God truly meant us to live as his sons and daughters?

“Lord Jesus, your death brought true life and freedom. May I always walk in the freedom and power of your love and truth and reject whatever is contrary to your will for my life.”

Suy niệm: Ai là người muốn trả tiền thuế, đặc biệt khi bạn nghĩ chúng có thể là điều vô lý và bất công? Đức Giêsu và các môn đệ đang đứng trước vấn đề trốn thuế mà những người thu thuế đưa ra. Khi được hỏi về việc trả thuế đền thờ, Đức Giêsu nói với các môn đệ: chúng ta phải trả thuế để không gây cớ vấp phạm cho người khác. Trong thực tế, chúng ta phải đi xa hơn bổn phận của mình để tỏ cho người khác thấy những gì họ phải làm. Câu Kinh thánh không hề có ý muốn đưa ra sự sỉ nhục hay sự phiền phức nào; nhưng có ý nói đừng gây cản trở trên đường của người khác, khiến họ phải vướng chân hay vấp té. Đức Giêsu cũng không cho phép chính mình làm bất cứ điều gì có thể làm gương xấu cho người khác. Bạn có lẩn tránh những bổn phận khó khăn trái ý không?

Đức Giêsu tiên đoán cái chết và chiến thắng của Người trên sự chết

Vào ba dịp khác trong Tin mừng thánh Matthew, Đức Giêsu tiên đoán Người sẽ phải chịu nhiều đau khổ qua sự phản bội, chống đối, và cái chết thê thảm (Mt 16,21; 17,22-23; và 20,17-19). Người Do Thái thường sử dụng hình phạt ném đá, còn người Rôma thì đóng đinh, cái chết đau đớn và nhục nhã nhất họ dành cho các tội nhân mà họ muốn tiêu diệt. Không trách được các tông đồ đã bị sốc mạnh trước lời tiên đoán như thế! Nếu Chúa Giêsu, Thầy của họ bị người ta giết chết, thì kẻ thù của họ chắc hẳn cũng đối xử với họ như vậy. Đức Giêsu tự xưng mình là “Con Người” bởi vì đây là một danh xưng quen thuộc của người Do Thái dành cho Đấng Mêsia mà ngôn sứ Đanien đã giải thích trong thị kiến về Đấng Thiên Chúa sai đến để thiết lập vương quốc quyền năng và công chính vĩnh cửu của Người trên trái đất (Đn 7,13-14).

Người Tôi Tớ đau khổ và Chiên Thiên Chúa

Tại sao Đấng Mêsia phải bị chống đối và giết chết? Chẳng phải Thiên Chúa đã hứa rằng Đấng được xức dầu tấn phong (Messia trong tiếng Do Thái) sẽ giải thoát dân Người khỏi mọi áp bức và thiết lập một vương quốc an bình và công chính đó sao? Ngôn sứ Isaia đã tiên báo rằng Thiên Chúa muốn “người tôi tớ đau khổ” đền tội cho loài người qua sự đau khổ và cái chết của Người (Is 53). Gioan Tẩy Giả đã mô tả Đức Giêsu là “Con Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian” (Ga 1,29; Is 53, 6-7). Khi Đức Giêsu tự nguyện hiến mạng sống mình cho chúng ta trên thập giá, Người đã trả giá cho sự cứu chuộc chúng ta bằng chính máu của Người.

Đức Giêsu đem lại ơn giải thoát và chiến thắng trên tội lỗi và sự chết

Đức Giêsu đến để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và những sức mạnh hủy diệt của nó và phục hồi sự sống sung mãn cho chúng ta với Cha trên trời. Tội lỗi không chỉ tách lìa chúng ta khỏi Thiên Chúa – nó còn dẫn chúng ta xuống con đường hủy diệt và cái chết vĩnh viễn. Nô lệ cho tội lỗi là muốn làm những điều xấu xa sai trái, và bị trói buộc vào những ước muốn và nghiện ngập tai hại. Cái giá Đức Giêsu phải trả giải thoát chúng ta khỏi quyền lực ghê gớm nhất, quyền lực của tội lỗi, Satan, và sự chết. Chiến thắng của Đức Giêsu không kết thúc với cái chết trên thập giá – Người đã chiến thắng sự chết khi Người sống lại vào ngày thứ ba. Đức Giêsu đã đánh bại quyền lực của sự chết và Satan qua thập giá và sự phục sinh của Người. Chúa Giêsu ban cho chúng ta sự tự do và bình an đích thật mà không ai có thể lấy khỏi chúng ta. Bạn có muốn được tự do hoàn toàn, sự tự do để sống như những người con của Thiên Chúa mà Chúa hằng mong đợi không?

“Lạy Chúa Giêsu, cái chết của Chúa mang lại sự sống và sự tự do đích thật. Ước gì con luôn luôn bước đi trong sự tự do ấy và sức mạnh của tình yêu và chân lý của Chúa, và loại trừ những gì trái nghịch với ý Chúa dành cho đời con.”

Comments are closed.

phone-icon