Lương Tâm của Quốc Hội
Chân phước Hildegard Burjan thực hành đức tin của mình nơi quảng trường công cộng.
Bởi: WOODEENE KOENIG-BRICKER
Một thành ngữ chung tóm tắt vị trí của phụ nữ trong xã hội Đức vào những năm 1900: Kinder, Küche, Kirche hoặc “trẻ em, Nhà bếp, Nhà thờ. Những kỳ vọng như vậy không có gì ngăn cản Hildegard Burjan, một nữ giáo dân thường xuyên có vấn đề về sức khỏe, trở nên tích cực hoạt động về xã hội và chính trị trong thời kỳ Thế chiến thứ nhất. Nhờ ơn Chúa, Hildegard đã nhận ra điều mà chị gọi là “nỗi đau khổ của thời gian” và chị đã đáp trả bằng tình yêu.
Tìm Kiếm Sự Thật. Hildegard sinh ngày 30 tháng 01 năm 1883, là con gái thứ hai của Ápraham và Berta Freund, một đôi vợ chồng Do Thái sống ở Prussian Silesia (một khu vực ở biên giới của Đức và Ba Lan ngày nay). Mặc dù gia đình chị không sùng đạo, nhưng những câu hỏi tâm linh đã sớm xuất hiện trong tâm trí của Hildegard. Sự ham hiểu biết của chị đã được khích lệ bởi các nữ tu nhân lúc đang đi dạo trong vườn và đang cầu nguyện bằng các thánh vịnh. Hildegard đã hỏi người mẹ theo thuyết bất khả tri của mình về họ, chị hỏi: Nữ tu nghĩa là gì? Thiên Chúa ở đâu? Tại sao họ cầu nguyện? Khi hỏi như thế, mẹ chị không thể trả lời những câu hỏi con gái và Hildegard đã (tự) trả lời: “Thật tốt biết bao khi có thể cầu nguyện với Thiên Chúa”. Chị nói thêm: “Lạy Thiên Chúa của con, con cũng muốn cầu nguyện”. Suốt thời gian học trung học ở Berlin, Hildegard tập trung vào những mưu cầu về trí thức, quan tâm nhiều hơn đến việc trở thành “một người có đạo đức” hơn là quần áo hay các bữa tiệc.
Gia đình của Hildegard khuyến khích chị học ngành giáo dục phổ thông và chị đã lấy bằng tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich, chị là một trong số ít phụ nữ làm như vậy vào thời điểm đó. Khi ở trường, chị cảm kích những lời dạy của các giáo sư Tin lành Robert Saitzchik và Friedrich Foerster, người đã giải thích rằng con người có khả năng nhận biết Thiên Chúa. Trong khi được thu hút sâu sắc bởi khái niệm này, chị đấu tranh với sự nghi ngờ của mình. Chị nài nỉ: “Lạy Thiên Chúa của con, nếu có Chúa, xin hãy cho con tìm thấy Chúa!” Nhưng mất năm năm trôi qua chị mới nhận được câu trả lời.
“Bất Lực” Nếu Không Có Chúa. Năm 1907, Hildegard trở lại Berlin để học kinh tế và chính sách xã hội. Ở đó, chị đã gặp và kết hôn với một kỹ sư tên là Alexander Burjan, một người theo thuyết bất khả tri và người tìm kiếm sự thật. Trong năm thứ hai của cuộc hôn nhân, Hildegard bị suy nhược vì đau bụng. Giữa tháng 10 năm 1908 và mùa xuân tiếp theo, chị trải qua nhiều ca phẫu thuật tại Bệnh viện Công Giáo St. Hedwig, do các Nữ tu của Lòng thương xót của Thánh Borromeo điều hành.
