Giáo Hội không có quyền sửa đổi những điều Chúa Giêsu đã thiết lập

0

 

GIÁO HỘI KHÔNG CÓ QUYỀN SỬA ĐỔI NHỮNG ĐIỀU

Bí tích Rửa Tội, «sự tái sinh và đổi mới của Chúa Thánh Thần» ( Tt 3, 5), là một trong những món quà quý giá nhất mà Chúa Giêsu đã làm phong phú Giáo Hội của Người. Thông qua đó, trên thực tế, «chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và được tái sinh làm con cái Thiên Chúa, chúng ta trở thành thành viên của Chúa Kitô; được gia nhập vào Giáo Hội và được tham dự vào sứ mệnh của Giáo Hội»[3]. Như vậy chúng ta có thể hiểu làm thế nào các Kitô hữu thuộc mọi thời đại quan tâm đến việc cử hành cách cẩn thận của Giáo Hội, để nó tương ứng chính xác với ý muốn ban đầu của chính Chúa Kitô, và khi nghi ngờ đã phát sinh, họ không làm giảm thiểu các cử hành ấy, mà thay vào đó đã cố gắng để đảm bảo rằng có một Bí tích Rửa Tội thật sự. Tất nhiên, trong công việc này làm rõ, Huấn Quyền của Giáo Hội đã đóng một vai trò quyết định. Những can thiệp trước của Sant’Uffizio[4] và sau đó của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, trong thế kỷ gần đây, trả lời cho mối quan tâm đó; gần đây, trong hai thập kỷ qua, đã có ba[5].

Câu trả lời này liên quan đến sự nghi ngờ về tính hợp lệ của Bí tích Rửa Tội được ban với hai công thức bằng tiếng Anh trong Giáo Hội Công Giáo. Điều này đặc biệt quan trọng, bởi vì nó cho thấy rằng đây không phải là một bài tập học thuật trên những giả định lý thuyết, nhưng không may, nó liên quan đến những gì đã xảy ra ở các nước nói tiếng Anh. Sự nghi ngờ đặt ra, tất nhiên, không liên quan đến tiếng Anh, nhưng đến công thức riêng của mình, mà cũng có thể được thể hiện bằng một ngôn ngữ khác .

Không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của vấn đề, bởi vì có liên quan đến sự cứu rỗi của người dân, vì đó mà yêu cầu phải có Bí tích Rửa Tội, theo lời khẳng định của chính Chúa Giêsu (với Ông Nicodemo): “Quả thật, quả thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (Ga 3, 5). Do đó nhiệm vụ để làm phép rửa mà Chúa Giêsu đã ủy thác cho các môn đệ: “Hãy đi khắp thế gian và rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu, nhưng ai không tin sẽ bị kết án” (Mc 16, 15-16). Vì thế Giáo Hội không thể khoan thứ việc phổ biến các biểu thức làm mất hiệu lực việc ban một phép Rửa tội thật sự. Nó sẽ là vô trách nhiệm để giảm thiểu nguy cơ đó, biện minh cho mình với ý nghĩ rằng Thiên Chúa có thể khắc phục tất cả sự bất cẩn của con người. Thay vào đó, chúng ta được mời gọi để thực hiện tốt những gì Thiên Chúa đã để lại cho trách nhiệm của chúng ta.

