SINH RA ĐỂ CỨU ĐỘ CHÚNG TA
Sinh ra từ Đức Trinh Nữ Maria, Chúa Giêsu mang sự sống mới cho thế giới
Bởi: Đức cha đáng kính WILLIAM E. LORI, tổng giám mục của BALTIMORE
Khi năm mới bắt đầu, nhiều người đưa ra những giải pháp (quyết tâm) sớm bị lãng quên.
Giáo Hội luôn khuyến khích những giải pháp tốt lành vào đầu năm nhưng cũng đưa chúng ta đến với “sự khởi đầu mới” đích thật xuất hiện khi Chúa Giêsu được sinh ra bởi Đức Maria. Ngôi Lời của Thiên Chúa, Con Một của Chúa Cha, đã đến thế gian để làm cho mọi sự nên mới mẻ (x. Ga 1,18; Kh 21,5). Sự mới mẻ của Chúa Giêsu và của cuộc sống mà Ngài đã đến để ban cho chúng ta có thể được thấy thoáng qua trong ngày sinh của Chúa Kitô và trong những năm tháng “ẩn dật” của Người tại Nazareth.
“Không Có Danh Nào Khác”
Khi chúng ta nói về sự mới mẻ của Đức Giêsu, điều đó không có nghĩa là Người chỉ đơn giản là một nhân cách rất thú vị hoặc một người có quan điểm mới mẻ. Đúng hơn, Chúa Kitô hoàn toàn độc đáo như một vị Thiên Chúa và một Đấng Cứu Thế. Theo kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa về sự cứu rỗi thế giới, Con Thiên Chúa vĩnh cửu đã “được nhập thể bởi Chúa Thánh Thần và sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria” (Lời Cầu Nguyện Thánh Thể IV).
Trong khi đã có nhiều nhân vật tôn giáo và triết gia quan trọng trong suốt lịch sử, không ai sẽ bằng hoặc thay thế Chúa Giêsu. Phải cẩn thận kẻo ngay cả những nỗ lực có chủ ý trong cuộc đối thoại liên tôn kết thúc việc tương đối hóa Đức Giêsu, nghĩa là, coi Chúa Giêsu là một nhân vật tôn giáo cực kỳ quan trọng nhưng không phải là Đấng Cứu Độ duy nhất. Tuy nhiên, đức tin của chúng ta chứng thực một cách rõ ràng rằng “không có một danh nào khác” mà chúng ta có thể được cứu độ (Cv 4,12, RSV). Tất cả những người được cứu độ, kể cả những người tìm kiếm Thiên Chúa với một trái tim chân thành, chỉ được cứu bởi tình yêu của Chúa Giêsu Kitô. Do đó, các tài liệu chính thức của Giáo Hội như bản Tuyên ngôn Dominus Iesus (Tuyên ngôn Chúa Giêsu), do Bộ Giáo lý Đức tin ban hành năm 2000, nhấn mạnh vào cái được gọi là “tính độc nhất (duy nhất tính)” và “tính phổ biến (phổ quát tính)” của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế. Người là Vị Cứu Tinh duy nhất của toàn bộ loài người.
Trong Kinh Tin Kính của các Tông đồ, chúng ta tuyên xưng rằng Chúa Giêsu “đã được thụ thai nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần” và “được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria”. Thực tế, chúng ta tuyên xưng rằng Chúa Kitô là Con của Cha trên trời theo bản tính Thiên Chúa và là Con của Đức Maria theo bản tính con người của Người” (Compendium, 98). Thông thường, đặc biệt là trong mùa Giáng sinh, phụng vụ kêu cầu Chúa Kitô là “Con Thiên Chúa và Con của Đức Maria”. Điều đó không có nghĩa là Chúa Giêsu là hai người được ghép thành một. Thay vào đó, như Compendium (Bản Trích Yếu) đã nói, Chúa Giêsu “thực sự là Con Thiên Chúa trong cả hai bản thể [thần thánh và con người] vì trong Người chỉ có một Người duy nhất là Thần” (Compendium, 98). Tất nhiên, không có nhân vật tôn giáo nào đưa ra hoặc có thể đưa ra yêu sách đó.
Trong cả phụng vụ và trong những hình thức đạo đức riêng tư, chúng ta nói cách trìu mến về Đức Maria là Trinh nữ và Mẹ. Điều này cũng nói về “tính chất mới mẻ” của Chúa Giêsu. Giáo lý Công giáo dạy rằng Đức Maria vẫn còn đồng trinh trong suốt cuộc đời. Khi chúng ta nghe trong Kinh thánh những lần nói đến “các anh chị em” của Chúa Giêsu, chúng ta có thể nghĩ rằng Đức Maria có những đứa con khác sau khi Chúa Giêsu ra đời. Tuy nhiên, những người này được hiểu đúng là những người thân (họ hàng) của Chúa Kitô, chứ không phải anh chị em ruột của Người (Compendium, 99). Điều này đôi khi là một điểm gây tranh cãi đối với một số Kitô hữu ngoài Công giáo, những người không tin vào sự đồng trinh vĩnh viễn Đức Maria.
