Sự chống đối công khai phát sinh từ sự thành tâm thiện chí – Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 01.12.2016

0

Sự chống đối công khai phát sinh từ sự thành tâm thiện chí
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô ngày 01.12.2016

134

Trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Năm vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giảng về những hình thức trở lực hay đối kháng khác nhau. Lẽ dĩ nhiên, vấn đề ở đây là sự chống lại ân sủng của Thiên Chúa, chứ không phải sự phản đối hay việc chống lại công cuộc cải tổ Giáo Triều. Có sự chống đối công khai mà nó phát sinh từ “sự thành tâm thiện chí” – Đức Thánh Cha giải thích -, chẳng hạn như trong trường hợp của Thánh Phao-lô, người được “thuyết phục để thực hiện theo Thánh Ý Thiên Chúa”. Sự chống đối công khai đó được hiểu là “lành mạnh”, vì nó – như trường hợp của Thánh Phao-lô – “mở ra cho ân sủng để được chỉ dậy về một điều tốt hơn”.

Nhưng cũng có rất nhiều “những hình thức chống đối được che đậy”: những hình thức này rất nguy hiểm vì chúng đến từ sự giấu giếm. “Mỗi người trong chúng ta đều có khoảng lặng của mình để che giấu việc chống lại ân sủng của Thiên Chúa” – Đức Thánh Cha nói. Người ta phải nhận biết chúng, và phải “giơ ra cho Thiên Chúa để Ngài thanh tẩy chúng”.

Những hình thức chống đối bị che giấu mà chúng ta đang có là những hình thức nào? Chúng luôn luôn xuất hiện nhằm ngăn chặn tiến trình hoán cải. Luôn luôn chặn lại! Chúng ra lệnh: Dừng lại, không được chiến đấu nữa! Chúng nói: không, không, dừng lại! Có lẽ bạn cười… nhưng ở đây bạn không vượt qua được! Thụ động, phản đối cách bí mật. Nếu trong một cơ sở hay trong một gia đình có một tiến trình thay đổi, thì Cha luôn nghe người ta nói rằng: ´Có quá nhiều chống đối`. Hãy tạ ơn Chúa về điều đó! Nếu không có những chống đối thì có nghĩa là vấn đề đã không đến từ Thiên Chúa. Mà nếu có những chống đối, thì ma quỷ chính là những kẻ rắc gieo những chống đối đó để Thiên Chúa khó tiến về phía trước.”

Có ba loại chống đối được che giấu. Loại chống đối thứ nhất là “những lời nói trống rỗng”. Đức Thánh Cha đã nhắc lại bài Tin Mừng trong ngày, trong đó Chúa Giê-su cảnh báo rằng, không phải những kẻ nói: “Lạy Chúa, lạy Chúa mà vào được Nước Thiên Chúa cả đâu!” Và Đức Thánh Cha cũng nhắc tới dụ ngôn của Chúa Giê-su về hai người anh em được cha sai đi làm vườn nho: Đứa thứ nhất nói: “không, con không đi làm đâu!”, nhưng sau đó lại đi. Còn đứa thứ hai thì nói: “Vâng, con đi ngay”, nhưng lại không đi.

Nói tiếng vâng – vâng với tất cả, rất mang tính xã giao… Nhưng trong thực tế thì lại là tiếng không. Vô cùng nhiều lời: Vâng, vâng, vâng! Nhưng rồi chúng ta làm khác hoàn toàn! Tất cả vẫn đâu vào đấy – đúng không? Đó là sự ngụy trang thiêng liêng: đó là những kẻ nói tiếng vâng với tất cả, nhưng trong thực tế thì họ lại nói không. Đó là sự chống đối bằng những lời trống rỗng.”

Loại chống đối thứ hai chính là việc luôn luôn tìm cách biện minh cho mình. Đó là những kẻ luôn luôn biện minh về tất cả những gì mình làm, và “luôn luôn có sẵn những lý lẽ để bác lại”. Điều đó “sẽ không đánh hơi thấy Thiên Chúa, nhưng chỉ mò thấy ma quỷ” – Đức Thánh Cha nhận xét. Người Ki-tô hữu “không cần phải tự biện minh cho mình”. Họ được “biện minh nhờ vào Lời Chúa, và một lần cho muôn lần”.

Loại chống đối thứ ba bị giấu giếm, đó là chống đối “bằng những lời than phiền”: Người ta than phiền người khác để người khác phải quan tâm tới mình, và để mình không phải quay trở về với mình. Điều này được thể hiện trong dụ ngôn của Chúa Giê-su về người Pha-ri-siêu và người thu thuế vào trong đền thờ để cầu nguyện.

Ở đây Đức Thánh Cha cho biết rằng, Ngài không nói về những chống đối to tát và có tính lịch sử, chẳng hạn như những chống đối của Maginot-Linie. Nhưng Ngài nói về những chống đối mà “chúng ta đang có trong lòng, mỗi ngày”. Việc cảm thấy mình đang chống lại ân sủng thực ra là một dấu chỉ tốt, vì điều ấy có nghĩa là, “Thiên Chúa đang hoạt động trong chúng ta”. Vì thế, chúng ta “nên thắng vượt những chống đối của chúng ta, để ân sủng có thể tiến về phía trước”.

Anh chị em đừng sợ, chúng ta không nên sợ khi chúng ta phát hiện ra những điều chống đối trong lòng chúng ta! Thay vào đó, chúng ta hãy nói rõ điều đó với Thiên chúa: Chúa ơi, nhìn này, con đang cố giấu giếm điều đó để không cho Lời Chúa bước vào trong con. Thật là tuyệt vời nếu nói được với Chúa như vậy, đúng không? Lạy chúa, xin giúp con, với sức mạnh to lớn! Ước chi ân sủng của Chúa sẽ chiến thắng những chống đối của tội lỗi! Những chống đối luôn luôn là hoa trái của tội Nguyên Tổ mà chúng ta mang trong mình. Thật tồi tệ xấu xa nếu có những chống đối, đúng không? Không, không đúng. Không những thế, còn tuyệt vời nữa là khác! Sự tồi tệ xấu xa hệ tại ở chỗ đắp cao chúng lên như là những tuyến phòng thủ để ngăn cản ân sủng của Thiên Chúa. Việc cảm thấy có sự chống đối là điều bình thường. Lạy Chúa, con là một tội nhân, xin giúp con! Chúng ta hãy chuẩn bị sẵn cho mình bằng những suy tư đó trong lúc mong chờ Lễ Giáng Sinh đến!

Theo de.rv 01.12.2016 sk

Lm. Đa-minh Thiệu

Comments are closed.

phone-icon