Bí tích Rửa Tội được ban nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tuân theo lệnh của Chúa Giêsu Kitô, được kể lại ở cuối Tin Mừng Mátthêu: “Vậy các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28, 19). Và Giáo Hội không có quyền thay đổi những gì Chúa Kitô đã thiết lập. Vì vậy, nó là không hữu hiệu bởi vì nó không tôn trọng ý muốn của Chúa Kitô, mỗi phép rửa không chứa các lời gọi đến Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh với biểu thức riêng biệt của Ba Ngôi với tên tương ứng từng ngôi một. Huấn Quyền của Giáo Hội đã dạy liên tục qua nhiều thế kỷ rằng Bí tích Rửa Tội Kitô giáo được ban nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Không cần phải lập ở đây một danh sách đầy đủ tất cả các tài liệu của Huấn Quyền về vấn đề này, nó là đủ để chỉ cần trích một số văn kiện quan trọng nhất: il Tomus Damasi del 382[6]; le decretali Desiderabilem mihi di san Gregorio II (a. 726)[7] e Sacris liminibus di san Zaccaria (a. 748)[8]; il capitolo De fide catholica del Concilio Lateranense IV (a. 1215)[9]; la costituzione Fidei catholicae del Concilio di Vienne (a. 1312)[10]; la bolla Exsultate Deo del Concilio di Firenze (a. 1439)[11]; il decreto De sacramentis del Concilio di Trento (a. 1547)[12]. Các văn bản về các nghi thức phụng vụ của Bí tích Rửa Tội không cung cấp các thay đổi về việc gọi tên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Các công thức bí tích cần phải được xem xét trong cách diễn tả được đức tin của Giáo Hội. Những lời này của đức tin, từ đó có được hiệu quả của các biểu thức, như Thánh Augustinô đã làm nổi bật công thức Rửa tội[13]. Thánh Tôma Aquina, bình luận câu nói súc tích của Thánh Augustinô, khẳng định rằng những lời có hiệu lực trong các Bí tích không chỉ đơn giản vì được đọc lên, nhưng vì các lời ấy diễn tả được đối tượng của đức tin là gì[14]. Và đó là những gì xuất hiện trong các tuyên ngôn của Huấn Quyền đã được đề cập ở trên. Công thức Rửa tội phải diễn tả cách thích đáng đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi: các công thức gần đúng (phỏng chừng) không có giá trị.

Các biến thể trong công thức Rửa tội, theo sự định rõ của các Ngôi Vị Thiên Chúa khác với các Ngôi Vị trong Kinh Thánh, được xem xét trong Câu trả lời đến từ cái gọi là thần học nữ quyền để tránh nói tới Chúa Cha và Chúa Con, được cho rằng những từ có nam tính, thay thế chúng bằng những cái tên khác. Tuy nhiên những biến thể đó, phá hoại niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi.

Để diễn tả một cách ngắn gọn đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta có thể dùng biểu tượng Simbolo Quicumque (Simbolo Atanasiano – Bản tuyên tín thánh Atanaxiô – thế kỷ 5), trích dẫn Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo: «Đức tin Công giáo cốt ở chỗ tôn thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi (một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi), và Thiên Chúa Ba Ngôi trong sự thống nhất, không có sự nhầm lẫn giữa các Ngôi Vị, cũng không tách biệt bản thể: thực tế người khác là con người của Chúa Cha, người khác là con người của Chúa Con, người khác là con người của của Chúa Thánh Thần; nhưng tính Thần thánh của Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần là duy nhất, vinh quang bằng nhau, uy nghi đồng vĩnh cửu»[15]. Tên của Ba Ngôi Thiên Chúa là những tên được nhắc đến nhiều lần trong Tân Ước và Truyền Thống của Giáo Hội. Đó là những cái tên tương đối, tức là, chỉ định những Nhân Vị trong mức độ các Ngài đang ở trong một mối quan hệ nguồn gốc giữa nhau, vì thế khác nhau. Trong thực tế, «sự khác biệt thực sự của các Ngôi Vị Thiên Chúa với nhau, bởi vì không phân chia sự hiệp nhất của Thiên Chúa, sống duy nhất trong mối quan hệ đó gắn bó các Ngài với nhau»[16]. Thiên Chúa «là đời đời trong mối tương quan với Con Người – Con Một của Ngài, Đấng luôn luôn là Người Con duy nhất trong mối quan hệ với Chúa Cha (của Ngài)»[17] và «Chúa Thánh Thần được […] tiết lộ như là ngôi vị Thiên Chúa khác trong mối tương quan với Chúa Giêsu và với Chúa Cha»[18].