Vào khoảng Tuần Thánh năm đó, các bác sĩ của Hildegard đã từ bỏ, không hy vọng rằng chị sẽ sống sót. Sau đó vào lễ Phục Sinh, không có lời giải thích, chị đã có một bước ngoặt kỳ diệu cho thấy sức khỏe tốt hơn. Trong bảy tháng tiếp theo, Hildegard được sự các Nữ tu Lòng Thương Xót chăm sóc cách chu đáo, tận tâm và chị đã tin vào Chúa. Chị viết: “Chỉ có Giáo Hội Công Giáo mới có thể đạt được điều kỳ diệu này là lấp đầy cả một cộng đoàn với tinh thần như vậy… Con người, chỉ với các khả năng tự nhiên của mình, không thể làm những gì các mà Nữ tu này làm. Khi nhìn thấy họ, tôi đã trải nghiệm sức mạnh của ân sủng”.
Trong vài tháng sau khi trở về nhà với chồng, Hildegard gia nhập Hội Thánh Công Giáo, một một Hội Thánh có phần tử chiếm thiểu số trong đất nước Đức nơi anh em giáo phái Tin Lành chiếm đa số. Chị đã nhận ra những giới hạn của kiến thức trí tuệ. Chị viết: “Không phải chỉ nhờ sự khôn ngoan của con người mà chúng ta có thể làm điều tốt, mà chỉ nhờ sự kết hợp với Chúa Kitô. Trong Chúa, chúng ta có thể làm tất cả mọi sự; không có Chúa, chúng ta hoàn toàn bất lực”.
Nhận Thức Ngày Càng Tăng. Hildegard chấp nhận sự phục hồi thể chất và sự tái sinh tinh thần của chị sau đó như một ân huệ từ Thiên Chúa và một bước ngoặt. Chị viết: “Cuộc sống mới được ban tặng này phải hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và toàn thể nhân loại”. Alexander và Hildegard đã sớm chuyển tới nước Áo, một đất nước Công Giáo, nhờ cơ hội Alexander được đề nghị làm công việc nổi tiếng ở đó.
Tại Vienna, Hildegard đã đăng ký vào “các khóa học xã hội”, được mô tả bằng đồ họa những vấn đề mà người nghèo của thành phố phải đối mặt. Chị khám phá ra những đàn ông, phụ nữ và trẻ em làm việc mười lăm giờ một ngày trong các nhà máy với mức lương đáng thương. Những người lao động trong nước, những cô gái trẻ thiếu giáo dục và ảnh hưởng xã hội đã bị trả lương quá thấp đến mức họ hành nghề mại dâm để kiếm sống. Hildegard đã phải kinh hoàng.
Tuy nhiên, mọi hoạt động phải nhường bước khi chị mang thai. Thai khó nên các bác sĩ khuyên chị chấm dứt thai kỳ. Chị từ chối và nói: “Đấy là tội giết người. Giả như tôi chết, tôi sẽ trở thành nạn nhân việc làm mẹ, nhưng đứa trẻ phải sống”. Sự sinh nở diễn ra tốt đẹp và con gái của Hildegard là Lisa, được sinh vào tháng 8 năm 1910. Đó cũng là khoảng thời gian mà Alexander, chồng Hildegard gia nhập Đạo Công Giáo.
Hildegard tiếp tục phân chia cách hài hòa thời gian giữa công việc từ thiện và cuộc sống gia đình. Alexander đã nhanh chóng vươn lên trở thành người đồng sáng lập công ty truyền hình đầu tiên của nước Áo. Điều này đã mang lại cho vợ anh danh sách những người quen biết có ảnh hưởng, bao gồm những người Công Giáo và giáo sĩ nổi tiếng. Tại một sự kiện hội liên đoàn hàng năm của phụ nữ Công Giáo, chị đã ủy thác cho những người tham dự phải là những người tiêu dùng chín chắn, chị giải thích cho họ cách họ mong muốn hàng hóa giá rẻ có thể, và cách gián tiếp chị gây áp lực cho các nhà sản xuất trả lương cho công nhân của họ. Chị nói: “Hãy để chúng tôi kiểm tra nếu chúng tôi không đồng lõa với sự khốn khổ của người dân”.
