Suy tư của ĐTC Benedicto XVI tại TTHĐGMTG Khóa XIII

0

 Suy tư của ĐTC Benedicto XVI

sau Bài đọc ngắn của Giờ Kinh Ban Ngày

trong Cuộc Họp Đại Hội Lần thứ I của THĐGMTG Khóa XIII

ngày 9-10-2012

Anh Em thân mến,

            Bài suy niệm của Tôi hướng về từ “Evangelium” (eugangelisasthai) (xem Lc 4,18). Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới này, chúng ta muốn biết thêm nữa : Kitô nói cho chúng ta điều gì và điều gì, chúng ta có thể hoặc phải làm, từ chính chúng ta. Vậy bài suy niệm này được chia làm hai phần:

–  một suy niệm thứ nhất về ý nghĩa của những lời trên đây

– và rồi Tôi muốn thử chú giải Thánh Thi của Giờ Ba “Nunc, Sancte nobis Spiritus”, ở trang 5 của cuốn Sách các Lời Nguyện.   

Từ “Evangelium” “Euangelisasthai” có một lịch sử lâu dài. Nó có trong tác phẩm của Homerus : đó là việc loan báo một chiến thắng, và vì thế, là việc loan báo điều lành, niềm vui, hạnh phúc. Rồi nó có trong Sách Ngôn Sứ Isaia Đệ Nhị (xem  Is 40,9), như là tiếng nói loan báo niềm vui từ Thiên Chúa, như là tiếng vọng làm cho hiểu rằng Thiên Chúa không quên dân của Người, rằng Thiên Chúa, Đấng xem ra như rút vào nơi ẩn trú khỏi lịch sử, thì, Người lại hiện diện. Và Thiên Chúa có quyền thế, Thiên Chúa ban niềm hoan lạc, Thiên Chúa mở cửa của cảnh tù đầy; sau một đêm dài của cuộc lưu đầy, ánh sáng của Ngài lại xuất hiện và cho dân Chúa có thể trở về, Thiên Chúa canh tân lịch sử của điều lành, lịch sử của tình yêu của Ngài. Trong bối cảnh này của việc loan báo Tin Mừng, xuất hiện ra nhất là qua 3 lời sau đây:

–        dikaiosyne
–        eirene
–        soteria

(đó là công lý, bình an, cứu rỗi). Chính Chúa Giêsu đã lấy lại các lời của Isaia tại Nazareth, khi nói về “Tin Mừng” này, là điều bây giờ mang đến cho các kẻ bị loại bỏ, tù ngục, đau khổ và nghèo khó   

Nhưng về ý nghĩa của lời “evangelium” trong Tân Ước, ngoài ý nghĩa này – Sách Isaia Đệ Nhị, có nghĩa là mở cửa ra điều này thật quan trọng, cả việc xử dụng lời được nói ra do Hoàng Đế Roma, bắt đầu từ Hoàng Đế Augusto. Ở đây từ “Evangelium” chỉ một lời, một sứ điệp đến từ Hoàng Đế. Sứ điệp, vì thế, là của Hoàng Đế – như được hiểu như thế – có ý nghĩa thật hay: đó là việc canh tân thế giới, đó là sự cứu rỗi. Sứ điệp của Hoàng Đế và như thế đó là sứ điệp của quyền uy và của thế lực; đó là sứ điệp của việc cứu rỗi, của việc canh tân và của sức khỏe. Tân Ước chấp nhận tình trạng này. Thánh Luca đem đối diện, một cách rõ ràng, giữa Hoàng Đế Augusto với Con Trẻ sinh ra tại Be Lem: “Evangelium” – thánh sử nói – phải, đó là lời của Hoàng Đế, của Vị Hoàng Đế đích thực của thế giới. Hoàng Đế đích thực của thế giới đã cho người ta nghe thấy tiếng của Ngài, nói với chúng ta. Và sự kiện này, như được trình bày theo cách thế này, là việc cứu độ, bởi vì sự đau khổ lớn lao của con người – trong thời đại đó cũng như ngày nay – chính là điều này: đàng sau sự thinh lặng của vũ trụ, đàng sau các áng mây của lịch sử, có Thiên Chúa hoặc không có Thiên Chúa? Và, nếu có Thiên Chúa này, thì Ngài biết chúng ta, Ngài có việc phải làm với chúng ta không? Thiên Chúa này tốt lành, và thực tại về sự thiện có quyền lực trong thế giới hay không? Câu hỏi này ngày nay thật là hiện thực như trong thời đại xa xưa. Biết bao nhiêu người tự hỏi mình: Thiên Chúa là một giả thuyết hay không? Đó là một thực tế hay không? Tại sao Ngài không làm cho chúng ta nghe biết Ngài? “Phúc Âm” muốn nói: Thiên Chúa đã đập tan sự thinh lặng của Ngài, Thiên Chúa đã nói, Thiên Chúa, Ngài hiện diện. Sự kiện này, được trình bày như thế, đó là ơn cứu độ: Thiên Chúa biết chúng ta, Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Thiên Chúa đi vào lịch sử. Chúa Giêsu là lời của Ngài, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Thiên Chúa, Đấng tỏ ra cho chúng ta rằng Ngài yêu thương chúng ta, rằng Ngài chịu đau khổ với chúng ta cho đến chết và sống lại. Đó là chính Phúc Âm. Thiên Chúa đã nói, Ngài không còn phải là Đấng không được biết đến sự cao cả lớn lao, nhưng đã tỏ chính mình ra và đó là ơn cứu độ.  

