Lời mời đến bàn tiệc của Đức Vua – SN ngày 05.11.2024

0

Tác giả: Don Schwager
Nguồn: 
www.dailyscripture.net
Lm. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ

Tuesday, November 5, 2024

“Invitation to the King’s banquet table”

Scripture: Luke 14:15-24

15 When one of those who sat at table with him heard this, he said to him, “Blessed is he who shall eat bread in the kingdom of God!” 16 But he said to him, “A man once gave a great banquet, and invited many; 17 and at the time for the banquet he sent his servant to say to those who had been invited, `Come; for all is now ready.’ 18 But they all alike began to make excuses. The first said to him, `I have bought a field, and I must go out and see it; I pray you, have me excused.’ 19 And another said, `I have bought five yoke of oxen, and I go to examine them; I pray you, have me excused.’ 20 And another said, `I have married a wife, and therefore I cannot come.’ 21 So the servant came and reported this to his master. Then the householder in anger said to his servant, `Go out quickly to the streets and lanes of the city, and bring in the poor and maimed and blind and lame.’ 22 And the servant said, `Sir, what you commanded has been done, and still there is room.’ 23 And the master said to the servant, `Go out to the highways and hedges, and compel people to come in, that my house may be filled. 24 For I tell you, none of those men who were invited shall taste my banquet.'”

Thứ Ba, ngày 05.11.2024

Lời mời đến bàn tiệc của Đức Vua

Lc 14,15-24

15 Nghe vậy, một trong những kẻ đồng bàn nói với Đức Giê-su: “Phúc thay ai được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa! “16 Người đáp: “Một người kia làm tiệc lớn và đã mời nhiều người.17 Đến giờ tiệc, ông sai đầy tớ đi thưa với quan khách rằng: “Mời quý vị đến, cỗ bàn đã sẵn.18 Bấy giờ mọi người nhất loạt bắt đầu xin kiếu. Người thứ nhất nói: “Tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm; cho tôi xin kiếu.19 Người khác nói: “Tôi mới tậu năm cặp bò, tôi đi thử đây; cho tôi xin kiếu.20 Người khác nói: “Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được.21 “Đầy tớ ấy trở về, kể lại sự việc cho chủ. Bấy giờ chủ nhà nổi cơn thịnh nộ bảo người đầy tớ rằng: “Mau ra các nơi công cộng và đường phố trong thành, đưa các người nghèo khó, tàn tật, đui mù, què quặt vào đây.22 Đầy tớ nói: “Thưa ông, lệnh ông đã được thi hành mà vẫn còn chỗ.23 Ông chủ bảo người đầy tớ: “Ra các đường làng, đường xóm, ép người ta vào đầy nhà cho ta.24 Tôi nói cho các anh biết: Những khách đã được mời trước kia, không ai sẽ được dự tiệc của tôi.”

Meditation: What does it mean to “eat bread in the kingdom of heaven”? In the ancient world the most notable sign of favor and intimate friendship was the invitation to “share bread” at the dinner table. Who you ate with showed who you valued and trusted as your friends. A great banquet would involve a lavish meal of several courses and a large company of notable guests and friends. One of the most beautiful images of heaven in the scriptures is the royal wedding celebration and banquet given by the King for his son and  friends. We, in fact, have been invited to the most important banquet of all! The last book in the Bible ends with an invitation to the wedding feast of the Lamb and his Bride, the church: The Spirit and the Bride say, Come! (Revelations 22:17). The ‘Lamb of God’ is the Lord Jesus Christ and his bride is the people he has redeemed by his own precious blood which was shed upon the cross for our salvation.

Making light of  the Lord’s gracious invitation to feast at his table

Jesus’ “banquet parable” must have startled his audience. If a great lord or king invited his friends to a banquet, why would the guests turn down his invitation? A great banquet would take many days to prepare. And personal invitations would be sent out well in advance to the guests, so they would have plenty of time to prepare for the upcoming event. How insulting for the invited guests to then refuse when the time for celebrating came! They made light of the King’s request because they put their own interests above his.

