Lm.Giuse Nguyễn Văn Lộc
(Thánh Inhaxiô, “Nguyên lý và nền tảng, Linh Thao, số 23)
(I) Con người được tạo dựng
để ca tụng, tôn kính và phụng sự
Thiên Chúa Chúa chúng ta và qua đó cứu linh hồn mình,
và những điều khác trên mặt đất được tạo dựng cho con người
để giúp con người trong việc theo đuổi cùng đích
vì đó con người được tạo dựng.
(II) Do đó mà con người phải
sử dụng những điều này trong mức độ chúng giúp con người
đạt tới cùng đích của mình
và phải làm cho mình thoát khỏi những điều ấy trong mức độ chúng, đối với con người, là một cản trở cho cùng đích này.
(III) Vì thế, cần thiết phải làm cho chúng ta bình tâm đối với tất cả những điều được tạo dựng, trong tất cả những gì được để cho tự do của ý chí tự do và không bị cấm đối với ý chí tự do này;
– sao cho (theo một cách thế để cho) chúng ta không muốn, về phía chúng ta,sức khoẻ hơn bệnh tật, giàu có hơn nghèo khổ danh dự hơn ô danh, cuộc sống dài lâu hơn đời sống ngắn ngủi và cũng như vậy đối với tất cả những gì còn lại,
– nhưng chúng ta ước ao và chọn lựa duy chỉ điều dẫn chúng ta hơn đến cùng đích vì đó chúng ta được tạo dựng.
“Nguyên lý và nền tảng” trong sách LT 23 không phải là Lời Chúa, nhưng giúp chúng ta sống Lời Chúa: “xin dẫn con theo chính lộ ngàn đời”, sống căn tính hình ảnh Thiên Chúa, “Danh thánh Người, chúng sẽ ca ngợi, những công trình vĩ đại của Người, chúng sẽ kể ra”, “Suốt cuộc đời tôi sẽ ca tụng Chúa, sống ngày nào xin đàn hát kính Thiên Chúa của tôi”, giữ lề luật trong tâm tình tạ ơn và ca tụng…
Chúa hiện diện và nói với chúng ta trong lịch sử: lịch sử dân Chúa (Kinh Thánh), lịch sử GH, các thánh, Hội Dòng, các đấng sáng lập… đời tôi.
* * *
Nhớ lại ơn huệ, ơn huệ sự sống và sáng tạo có sức mạnh “tái sinh”chúng ta. Xin cho chúng ta nhận ra “ơn tái sinh” đang được thực sự ban cho chúng ta trong những ngày này của thời gian Linh Thao (Thao luyện Thiêng liêng), vì đó là dấu chỉ chắc chắn chúng ta đã gặp được Chúa, và là dấu chỉ chắc chắn Chúa đang tiếp tục sáng tạo chúng ta bằng tình thương và lòng thương xót.
Và để sống ơn tái sinh một cách cụ thể, kết quả của việc nhận ra ơn huệ sáng tạo và ơn huệ sự sống, thánh I-nha-xiô đề nghị trong sách Linh Thao, một hướng sống, được gọi là “Nguyên lý và nền tảng” (LT 23).
“Nguyên lý và nền tảng” là một hướng sống ơn tái sinh, khởi đi từ kinh nghiệm về ơn huệ sự sống và sáng tạo, mà chúng ta đã dành nhiều giờ để nhận ra, hiểu sâu xa, cảm nếm và qua đó, nhận được ơn an ủi thiêng liêng.
Một hướng sống mà chúng ta mời gọi và chúng đáp lại bằng sự tự do, chứ không phải bị áp đặt từ bên ngoài, như một lề luật bắt buộc, vì liên quan tâm tình ca tụng Chúa với lòng yêu mến.
* * *
Thật vậy, “Nguyên lý và nền tảng” được ghi dấu từ đầu đến cuối bởi cùng đích ca tụng Thiên Chúa. Vì mọi sự (sáng tạo, lịch sử cứu độ, đời sống hằng ngày của chúng ta) đều hướng về cùng đích ca tụng Chúa:
– Đọc Ep 1, 3-14. Mục đích của sáng tạo và lịch sử cứu độ: “để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời” (c. 6); “để ngợi khen vinh quang Thiên Chúa” (c. 14).
– “Lạy Chúa trời, xin mở miệng con. Cho con cất tiếng ngợi khen Ngài”.
– “Vinh danh Chúa Cha và Chúa con, cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa từ muôn đời và chính hiện nay, luôn mãi đến thiên thu vạn đại”.