            Vấn đề đặt ra cho chúng ta là: Thiên Chúa đã nói, đã thực sự đánh tan sự thinh lặng lớn lao, Ngài đã tỏ mình ra, nhưng làm sao chúng ta làm cho thực tại này đến được với con người thời nay, để lời đó trở nên ơn cứu rỗi? Tự mình sự kiện là Thiên Chúa đã nói đó là ơn cứu rỗi, đó là việc cứu chuộc. Nhưng làm sao con người có thể biết điều này? Điểm này, xem ra với Tôi là một vấn nạn, nhưng cũng là một câu hỏi, một mệnh lệnh cho chúng ta: chúng ta có thể tìm ra câu trả lời khi suy niệm Thánh Thi của giờ thứ ba “Nunc, Sancte, nobis Spíritus” Lạy Thánh Thần, này đây . . .”. Phần thứ nhất nói như sau: “Xin Ngài mau mắn đổ vào lòng chúng tôi”, nghĩa là chúng ta cầu xin để Chúa Thánh Thần đến, ở trong chúng ta và ở cùng chúng ta. Nói cách khác: chúng ta không thể làm ra Giáo Hội, chúng ta chỉ có thể làm cho người ta biết như chính Ngài đã làm. Giáo Hội không bắt đầu với “làm” và “nói” của Thiên Chúa. Như thế các Tông Đồ đã không nói, sau một vài cuộc họp: bây giờ chúng ta muốn tạo ra một Giáo Hội, và cùng với hình thức của một quốc hội lập hiến người ta đã làm nên một hiến pháp. Không, các Tông Đồ đã cầu nguyện  và trong cầu nguyện họ chờ đợi vì họ biết rằng chỉ mình Thiên Chúa mới có thể tạo ra một Giáo Hội, rằng Thiên Chúa là tác nhân thứ nhất: nếu Thiên Chúa không làm việc, các sự vật của chúng ta chỉ là của chúng ta và không thể đủ; chỉ Thiên Chúa mới có thể làm chứng rằng chính là Ngài Đấng nói và đã nói. Lễ Hiện Xuống là điều kiện đã nảy sinh Giáo Hội: chỉ Thiên Chúa hành động trước nhất, các Tông Đồ có thể hành động với Ngài và cùng với sự hiện diện của Ngài và làm cho Ngài hiện diện như Ngài làm. Thiên Chúa đã nói và “Ngài đã nói” là điều quá khứ của Đức Tin, nhưng cũng luôn là một điều hiện tại: cái quá khứ của Thiên Chúa không chỉ là cái đã qua, bởi vì đó là cái đã qua đích thực luôn mang lại nơi mình cái hiện tại và cái tương lai. Thiên Chúa đã nói điều này có nghĩa là: “Ngài nói”. Và như thời xưa với sáng kiến của Thiên Chúa Giáo Hội có thể nảy sinh ra, Phúc Âm có thể được nhận biết, sự kiện là Thiên Chúa đã nói và đang nói, như thế cả ngày nay nữa chỉ Thiên Chúa mới có thể bắt đầu, chúng ta chỉ có thể cộng tác, nhưng khởi đầu phải đến từ Thiên Chúa. Vì thế, không phải chỉ là hình thức nếu mỗi ngày Đại Hội của chúng ta bắt đầu với lời cầu nguyện: điều này đáp lại với chính thực tế. Chỉ việc Thiên Chúa đi trước, mới làm cho hành trình bước đi của chúng ta có thể được, việc hợp tác của chúng ta, không chỉ là một quyết định đơn thuần của chúng ta. Vì thế điều quan trọng là luôn biết rằng lời thứ nhất, sáng kiến thứ nhất đích thực, hành động đích thực đến từ Thiên Chúa và chỉ khi nào chúng ta ghép mình vào trong sáng kiến của Thiên Chúa, chỉ khi nào chúng ta kêu cầu sáng kiến này từ Thiên Chúa, chúng ta mới có thể trở nên – với Ngài và trong Ngài – những người rao truyền Tin Mừng của Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn là khởi đầu, và luôn chỉ Ngài mới có thể làm ra Lễ Hiện Xuống, có thể tạo ra Giáo Hội, có thể tỏ ra thực tại của việc Ngài ở với chúng ta. Tuy nhiên, đàng khác, Thiên Chúa này, là Đấng luôn là khởi đầu, cũng muốn việc chúng ta lao mình vào, muốn đem hành động của chúng ta vào, như thế các hành động của chúng ta là những hành động mang tính thiên – nhân, có thể nói được như thế, là những hành động được làm ra do Thiên Chúa, nhưng với sự dấn thân vào từ phía chúng ta và bao gồm cả sự hiện hữu của chúng ta, tất cà các sinh hoạt của chúng ta.