Lương Tâm của Vienna. Sự nỗ lực của Hildegard hướng tới hoạt động xã hội đã có một bước tiến lớn vào năm 1912. Năm đó, chị thành lập một hiệp hội để ủng hộ những người lao động nữ đang gặp khó khăn mà không có ảnh hưởng chính trị để nhận “tiền công tương xứng với công việc”, trợ giúp pháp lý và giáo dục. Hildegard cũng thu hút sự chú ý đến việc một phần ba trẻ em của Vienna (khi mới sáu tuổi) bị buộc phải làm việc trong các nhà máy. Chị đã viết một cuốn sách nhỏ về sự bất công này và gây ra một cuộc tranh luận công khai.
Vào tháng 11 năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Áo đã thành lập một chính phủ độc lập mới. Hildegard được đề cử và bầu làm thành viên nữ duy nhất của Đảng Xã hội Kitô giáo. Chị trở thành một sự hiện diện tự tin và có ảnh hưởng trong Quốc hội. Trong nhiệm kỳ hai năm, Hildegard đã giúp tài trợ an toàn cho việc giáo dục phụ nữ trẻ. Chị đã giới thiệu các biện pháp bảo vệ pháp lý cho trẻ em, cho các bà mẹ tương lai và đang cho con bú, và người lao động trong nước bị trả lương thấp. Người đứng đầu đảng của Hildegard cho biết ông chưa bao giờ gặp một chính trị gia nào khôn ngoan hơn chị, và tổng giám mục Vienna gọi là Hildegard là “lương tâm của Quốc hội”.
Trên thực tế, Hildegard thấy rằng chính xác đó là lương tâm của chị, được định hình bởi Tin Mừng, đã buộc chị tham gia vào hành động xã hội. Từ lâu, chị đã suy nghĩ về việc tập hợp một cộng đoàn những người phụ nữ Công Giáo tận hiến, những người sẽ giúp đỡ người nghèo và người bị áp bức vì họ được tình yêu của Thiên Chúa thúc đẩy, giống như chị. Vì vậy, Hildegard bắt đầu theo đuổi giấc mơ này trong khi vẫn phục vụ tại văn phòng và từ chối theo đuổi việc tái tranh cử, với lý do sức khỏe giới hạn và bổn phận gia đình. Chị đã thành công khi giành được sự hỗ trợ của tổng giám mục cho hiệp hội của mình, được gọi là Caritas Socialis (Tu đoàn Bác Ái) và tìm thấy mười phụ nữ sẵn sàng sống trong cộng đoàn ở khu vực nội thành. Các chị em của chị đã định vị và hỗ trợ những người phụ nữ vô gia cư, gái mại dâm và những người phụ nữ độc thân bị cám dỗ phá thai hủy bỏ con cái của họ bằng cách giải thoát họ khỏi cảnh cơ cực và mời họ đến với “cuộc sống mới trong Chúa Kitô”.
Hildegard phục vụ như là bề trên của hiệp hội, mặc dù thực tế chị vẫn là một phụ nữ đã kết hôn và có gia đình riêng của mình. Sự sắp xếp không bình thường này đã gây ra sự chỉ trích từ một số đồng bào Công giáo. Nhưng Hildegard được bảo vệ bởi tổng giám mục, người đã gọi sự hiện diện của chị trong giáo phận của ngài là “một ân huệ”.
Chiến Đấu với Những Sai Sót Cá Nhân. Việc cân bằng những nhu cầu của cộng đoàn với vai trò là vợ và mẹ chưa bao giờ là dễ dàng đối với Hildegard. Đôi lúc chị nói rằng chị cảm thấy thất bại với cô con gái duy nhất của mình, người mà chị có mối tương quan không êm thắm (hay gây tranh cãi). Nhưng bất chấp bổn phận gia đình và bệnh tiểu đường ngày càng nặng của mình, Hildegard vẫn giữ một lịch trình dày đặc với tư cách là người đứng đầu của Caritas.