– Hc 6, 24 – 7,10; Tv 104; Tv 8…
“Nguyên Lý và Nền Tảng” được đề nghị cầu nguyện trong một ngày trong hành trình Linh Thao, nhưng chúng ta nên ghi nhớ trong suốt thời gian tĩnh tâm và đưa vào cuộc sống, vì đó là “nguyên lý và nền tảng” (hình ảnh kim chỉ nam), hướng dẫn tôi sống với Chúa trong cuộc sống, ơn gọi, công việc, sứ vụ, hoàn cảnh…
→ → → |
||
(I) Được tạo dựng để ca tụng Chúa:
– Con người được tạo dựng để ca tụng Chúa – “Những điều khác trên mặt đất được tạo dựng” để giúp con người ca tụng Chúa. |
Để ca tụng Chúa, trong tương quan với “những sự khác”: “Do đó” “Vì thế” |
(II) Qui tắc 1: “Trong mức độ”
——————- (III) Qui tắc 2: “bình tâm để lựa chọn” |
← ← ← |
Chúng ta có thể nói, người biết phân định thiêng liêng là người sống theo “Nguyên Lý và Nền Tảng” trong mọi sự:
– Trong mọi sự, tôi ca tụng Chúa.
– Trong mọi sự, tôi sống qui tắc “trong mức độ” và qui tắc “bình tâm để lựa chọn”, để ca tụng Chúa hơn mãi và luôn mãi.
1. Được tạo dựng để ca tụng Chúa
THIÊN CHÚA | ||
Tạo dựng (Tv 139, St 1-2, Tv 104, Hc 16-17, Tv 19, Tv 8) |
↓ ↑
|
– Ca tụng (đến từ và diễn tả lòng yêu mến)
– Tôn kính và phụng sự |
CON NGƯỜI |
a. Tôi có kinh nghiệm thiết thân (không chỉ biết như chân lý) mình được tạo dựng không, không chỉ ở khởi đầu, nhưng mỗi ngày và suốt đời? Lời Chúa mà tôi lắng nghe trong những ngày qua giúp tôi nhận ra và cảm nếm “ơn tạo dựng” như thế nào”?
b. Tôi có ước ao đáp lại ơn tạo dựng bằng cách ca tụng Chúa không? Như lời nguyện Thánh Vịnh: “Suốt cuộc đời tôi sẽ ca tụng Chúa. Sống ngày nào, xin đàn hát kính Thiên Chúa của tôi” (Tv 104, 33).
– Những vật bên ngoài để “sử dụng”: của cải, phương tiện, đồ dùng…;
– Những gì gắn bó với tôi: sức khỏe, thời gian sống, công việc, quyền bính, tự do, tình cảm, giới tính, khả năng…
– Những người khác..
Tôi có giữ tương quan (sử dụng) trong mức độ không? Trong mức độ giúp, giúp nhiều, giúp ít…., trong mức độ cản trở, ảnh hưởng, phương hại… tôi ca tụng Chúa
Tôi có tương quan thực sự với “những sự khác” (được hiểu như trên) như thế nào? Tôi có muốn sống theo qui tắc này không, để “ca tụng, tôn kính và phụng sự” Chúa
3. Qui tắc “bình tâm để lựa chọn”
Chúng ta ca tụng Chúa đặc biệt ngang qua cách chúng ta LỰA CHỌN: ơn gọi (theo nghĩa cách chúng ta sống đức tin, là Ki-tô hữu, môn đệ của Người, đi theo người), công việc, phương tiện, nơi chốn… những quyết định lớn nhỏ trong cuộc sống. Chúng ta được mời gọi “bình tâm để lựa chọn”:
– Không muốn điều này hơn điều kia: bình diện nội tâm
– Nhưng chỉ ước ao và lựa chọn duy chỉ điều dẫn chúng ta hơn đến cùng đích: bình diện nội tâm và hành động.
Tôi đã sống qui tắc “Bình tâm để lựa chọn như thế nào? Tôi có muốn đưa qui tắc này vào trong cuộc sống của tôi không?
* * *
Với nhiều người trong chúng ta, trong thời gian tĩnh tâm, chúng ta được mời gọi “bình tâm”. Bình tâm là thái độ nội tâm cần có, trước khi quyết định hay lựa chọn: suy nghĩ, cầu nguyện, bàn hỏi, đôi khi phải kéo dài thời gian…
“Nguyên lý và nền tảng” mời gọi bình tâm đối với: sức khoẻ/bệnh tật, giàu có/nghèo khổ; danh dự/ô danh, cuộc sống dài lâu/đời sống ngắn ngủi. Trong thực tế, tôi không thể hay không có cơ hội để lựa chọn những điều này. Nhưng tôi vẫn được mời gọi có tâm hồn “bình tâm”, “bình tâm tận căn”, vì liên quan đến sự sống/sự chết của tôi.
* * *
Chúng ta hãy giải bày cho Chúa, nhất là sự bất lực của chúng ta khi sống theo hai qui tắc “Trong mức độ” và “Bình tâm”, để Ngài bao dung, tái tạo, bao bọc, đồng hành và nhất là chinh phục con tim của chúng ta (x. Pl 3, 7), nơi Đức Đức Giê-su-Ki-tô, Con của Ngài.
Bởi vì chỉ có tâm tình biết ơn và lòng yêu mến, khởi đi từ kinh nghiệm sâu sa về tình yêu và lòng thương xót, được thể hiện nơi Đức Ki-tô, mới giúp chúng ta sống “nguyên lý và nền tảng” được mà thôi.