            Vì thế khi chúng ta thực hiện việc rao giảng mới của Tin Mừng, đó luôn là việc hợp tác với Thiên Chúa, nằm trong cái toàn thể của Thiên Chúa, được đặt nền móng trên lời cầu nguyện và trên sự hiện diện đích thực của Ngài.

            Bây giờ, hành động của chúng ta, đi theo sáng kiến của Thiên Chúa, chúng tìm thấy hành động đó được mô tả trong đoạn thứ hai của Thánh Thi: Miệng, lưỡi, giác quan, sức mạnh, gióng lên lời tuyên xưng, đức ái bừng cháy lửa hồng, lòng hăng say thắp sáng người thân cận”. Ở đây, với hai dòng, chúng ta có hai danh từ mang tính quyết định: “lời tuyên xưng” trong các dòng thứ nhất, và “đức ái” trong các dòng thứ hai. “Tuyên xưng” “đức ái”, như là hai cách thế trong đó Thiên Chúa đem chúng ta nhập cuộc, làm cho chúng ta hành động cùng với Ngài và trong Ngài và cho nhân loại, cho tạo vật của Ngài: “Tuyên xưng” “đức ái”. Thêm vào đó có hai động từ: trong trường hợp thứ nhất là “gióng lên” và trong trường hợp thứ hai là “đức ái” được giải thích với từ : lửa, sự nóng hổi, thắp sáng lên, đốt cháy lên.