Excuses that hold us back from pursuing the things of God

Jesus probes the reasons why people make excuses to God’s great invitation to “eat bread” with him at his banquet table. The first excuse allows the claims of one’s personal business or work to take precedence over God’s claim. Do you allow any task or endeavor to absorb you so much that it keeps you from the thought of God? The second excuse allows our possessions to come before God. Do you allow the media and other diversions to crowd out time for God in daily prayer and worship? The third excuse puts home and family ahead of God. God never meant for our home and relationships to be used selfishly. We serve God best when we invite him into our work, our homes, and our personal lives and when we share our possessions with others.

An invitation of undeserved grace and favor

The second part of the story focuses on those who had no claim on the king and who would never have considered getting such an invitation. The “poor, maimed, blind, and lame” represent the outcasts of society – those who can make no claim on the King. There is ample room at the feast of God even for outsiders from the highways and hedges – the Gentiles who were not members of the chosen people, the Jews. This is certainly an invitation of grace – undeserved, unmerited favor and kindness. But this invitation also contains a warning for those who refuse it or who approach the wedding feast unworthily. Grace is a free gift, but it is also an awesome responsibility.

God’s grace is free and costly

Dietrich Bonhoeffer, a German pastor who died for his faith under the Nazi persecution of Jews and Christians, contrasted cheap grace and costly grace: “Cheap grace is the grace we bestow on ourselves… the preaching of forgiveness without requiring repentance… grace without discipleship, grace without the cross, grace without Jesus Christ, living and incarnate… Costly grace is the Gospel which must be sought again and again, the gift which must be asked for, the door at which a man must knock. Such grace is costly because it calls us to follow Jesus Christ. It is costly because it costs a man his life, and it is grace because it gives a man the only true life.”

God lavishes his grace upon each one of us to draw us closer to himself and he invites each of us to his banquet that we may share more deeply in his joy. Are you ready to feast at the Lord’s banquet table?

“Lord Jesus, you withhold no good thing from us and you lavish us with the treasures of heaven. Help me to seek your kingdom first and to lay aside anything that might hinder me from doing your will.”

Suy niệm:  “Ăn bánh trong nước trời” nghĩa là gì? Trong thế giới cỗ xưa, dấu hiệu đáng chú ý của tình bằng hữu yêu quý và thân mật là sự mời “chia sẻ cơm bánh” ở bàn ăn. Người cùng ăn với bạn cho thấy người mà bạn quý trọng và tin tưởng như bạn hữu. Bữa tiệc linh đình sẽ có nhiều món ăn ngon và nhiều khách quý và bạn bè. Một trong những hình ảnh đẹp nhất của Thiên đàng trong Kinh thánh là bữa tiệc của hoàng gia và bữa tiệc cưới do nhà vua thiết đãi. Thật tế, chúng ta được mời đến dự bữa tiệc quan trọng nhất trong các bữa tiệc! Quyển sách cuối cùng trong Kinh thánh kết thúc với lời mời gọi đến bữa tiệc cưới của Con Chiên và hiền thê của Người là Giáo hội: Thần Khí và Hiền thê nói rằng: Hãy đến! (Kh 22,17). “Chiên Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô và hiền thê của Người là dân mà Người đã cứu chuộc bằng chính máu châu báu của Người đã đỗ trên thập giá vì phần rỗi chúng ta.

Việc coi thường lời mời tốt lành của Chúa tới dự bàn tiệc của Người

“Dụ ngôn bữa tiệc” của Đức Giêsu phải khiến cho các thính giả phải giật mình. Nếu một vị vua chúa mời bạn hữu của mình đến dự tiệc, tại sao những vị khách lại coi thường lời mời? Một bữa tiệc lớn sẽ mất nhiều ngày để chuẩn bị. Và các thiệp mời đến từng người sẽ được gởi đi trước tới các vị khách, để họ có thì giờ chuẩn bị cho sự kiện sắp tới. Thật là xấu hổ cho những vị khách đã được mời mà lại từ chối khi ngày vui đến! Họ coi thường lời mời của nhà Vua bởi vì họ coi những công việc của mình lớn hơn bữa tiệc của vua.

Những lời bào chữa ngăn cản chúng ta theo đuổi những gì thuộc về Thiên Chúa

Đức Giêsu thăm dò những lý do tại sao người ta lại kiếu từ lời mời gọi trọng đại của Thiên Chúa đến “ăn bánh” với Người ở bàn tiệc. Lời bào chữa thứ nhất cho phép những đòi hỏi công việc của họ lớn hơn đòi hỏi của Thiên Chúa. Bạn có để cho công việc của mình thu hút bạn hoàn toàn và không màng đến sự bận tâm của Thiên Chúa không? Lời bào chữa thứ hai để cho những lợi ích hay sở hữu khác đi trước Chúa. Truyền hình hay những cuộc giải trí khác có chiếm hết chỗ cầu nguyện và thờ phượng Chúa không? Lời bào chữa thứ ba coi nhà cửa và gia đình trọng hơn Chúa. Thiên Chúa không bao giờ có ý cho gia đình và những mối quan hệ được sử dụng một cách ích kỷ. Chúng ta phụng sự Thiên Chúa cách tốt nhất khi chúng ta mời Người vào trong công việc và gia đình của mình, và khi chúng ta chia sẻ của cải của mình cho người khác.

Lời mời của ơn sủng và đặc ân nhưng không

Phần thứ hai của câu chuyện nhấn mạnh đến những người không quan hệ đến nhà vua và cũng không bao giờ được coi là khách được mời tới dự tiệc. Những người “nghèo đói, thương tật, mù lòa, và què quặt” biểu hiện cho những người ở bên lề xã hội – những người không có yêu sách gì với nhà Vua. Thậm chí vẫn còn chỗ trống ở bữa tiệc của Thiên Chúa cho những người ngoài đường và ngăn cách – dân ngoại. Đây chắc chắn là lời mời gọi của ơn sủng – ân huệ và nhân từ không cân xứng, không có chút công nghiệp! Nhưng lời mời này cũng chứa đựng lời cảnh báo cho những ai từ chối nó hay tới gần tiệc cưới cách bất xứng. Ơn sủng là món quà nhưng không nhưng nó cũng là một trách nhiệm đáng sợ.

Ơn của Chúa nhưng không nhưng đắt giá

Dieterich Bonhoeffer, một mục sư Tinh lành và là nhà thần học ở Đức, người đã chết cho niềm tin của mình dưới thời cai trị của nhà độc tài Đức quốc xã Adolf Hitler, đã làm nổi bật sự khác nhau giữa ơn sủng rẻ tiền ơn sủng quý giá. “Ơn sủng rẻ tiền là ơn sủng chúng ta cầu xin cho mình… chủ trương ơn tha thứ mà không cần hoán cải ăn năn… ơn sủng không có luật lệ, ơn sủng không có thánh giá, ơn sủng không có Đức Giêsu Kitô sống động và nhập thể. Ơn sủng quý giá là Tin mừng, phải được tìm kiếm không ngừng, là quà tặng phải được cầu xin, là cánh cửa mà người ta phải gõ. Ơn sủng như vậy là quý giá, bởi vì nó kêu gọi chúng ta đi theo Đức Giêsu Kitô. Nó thật quý giá bởi vì nó đòi chính mạng sống của người ta, và nó là ơn sủng bởi vì nó ban cho người ta sự sống duy nhất và chân thật.”

Thiên Chúa ban nhiều ơn cho mỗi người chúng ta đến gần Người hơn và mời gọi mỗi người chúng ta đến bữa tiệc của Người để chúng ta có thể chia sẻ niềm vui của Người cách sâu xa hơn. Bạn có sẵn sàng đến dự bàn tiệc của Chúa chưa?

Lạy Chúa Giêsu, Chúa không hề từ chối với chúng con điều tốt lành nào và Chúa rộng rãi với chúng con bằng những kho báu Thiên đàng. Xin giúp con tìm kiếm nước Chúa trên hết và để lại sau lưng những gì có thể ngăn cản con thực thi thánh ý Chúa.

Comments are closed.

phone-icon