Các tên gọi Đấng Tạo Hóa, Đấng Cứu Chuộc, Đấng Thánh Hóa, hay Đấng Tạo Hóa, Đấng Giải Phóng, Đấng Bảo Trợ có thể được quy cho các Ngôi Thiên Chúa như là việc gán những đặc điểm chung của cả Ba Ngôi cho từng Ngôi một (Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc, Chúa Thánh Thần thánh hóa), phù hợp với tiến trình logic mà những gì là chung cho Ba Ngôi được quy gán cho một trong số các Ngài vì nó có một sự tương đồng nhất định với những gì là thích hợp cho từng Ngôi Vị[19]. Ví dụ, Đấng Tạo Hóa thì quy gán cho Chúa Cha, bởi vì nó cho thấy trong việc tạo dựng quyền năng vô cùng của Thiên Chúa như một nguyên tắc của sự hiện hữu của các loài thụ tạo, và quyền năng có một sự tương đồng nhất định với những gì là thích hợp với Chúa Cha trong đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là nguyên tắc hiện hữu mà không có nguyên tắc của các Ngôi vị khác[20]. Tuy nhiên, «Sáng tạo là công việc chung của Ba Ngôi Thiên Chúa»[21]. Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã dạy một cách chung: «Giáo Hội thường quy gán rất thích hợp những công trình trội về quyền năng cho Người Cha (Chúa Cha), những công trình trội về sự khôn ngoan cho Người Con (Chúa Con), những công trình vượt trội về tình yêu cho Chúa Thánh Thần. Hẳn đã không phải là tất cả các sự hoàn hảo và các công trình bên ngoài không là chung cho các Ngôi Vị Thiên Chúa; trong thực tế, “các công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi không bị phân chia cũng như bản thể không thể phân chia” (Sant’Agostino, De Trinitate, I, 4: PL 42, 824)»[22].

Sự diễn tả niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi sẽ không thích đáng khi người ta chỉ định cho các Ngôi Vị Thiên Chúa những cái tên chung cho Ba Vị, cũng như quy gán mỗi tên cho từng Ngôi một. Và đó là điều xảy ra trong các công thức đã được xét đến trong Câu trả lời. Tất cả Ba Ngôi Vị Thiên Chúa đều là Đấng Tạo Hóa, là Đấng Thánh Hóa, là Đấng Giải Phóng và là Đấng Bảo Trợ (Creatore, Santificatore, Liberatore, Sostenitore). «Tất cả kế hoạch của Thiên Chúa đều là công trình chung của Ba Ngôi Vị Thiên Chúa. Thực tế, Chúa Ba Ngôi, như có một duy nhất và đồng bản tính, như thế có duy nhất một và cùng một sự hoạt động»[23]. Sự cứu chuộc cũng là công trình của tất cả Ba Ngôi như là nguyên do đầu tiên của Ba Ngôi, cho dẫu cái tên Đấng Cứu Chuộc thực sự là của Chúa Kitô trong tư cách là con người, bởi vì trong thân phận nhân loại của mình Ngài đã chịu đau khổ và đã chết trên thập giá[24].

Đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi đòi hỏi độ chính xác cẩn thận của ngôn ngữ. Nếu sự thay thế các tên của các Ngôi vị Thiên Chúa trong công thức Rửa tội với các tên khác (được cụ thể cho từng người trong các Ngài (Cha, Con và Đấng đến từ Cha và Con –  Genitore, Genito e Procedente da entrambi) đã làm nảy sinh những nghi ngờ nghiêm trọng nơi các nhà thần học về sự hữu hiệu của một Bí tích Rửa Tội đó, và Thánh Tommaso d’Aquino đã coi điều đó thậm chí là vô hiệu lực (không có giá trị)[25], hơn  nữa phải coi không phải là Bí tích Rửa Tội thực sự khi được ban bằng các công thức được xét đến trong những nghi ngờ đã được trình bày với Bộ Giáo lý Đức tin.

Người thực hiện hành động rửa tội bằng một trong những công thức Rửa tội vô hiệu lừa gạt người nhận được hành động đó, và ngay cả những người trình bày trường hợp đó với một đứa trẻ, bởi vì điều họ mong đợi là một phép rửa thực sự. Đó là một sự bất công nghiêm trọng cần phải được sửa chữa ngay lập tức, không phải chờ đợi nhiều hơn hoặc ít hơn, xét về tính hiệu quả của ước muốn của Bí tích Rửa Tội, bởi vì trước hết phải đảm bảo ngay rằng món quà mang đặc tính bí tích. Trong thực tế: «Bí tích Rửa Tội đánh dấu người Kitô hữu bằng một dấu ấn thiêng liêng không thể xóa nhòa (“đặc tính” của sự thuộc về Chúa Kitô của người đó). […] Được gia nhập vào trong Giáo Hội qua Bí tích Rửa Tội, các tín hữu đã nhận được đặc tính bí tích và Bí tích ấy thánh hiến họ cho việc thờ phượng Kitô giáo»[26].

Tầm quan trọng đại kết đảm bảo một phép rửa thật sự là quá đỗi rõ ràng. Nhờ đó, chúng ta được gọi là Kitô hữu. «Bí tích Rửa Tội thiết lập sự ràng buộc bí tích của sự hiệp nhất, có giá trị cho tất cả những người qua nó được tái sinh»[27], ngay cả đối với những người thuộc về các Giáo Hội hay các cộng đoàn giáo hội không hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo, do các thiếu sót liên quan đến đức tin, các bí tích khác và việc quản trị của Giáo hội. Nếu một cộng đồng mất Bí tích Rửa Tội thực sự, tạo ra một bước nhảy về phía sau trong cuộc hành trình đại kết, lánh xa khỏi mục đích mong muốn hiệp thông trọn vẹn mà Chúa Giêsu Kitô mong muốn[28]. Mọi Kitô hữu được mời gọi để giữ vững trung thành với sự hiệp nhất đã được trình bày rất rõ từ Thư gửi tín hữu Êphêsô: «Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa. Một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Ðấng ngự trên mọi người và trong mọi người» (Ep 4, 5-6). Được cổ vũ bởi sự can thiệp của Bộ Giáo Lý Đức Tin, vì thế các Mục tử cũng phải canh chừng về những công thức mới mà có thể gây hiểu lầm.

Nguyên ngữ: La Chiesa non ha il diritto di cambiare ciò che Cristo stessa ha istituito[1]

 (From: http://www.doctrinafidei.va/documents/rc_con_cfaith_doc_20080201_validity-baptism-miralles_it.html, il 26 agosto 2014).

Tác giả: Mons. Antonio Miralles[2]

Chuyển dịch: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương, OP.

 

[1] L’Osservatore Romano, n. 52, 1° marzo 2008, p. 6.

[2] Mons. Antonio MIRALLES, della Prelatura Personale dell’Opus Dei, Professore di Teologia Dogmatica, Pontificia Universit della Santa Croce (Roma) (Ðặng Thế Dũng, Danh Sách Những Tham Dự Viên Khoá Họp Thông Thường Thứ XI Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới về Bí Tích Thánh Thể, prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines: http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/05news/tin299.htm, 18.10.2015.

[3] Catechismo della Chiesa Cattolica, 1213.

[4] Il Sant’Uffizio o “Inquisizione romana” è stato l’ultimo nome dell’attuale Congregazione per la Dottrina della Fede prima che Paolo VI ridefinisse nel 1965 le sue competenze, dandogli il nome vigente. A istituire la Congregazione è stato Papa Paolo III con la bolla Licet ab initio del 21 luglio 1542, con il nome di Congregazione della sacra romana e universale Inquisizione. Il primo presidente della congregazione fu Giovanni Pietro Carafa, futuro papa Paolo IV. Fu San Pio X a cambiare il nome in Sant’Uffizio con la Costituzione Sapienti consilio del 29 giugno 1908.