        Chúng ta hãy xem trường hợp thứ nhất: “gióng lên lời tuyên xưng”. Đức Tin có một nội dung: Thiên Chúa truyền đạt chính mình, nhưng cái “Tôi” của Thiên Chúa thực sự tỏ ra cho chúng ta trong hình ảnh của Chúa Giêsu và được chú giải trong “lời tuyên xưng” là lời nói cho chúng ta ý niệm về việc thụ thai đồng trinh, của Việc Giáng Sinh, của việc chịu Thương Khó, của Thập Giá, của việc Sống Lại. Việc Thiên Chúa tự tỏ mình ra, là tất cả một Ngôi Vị: Chúa Giêsu như Ngôi Lời, cùng với một nội dung rất cụ thể được diễn tả ra trong “lời tuyên xưng”. Vì thế, điểm thứ nhất là chúng ta phải đi vào trong “lời tuyên xưng này”, phải làm cho chúng ta thấm nhập vào, làm như thế là “gióng lên” – như Thánh Thi nói lên – trong chúng ta và qua chúng ta. Ở đây có điều quan trọng từ việc phân tích vắn tắt ngữ học về thực tại : “tuyên xưng” trong tiếng Latin trước Kitô Giáo muốn nói, không phải là một lời “tuyên xưng”, nhưng là một lời “thú tội” (profiteri); đây là việc trình bày đích thực của một thực tại. Trái lại lời “tuyên xưng” có ý nói về một trình trạng tại tòa án, trong một vụ án tại đó người ta mở trí khôn mình ra và thú tội. Nói cách khác, từ “tuyên xưng” này, mà trong tiếng Latin Kitô Giáo đã thay thế từ “thú tội”, mang theo mình ý tố tử đạo, yếu tố làm chứng trước tòa án của kẻ thù chống lại Đức Tin, làm chứng cả trong những hoàn cảnh đau khổ và có nguy cơ phải chết. Với việc tuyên xưng Kitô Giáo với yếu tố chính yếu, đó là thái độ sẵn sàng chịu đau khổ: điều này Tôi nghĩ là điều rất quan trọng. Luôn kèm theo trong yếu tính của việc “tuyên xưng” của Kinh Tin Kính (Credo) của chúng ta, bao gồm cả thái độ sẵn sàng để chịu thương khó, chịu đau khổ, hơn nữa, có cả việc hiến dâng mạng sống của mình. Chính điều này bảo đảm tính khả tín: Việc “tuyên xưng” không phải là một việc làm cách mông lung mà người ta có thể bỏ đi cho qua; Việc “tuyên xưng” bao gồm thái độ sẵn sàng trao ban mạng sống của tôi, phải chấp nhận cuộc thương khó. Đây cũng chính là điều nhận ra được của hành động “tuyên xưng”. Người ta thấy rằng đối với chúng ta việc “tuyên xưng” không chỉ là một lời nói, nhưng là điều gì còn hơn là đau khổ, hơn là sự chết. Với việc tuyên xưng” thực sự có giá trị, nhờ nỗi đau đớn khổ cực, đó là nỗi đau đớn vì phải chịu đau khổ cho tới cái chết. Ai thực hiện việc “tuyên xưng”  như thế, họ chứng tỏ rằng quả thực việc tuyên xưng còn có giá hơn cả sự sống: đó chính là sự sống, kho báu, hạt ngọc quý báu và vô cùng. Chính chiều kích tử đạo này của lời “tuyên xưng” xuất hiện ra chân lý: người ta chỉ nhận ra qua một thực tại qua đó đáng chấp nhận đau khổ, là điều còn mạnh hơn sự chết, và chứng tỏ rằng chân lý mà tôi đang nắm giữ trong tay, mà tôi chắc chắn hơn rằng, “tôi đang mang theo” sự sống của tôi bởi vì tôi tìm thấy sự sống trong lời tuyên xưng này.

            Bây giờ chúng xem lời “tuyên xưng” này phải thấm nhập vào đâu: “miệng, lưỡi, trí khôn, giác quan, sức lực”. Với Thánh Phaolô, trong Thư gửi Tín hữu Roma, 10, chúng ta biết rằng việc định vị chỗ đứng của việc “tuyên xưng” là trong con tim và trong miệng lưỡi: tức là phải ở trong cái sâu thẳm của con tim, nhưng cũng phải là tuyên xưng công cộng bên ngoài; Đức Tin lưu giữ nơi con tim phải được loan báo: đó không chỉ là một thực tại của con tim, nhưng hướng tới cả việc được truyền đạt đi, phải được nói ra thực sự trước con mắt của thế giới. Như thế chúng ta phải học, từ một phía, – chúng ta nói như thế – đi vào tận con tim của việc “tuyên xưng”, như thế con tim của chúng ta được đúc nặn nên, và từ con tim cũng tìm thấy, cùng với lịch sử vĩ đại của Giáo Hội, lời và sự can đảm của lời, và lời chỉ cho thấy rằng cái hiện tại của chúng ta, lời “tuyên xưng” này luôn luôn lại là một. Trí (mens) : việc “tuyên xưng” không phải chỉ là việc của con tim và của miệng lưỡi, nhưng cũng là của lý trí; con người phải quan niệm về việc “tuyên xưng” này như sau, như đã được suy nghĩ tới và đã được hiểu theo lý trí, việc này nhắm vào người khác và luôn giả thiết rằng tư tưởng của tôi thực sự được đặt trong “việc tuyên xưng”. Giác quan” (sensus) : không phải là một điều hoàn toàn trừu tượng và nằm trong phạm vi lý trí, “việc tuyên xưng” phải thấm nhập vào trong cả các ý nghĩa của đời sống của chúng ta. Thánh Benado thành Chiaravalle nói cho chúng ta rằng Thiên Chúa, trong việc mặc khải của Ngài, trong lịch sử cứu độ, đã cho các giác quan của chúng ta khả thể nhìn thầy, đụng chạm tới, nếm thử mặc khải. Thiên Chúa không còn phải là một thực tại hoàn toàn thiêng liêng: Ngài đã đi vào thế giới của các giác quan và các giác quan của chúng ta phải tràn đầy hương vị này, vẻ đẹp của Lời của Thiên Chúa, như là một thực tại. “Vigor” : là sức lực sống động của sự hiện hữu của chúng ta và cả sức lực luật pháp về một thực tại. Với tất cả sức sống của chúng ta và sức mạnh của chúng ta, chúng ta phải được thấm nhập vào từ “việc tuyên xưng”, là điều phải “gióng lên cung điệu”; cung điệu của Thiên Chúa phải vang lên trong cuộc sống của chúng ta trong cái toàn thể của nó. Hành động “tuyên xưng” là cột trụ thứ nhất – có thể nói như thế – của việc loan báo Tin Mừng và cột trụ thứ hai là “đức ái”. Việc “tuyên xưng” không phải là môt điều trừu tượng, đó là “đức ái”, tình yêu”. Chỉ như thế mới có sự phản ảnh của chân lý thuộc về Thiên Chúa, và điều này như là chân lý không thể nào tách rời ra khỏi tình yêu. Bản văn trình bày, với các cung các lời nói mạnh mẽ, tình yêu này như sau: sự nóng hổi, là ngọn lửa, cháy lên, cũng như lửa cháy, và ngọn lửa này đốt cháy người khác. Có một đam mê nơi chúng ta, và từ phía chúng ta, nó phải lớn lên từ Đức Tin phải biến đổi trong lửa của đức ái. Chúa Giêsu nói với chúng ta: Ta đến để ném lửa vào trong thế gian và Ta muốn biết bao rằng lửa đó phải cháy lên. Ông Origene truyền lại cho chúng ta một lời của Đức Kitô: “Ai ở gần Ta là gần lửa”. Người Kitô Hữu không được phép nguội lạnh. Sách Khải Huyền nói cho chúng ta rằng đó là điều nguy hiểm lớn lao của người Kitô hữu: là không nói không, mà lại nói có rất lạnh nhạt. Sự lạnh nhạt này chính là điều làm cho người Kitô Giáo mất đi niềm tin. Đức Tin phải trở nên trong chúng ta một ngọn lửa tình yêu, ngọn lửa mà thực sự đốt cháy sự hiện hữu của chúng ta, trở nên một đam mê lớn lao của cuộc  sống của chúng ta, và như thế đốt cháy lên nơi người khác. Đó là cách rao truyền Phúc Âm: “Xin sự nóng cháy đốt những người chung quanh”, mà chân lý trở nên nơi chúng ta đức ái và đức ái hun đúc như ngọn lửa đốt cháy cả nơi người khác. Chỉ trong việc đốt cháy nơi người khác qua ngọn lửa của đức ái của chúng ta, thì thực sự việc rao giảng Phúc Âm mới tăng trưởng, sự hiện diện của Phúc Âm, là Phúc Âm không chỉ là lời, nhưng là thực tại được sống.

            Thánh Luca kể cho chúng ta rằng trong ngày Lễ Ngũ Tuần, trong khi Giáo Hội được thành lập bởi Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần là ngọn lửa đã biến đổi thế giới, nhưng ngọn lửa theo hình chiếc lưỡi, nghĩa là ngọn lửa cũng là điều hữu lý, là tinh thần, cũng là sự hiểu biết; ngọn lửa kết hiệp với tư tưởng, với “mens”. Chính ngọn lửa trí tuệ này, cái “say sưa trong thanh đạm”, là nét đặc trưng cho Kitô Giáo. Chúng ta  biết rằng ngọn lửa ở vào lúc khởi đầu của văn hóa con người; ngọn lửa là ánh sáng, là sức nóng, là sức mạnh của việc  biến đổi. Văn hóa con người bắt đầu trong lúc trong đó con người có quyền lực để làm ra lửa: với ngọn lửa họ có thể phá hủy, nhưng với lửa họ có thể biến đổi, canh tân. Lửa của  Thiên Chúa là ngọn lửa có sức biến đổi, lửa của đam mê – chắc chắn như thế – lửa phá hủy cả những gì trong chúng ta, đem chúng ta đến với Thiên Chúa, nhưng nhất là lửa biến đổi, canh tân và tạo ra sự mới mẻ của con người, trở nên ánh sáng trong Thiên Chúa.           

            Sau cùng, theo suy tư như thế, chúng ta chỉ còn việc phải làm, là xin Đức Kitô làm cho việc tuyên xưng” được đặt nền tảng sâu xa của Ngài nơi chúng ta và trở nên ngọn lựa đốt cháy nơi người khác; như thế ngọn lửa của sự hiện diện của Ngài, sự mới mẻ của việc Ngài ở với chúng ta, thực sự trở nên hữu hình và sức mạnh của hiện tại và tương lai.

Dịch từ nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến ngày 11-10-2012

Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 12-10-2012 

Comments are closed.

phone-icon