Đến bây giờ ở tuổi bốn mươi, Hildegard đã xem những khó khăn đang diễn ra này là một chiến trường cho đức hạnh. Chị đã viết cho một trong những chị em của mình: “Hãy tin chị, vì mọi người, cuộc sống là một trận chiến. Nhận thức được điều đó hay không, mỗi chúng ta đều tiến lên từ từ trên con đường sỏi đá dẫn đến đồi Calvary. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì đã cho chúng ta cơ hội leo lên đó và, bằng ánh sáng của Người, chúng ta có khả năng nhìn thấy những lỗi lầm của mình”.
Hildegard cho biết bí quyết của chị để hoàn thành tất cả những gì chị đã làm là cầu nguyện. Mỗi buổi sáng, chị viếng Thánh Thể nhanh chóng trong khi vẫn duy trì việc ăn sáng cùng với Alexander để chị có thể được rước Mình Thánh Chúa trong Thánh Lễ sau khi anh đi làm. Vào thời điểm đó, sự ăn chay bắt đầu vào nửa đêm, bao gồm cả việc ăn chay đồ ăn và đồ uống, nhưng Hildegard không bao giờ cầu xin sự miễn trừ. Chị nói: “Tôi sẽ nghỉ ngơi và ngủ nghỉ chỉ khi tôi ở dưới lòng đất”.
Thực tế, Hildegard đã chết sớm ở tuổi năm mươi. Trước khi chết, chị đã cảm ơn Alexander vì “những năm tháng đẹp đẽ” họ ở bên nhau, chị nói rằng: “Em đã rất hạnh phúc vì được ở với anh”.
An Ủi Người Đau Khổ. Chân phước Hildegard Burjan đã tận hiến cuộc đời mình cho sự thật, điều mà chị tin rằng nó được thể hiện cách sâu sắc nhất bằng những hành động từ thiện Kitô giáo. Như chính chị đã giải thích: “Trong suốt nhiều thế kỷ… trước mỗi đau khổ vốn có, Giáo Hội Công Giáo đã sai phái những con người tràn đầy Thánh Thần đến để khắc phục. Có lẽ đến lượt mình, Caritas của chúng ta có thể, ở giữa chủ nghĩa ngoại giáo hiện đại, xuất hiện như một nhánh riêng trên thân cây của Giáo Hội”.
Thật vậy, chi nhánh nhỏ Caritas Socialis ở Áo đã phát triển thành Hội dòng gồm chín trăm chị em và các cộng sự viên giáo dân trên khắp thế giới. Hoạt động tông đồ của họ bao gồm việc chăm sóc phụ nữ mang thai và người cao niên, đặc biệt những người ở nhà tế bần và những người mắc bệnh Alzheimer. Vào lúc bắt đầu và kết thúc cuộc đời, Hildegard đã nhận thức cách sâu sắc: “Những người dân cần sự chăm sóc đặc biệt”.
Động lực chăm sóc những người cần giúp đỡ của Chân phước Hildegard Burjan đã không nhạt nhòa ngay cả khi thân thể chị yếu mệt. Mặc dù chị đã nghỉ hưu, rút khỏi công việc ở văn phòng chính trị, chị không bao giờ nghỉ hưu khỏi một cuộc đời phục vụ. Nỗ lực theo đuổi sự thật của Hildegard, từ thời thơ ấu trở đi, đã đưa chị đến với thực tế rằng Thiên Chúa là tình yêu. Và cũng giống như các Nữ tu của Lòng thương xót tại Bệnh viện St. Hedwig, chị đã mang “thiên đàng” của sự thật này tới trần gian qua cách thức chị đối xử với những người đang phải chiến đấu.
Woodeene Koenig-Bricker sống ở Eugene, Oregon.
Theo The Word Among Us [wau.org]
July/August 2019 Issue
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương