Lập trường của Tòa Thánh về vấn đề Syria

0

Bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục

Tổng Thư ký Phân Bộ Liên Lạc với các quốc gia

Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh

trong cuộc gặp gỡ với các đại sứ

Vatican, ngày 05-09-2013

           Tôi xin chào ngài Đại sứ niên trưởng và quý vị Đại sứ hiện diện ở đây và tôi xin cám ơn quý vị vì sự hiện diện của quý vị mà tôi rất trân trọng, vì giấy mời đã được gửi tới cách đây không lâu. Cuộc gặp gỡ hôm nay có mục đích là biểu lộ sự lo lắng của Đức Thánh Cha Phanxicô và của Tòa Thánh cho nền hòa bình trên thế giới, với lưu ý đặc biệt tới Vùng Trung Đông và đặc biệt tại nước Syria, một mối lo lắng mà chúng ta đã nhận ra gương mẫu rất rõ ràng hùng hồn và cảm động chính trong việc can thiệp của Đức Thánh Cha trong buổi đọc Kinh Truyền Tin – Angelus – Chúa Nhật vừa qua.

     Lời kêu gọi tha thiết của Đức Thánh Cha nói lên ước mong hòa bình vang lên từ mọi nơi trên thế giới, từ cõi lòng của mỗi người có thiện chí. Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể ghi dấu ấn bởi các bạo lực và chiến tranh tại nhiều nơi, tiếng nói của Đức Thánh Cha gióng lên trong một giai đoạn đặc biệt nghiêm trọng và rất tế nhị của một cuộc tranh chấp kéo dài tại nước Syria, là nơi đã chứng kiến quá nhiều đau khổ, bao nhiều tàn phá và đau đớn, thêm vào đó là biết bao nạn nhân vô tội do các cuộc tấn công ngày 21 tháng 8 vừa qua, làm nổi lên trong dư luận công cộng thế giới nỗi kinh hoàng sợ hãi và lo lắng vì những hậu quả của việc người ta có thể dùng khí giới hóa học. Đứng trước các sự kiện tương tự như thế, người ta không thể đứng im lặng, và Tòa Thánh ước mong rằng các cơ chế có thẩm quyển hãy làm cho rõ ràng và xin các người hữu trách hãy đáp ứng cho sự công bình. Những hành động đáng lo ngại như thế đã gợi ra những phản ứng đáng kể ngay cả trong phạm vi quốc tế. Đức Thánh Cha về phần mình, đã cho thấy một cách nghiêm trọng và chắc chắn rằng “có sự phán xét của Thiên Chúa và cả sự phán xét của lịch sử về các hành động của chúng ta mà người ta không thể trốn thoát khỏi” (Kinh Truyền Tin – Angelus, 1-9-2013), khi quả quyết rằng không bao giờ có việc dùng bạo lực để mang lại hòa bình, trái lại bạo lực kêu gọi bạo lực!

Trẻ em Syria chạy loạn cùng gia đình - Ảnh: AP

          Từ đầu thời đại Giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nhắc tới tình hình tại Syria ngay từ Sứ điệp Phục Sinh đầu tiên của ngài với Phép Lành “Cho Thành Roma và cho toàn Thế Giới” (Urbi et Orbi), ngay một tháng từ cuộc bầu Giáo Hoàng, trong đó Ngài hỏi “còn bao nhiêu đau khổ còn phải gây ra, trước khi người ta có thể tìm ra một giải đáp chính trị cho cuộc khủng hoảng này?”. Mới đây Đức Thánh Cha đã biểu lộ các lo âu của Ngài, đặc biệt trong bài diễn văn cho các tham dự viên của cuộc họp bình ổn giữa các các cơ quan bác ái công giáo hoạt động trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại nước Syria, ngày 15 tháng 6 năm 2013, cũng như trong Bài Huấn dụ trước Kinh Truyền tin – Angelus –  ngày 25 tháng 8 năm ngoái, khi gióng lên lời van xin người ta “làm im lặng tiếng khí giới” trong một “cuộc chiến tranh huynh đệ”, mà ngài đã nhìn thấy đang “gia tăng các tai nạn và các điều hung dữ“. Về vấn đề này, Đức Thánh Cha đã có thể cũng nói với các nhà lãnh đạo khác nhau khác nhau của tôn giáo và chính trị của nhiều nước, lần cuối cùng là vua Abdullah II của nước Giorđano.

          Ngoài ra cũng không thiếu những việc lặp đi lặp lại các bài can thiệp của các Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh Tổ chức Liên Hiệp Quốc, hoặc ở New York, cũng như tại Genève, cũng như các tuyên cáo khác của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã xác quyết lập trường rõ ràng được biểu lộ bởi các vị Giáo hoàng. Ngay cả vị Sứ thần ở Damasco, Đức Tổng Giám mục Mario Zenari, đã xác quyết nhiều lần lập trường của Tòa Thánh và ở lại tại chỗ tỏ lộ ta sự lo lắng và sự gần gũi của Đức Thánh Cha bên cạnh dân tộc thân yêu Syria. Thật rõ ràng với mọi người những hậu quả thảm khốc của cuộc tranh chấp, đã gây nên hơn 110.000 người chết, nhiều người bị thương, hơn 4 triệu người bị bỏ nhà cửa trong nước và hơn 2 triệu người tị nạn tại các nước chung quanh.  

          Đứng trước tình hình thảm thương này việc tiên quyết phải làm cách tuyệt đối, phải làm sao chấm dứt bạo lực, đang gieo chết chóc và phá vỡ và liều đem vào không chỉ các quốc gia khác trong vùng, mà cũng có thể có những hậu quả không lường được trong các nơi khác trên thế giới. Đi với lời kêu gọi các phe lâm chiến để đừng đóng mình trong những tư lợi của riêng mình, nhưng hãy can đảm và mạnh dạn thực hiện con đường gặp gỡ và thương thuyết, vượt lên trên sự đối đầu mù quáng, thêm vào lời kêu gọi Cộng đồng Quốc tế làm mọi cách để cổ võ, không hề trì hoãn, các sáng kiến rõ ràng cho hòa bình trong quốc gia này, luôn dựa trên đối thoại và thương thuyết.

          Cùng với sự dấn thân lo cho chấm dứt bạo lực còn thấy, thật quan trọng là nhắc lại đòi hỏi và sự khẩn thiết phải tôn trọng quyền con người. Người ta thấy, ngoài ra, thật khẩn thiết sự trợ giúp nhân đạo cho phần lớn dân chúng ở đây và trong khía cạnh này, tôi xin cám ơn sự quảng đại của biết bao nhiêu Chính phủ của quý vị lo cho dân tộc Syria đang đau khổ. Giáo hội Công giáo về phần mình dấn thân hàng đầu với tất cả các phương tiện mà Giáo hội có được trong việc trợ giúp nhân đạo cho dân tộc này, Kitô giáo cũng như không. Tôi nhắc tới một vài yếu tố mà Tòa Thánh nhận ra là quan trọng cho một chương trình nào đó cho tương lai của nước Syria và quý vị cũng tìm ra trong văn kiện được gửi tới quý vị.

          Trong số những nguyên tắc tổng quát phải hướng định việc tìm kiếm một lối giải quyết đúng cho cuộc tranh chấp mà tôi đưa ra 3 điểm sau đây:

          Trước tiên cần phải thực hiện làm sao lấy lại cuộc đối thoại giữa các phe phái và lo cho việc hòa giải Dân Tộc Syria.

          Cần phải bảo trì sự thống nhất xứ sở, tránh việc thiết lập các vùng khác nhau cho các thành phần khác nhau của xã hội.

          Sau cùng, cần phải bảo đảm, bên cạnh sự thống nhất của đất nước và cả sự vẹn toàn lãnh thổ.

          Điều thật quan trọng là xin mọi nhóm – đặc biệt những người nhằm đóng các chổ có trách nhiệm trong đất nước – cho thấy việc bảo đảm trong nước Syria ngày mai, là sẽ có chỗ cho mọi người, ngay cả và đặc biệt cho các nhóm thiểu số, gồm cả các Kitô hữu. Việc áp dụng cụ thể nguyên tắc trên sẽ mang những hình thức khác nhau, nhưng trong mọi trường hợp không thể quên tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền con người và, đặc biệt, quyền tự do tôn giáo. Cũng thế, thật quan trọng phải lưu ý tới quan điểm quyền công dân, làm nền tảng từ đó, mọi người, bỏ qua việc thuộc về nhóm sắc tộc hay tôn giáo nào, nhưng cùng lúc họ là công dân với địa vị ngang hàng nhau, với quyền lợi và nghĩa vụ đồng đều, tự do “tuyên xưng công cộng tôn giáo riêng của mình và phải đóng góp vào lợi ích chung” (xem Beneđictô XVI, Diễn Văn cho Ngoại Giao Đoàn, ngày 7 tháng 1 năm 2013). Sau cùng, là nguyên cớ với chú ý đặc biệt sự hiện diện tăng thêm trong nước Syria những nhóm quá khích, thường đến từ các quốc gia khác. Từ đây cần khuyên dân chúng và cả các nhóm đối nghịch nhau hãy tránh xa những nhóm quá khích trên, hãy cô lập hóa họ, và hãy rõ ràng chống lại và rõ ràng chống lại nạn khủng bố.

Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến ngày 05-09-2013.

Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 07-09-2013

 

 

 

Comments are closed.

phone-icon