[5] Responsum ad propositum dubium de validitate baptismatis apud communitatem «The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints», 5 iunii 2001: AAS 93 (2001) 476; Notificatio de validitate baptismatis apud «The New Church» confessionem collati, 20 novembris 1992: AAS 85 (1993) 179; Notificatio de validitate baptismatis apud «Christian Community» Rudolfi Steiner confessionem, 9 martii 1991: AAS 83 (1991) 422.

 

[6] «[…] ut credamus, quia in Patre et Filio et Spiritu Sancto solum baptizamur […]» (H. Denzinger – A. Schönmetzer, Enchiridion Symbolorum definitionum et declarationum de rebus fidei et morum, [= DS], 176).

[7] «In his tua dilectio teneat antiquum morem Ecclesiae: quia, quisquis in nomine Patris et Filii et Spiritus Sancti baptizatus est, rebaptizari liceat minime» (DS 580).

[8] «Si mersus in fonte baptismatis quis fuerit sine invocatione Trinitatis, perfectus non est, nisi fuerit in nomine Patris et Filii et Spiritus Sancti baptizatus» (DS 589).

[9] «Sacramentum vero baptismi (quod ad Dei invocationem et individuae Trinitatis, videlicet Patris, et Filii, et Spiritus Sancti, consecratur in aqua) tam parvulis, quam adultis in forma Ecclesiae a quocumque rite collatum proficit ad salutem» (DS 802).

[10] «Ad hoc baptisma unicum baptizatos omnes in Christo regenerans est, sicut unus Deus ac fides unica ab omnibus fideliter confitendum, quod celebratum in aqua in nomine Patris et Filii et Spiritus Sancti credimus esse tam adultis quam parvulis communiter perfectum remedium ad salutem» (DS 903).

[11] «Forma autem est: Ego te baptizo in nomine Patris et Filii et Spiritus Sancti» (DS 1314).

[12] «Si quis dixerit, baptismum, qui etiam datur ab hæreticis in nomine Patris et Filii et Spiritus Sancti, cum intentione faciendi quod facit Ecclesia, non esse verum baptismum: anathema sit» (DS 1617).

[13] «Unde ista tanta uirtus aquae, ut corpus tangat et cor abluat, nisi faciente uerbo, non quia dicitur, sed quia creditur? Nam et in ipso uerbo, aliud est sonus transiens, aliud uirtus manens» (In Iohannis Evangelium, tr. 80, 3: CCL 36, p. 529).

[14] «Sicut Agustinus dicit, Super Io., verbum operatur in sacramentis, non quia dicitur, idest, non secundum exteriorem sonum vocis: sed quia creditur, secundum sensum verborum qui fide tenetur» (Summa theologiæ, III, q. 60, a. 7, ad 1).

[15] DS 75, citato dal Catechismo della Chiesa Cattolica, 266.

[16] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 255.

[17] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 240.

[18] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 243.

[19] Cf. S. Tommaso d’Aquino, Summa theologiæ, I, q. 39, a. 7.

[20] Cf. S. Tommaso d’Aquino, Summa theologiæ, I, qq. 39, a. 8 et 45, a. 6, ad 2-3.

[21] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 292.

[22] Enc. Divinum illud munus, 9 maii 1897: DS 3326.

[23] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 258.

[24] Cf. S. Tommaso d’Aquino, Summa theologiæ, III, q. 48, a. 5.

[25] Cf. S. Tommaso d’Aquino, Scriptum super Sententiis, IV, d. 3, q. 1, a. 2, s. 2, ad 5; Summa theologiæ, III, q. 66, a. 5, arg. 7 et ad 7.

[26] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 1272-1273.

[27] Concilio Vaticano II, Decr. Unitatis redintegratio, 22/2.

[28] Cf. Concilio Vaticano II, Decr. Unitatis redintegratio, 4/1.

Comments are closed.

phone-icon