Tuy nhiên, sự đồng trinh của Đức Maria và chức năng làm mẹ có liên quan với nhau. Khi sinh ra một người con trai, Con Thiên Chúa nhập thể, tình yêu thuần khiết và tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria mở rộng ra cho tất cả những người mà Chúa Kitô đã đến để cứu độ. Không phải là hiếm hoi, sự đồng trinh của Đức Maria rất hiệu quả trong việc đưa Đấng Cứu Rỗi vào thế giới và giúp chúng ta là thành viên của Giáo Hội để sống cuộc sống mới mà Người đã chiến thắng cho chúng ta. Thật vậy, Đức Maria đóng một vai trò thiết yếu trong kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa. Không chỉ mang Đấng Cứu Thế vào thế giới, mà Mẹ còn là kiểu mẫu tối thượng của Giáo Hội, Mẹ vừa là người đồng trinh trong sự dạy dỗ chúng ta về sự trinh khiết vừa làm mẹ trong tình yêu dành cho tất cả các con trai và con gái của Mẹ.
Mầu Nhiệm Được Giữ Kín từ Muôn Thuở
Và vì vậy, những mầu nhiệm về thời thơ ấu của Chúa Kitô – chẳng hạn như biến cố Hiển Linh, việc dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ và sự chạy trốn cũng như trở về từ Ai Cập của Thánh Gia – đưa chúng ta đi đến trung tâm của tin tốt lành, “mầu nhiệm được giữ kín từ muôn thuở” nhưng bây giờ mới và dứt khoát được mặc khải trong Chúa Kitô (Ep 3,9; Compendium, 103). Trong những sự kiện này, thiên tính của Chúa Giêsu, được sinh ra bởi Đức Maria, tỏa sáng. Trong gia đình ở Nazareth, một cái gì đó về nhân loại tính kỳ diệu của Chúa Giêsu có thể được thấy thoáng qua. Chúng ta có thể học được nhiều điều bằng cách làm trung gian cho “cuộc sống ẩn dật” của Chúa Giêsu và sự đơn giản, tình yêu và sự vâng phục của Thánh Gia (Compendium, 104).
Để bắt đầu cuộc sống công khai và chức vụ của mình, Chúa Giêsu đã nhận lãnh phép rửa sám hối của Gioan Tẩy Giả để được tha thứ tội lỗi (Lc 3,3). Mặc dù vô tội, nhưng Chúa Kitô đã đồng hóa mình với tất cả nhân loại và làm như vậy, Người đã được mạc khải như là “một người Con yêu dấu” và là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Mt 17, 5; Ga 1,29). Phụng vụ cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu, “chính là tác giả của Bí tích Rửa tội”, đã được Gioan Tẩy Giả rửa tội để làm cho dòng nước thánh chảy ra (Kinh Tiền Tụng, Lễ Sinh Nhật của Gioan Tẩy Giả). Theo cách này, phép rửa của Chúa Giêsu đã miêu tả trước phép rửa của chúng ta bằng nước và Chúa Thánh Thần (x. Ga 3,5), qua đó chúng ta bắt đầu tham gia vào cuộc sống mới mà Chúa Giêsu đã chiến thắng cho chúng ta bằng thập giá và sự phục sinh của Người.
Chúng ta hãy sống một cách vui vẻ “tính mới mẻ” của cuộc sống đã được truyền ban cho chúng ta. Nguyện xin ánh sáng của Chúa Kitô tỏa sáng rực rỡ hơn trong tâm hồn chúng ta khi chúng ta tiếp tục suy niệm về mầu nhiệm Ngôi Lời đã trở nên xác phàm (đã làm người).
Về Việc Suy Tư Cá Nhân
Làm thế nào bạn có thể giải thích cho những người ngoài Kitô giáo hoặc vô thần về tuyên bố theo kinh thánh rằng không có danh nào khác ngoài Chúa Giêsu mà chúng ta sẽ được cứu (Cv 4,12, RSV)?
Chúa Kitô hoàn toàn độc nhất vô nhị như Chúa và Đấng Cứu Độ trong những cách thức nào?
Hãy cho một số thí dụ về lý do tại sao và làm thế nào mà sự đồng trinh của Đức Maria lại “có hiệu quả (phong nhiêu)” chứ không phải son sẻ (hiếm hoi).
Hãy nhớ lại một dịp khi bạn hướng về Đức Maria để được Mẹ giúp đỡ hoặc trải nghiệm tình mẫu tử thiêng liêng của Mẹ. Điều này có ảnh hưởng gì đến bạn? Bạn có thể làm gì để đào sâu về sự đánh giá cao của bạn về Đức Maria và sự thành tâm của bạn với Mẹ?
Trích từ Niềm vui của Niềm Vui Tin Tưởng: Hướng dẫn thiết thực cho (việc sống) Đức Tin Công Giáo bởi Đức Cha đáng kính William E. Lori, Tổng giám mục của Baltimore (The Word Among Us Press, 2015). Có sẵn tại wau.org/books
Theo The Word Among Us
Personal Spirituality Resources
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương