Bài Huấn dụ của ĐTC trước khi đọc kinh Truyền Tin ngày 04/11

0

 Bài Huấn Dụ của Đức Thánh Cha Beneđictô XVI

trước khi đọc Kinh Truyền Tin Angelus, Chúa Nhật 4-11-2012

Anh Chị Em thân mến,

          Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Mc 12, 28-34) đề nghị lại cho chúng ta giáo huấn của Chúa Giêsu về giới răn trọng nhất: giới răn yêu thương, giới răn này có hai mặt: yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận. Các Thánh, mà chúng ta vừa mới mừng lễ tất cả các Ngài trong một lễ trọng chung, chính là những người, khi tín thác vào ơn thánh của Thiên Chúa, đã tìm để sống theo giới luật nền tảng này. Quả thế, giới luật tình yêu có thể đem ra thực hành một cách trọn vẹn, những ai có một mối dây liên lạc sâu xa với Thiên Chúa, giống như con trẻ có thể yêu thương, khi chúng có một mối liên lạc tốt với mẹ và cha của chúng. Thánh Gioan d’Avila, mà Tôi mới tôn vào hàng Tiến Sĩ Hội Thánh, đã viết ở đầu Khảo luận của Ngài về Tình Yêu Thiên Chúa như sau: Ngài nói: Nguyên nhân mà phần lớn thúc đẩy con tim chúng ta tới tình yêu Thiên Chúa là nhìn một các sâu xa tình yêu Ngài tỏ ra cho chúng ta . . . Điều này, hơn là các ơn huệ, thúc đẩy con tim yêu; bởi vì ai thực hiện một ơn huệ cho người khác, thì ban cho người khác một vài của cải mà họ có; nhưng người mà yêu, thì cho chính mình với tất cả những gì họ có, đến nỗi không còn gì để cho đi nữa”(số 1). Trước khi trở nên một giới răn, – tình yêu không phải là giới răn – đó là một ơn huệ, một thực tại mà Thiên Chúa làm cho chúng biết và cảm nghiệm được, và như thế, tình yêu như một hạt cải, có thể mọc mộng cả đàng sau chúng ta và phát triển ngay trong đời sống chúng ta. Nếu tình yêu của Thiên Chúa đã ăn rễ sâu trong một con người, thì con người này có khả năng yêu thương, ngay cả người không xứng đáng được yêu thương, như chính Thiên Chúa làm cho chúng ta. Người cha và người mẹ không yêu con cái mình chỉ khi chúng xứng đáng: họ luôn luôn yêu con cái, cả khi, theo cách tự nhiên, chúng có thể làm cho chúng ta hiểu rằng họ đang làm một điều sai lầm. Từ Thiên Chúa, chúng ta học biết luôn muốn và chỉ muốn điều lành và không bao giờ muốn điều dữ. Chúng ta hãy học nhìn người khác, không chỉ với con mắt của chúng ta, nhưng với con mắt của Thiên Chúa, và đó là con mắt của Chúa Giêsu Kitô. Một cái nhìn đi từ con tim và không ngừng lại ở bề mặt, nhưng vượt lên các nét vẻ bên ngoài và có thể nhận ra các mong chờ sâu xa nhất của người khác: những mong chờ được lắng nghe, được chú ý tới một cách hoàn toàn vô vị lợi; tóm lại một lời, một cái nhìn của tình yêu. Nhưng người ta cũng nhận ra những hướng ngược lại: đó là, khi mở tôi ra cho người khác như họ là, khi tôi đi gặp người khác, khi tôi làm cho mình sẵn sàng, thì tôi cũng mở ra để nhận biết Thiên Chúa, để cảm thấy rằng Ngài ở đó và Ngài nhân lành. Tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu tha nhân không thể tách rời nhau nhưng có tương quan hỗ tương với nhau. Chúa Giêsu đã không khám phá ra điều này hay điều kia, nhưng Ngài đã mặc khải ra như chúng là, tự tận gốc rễ, chúng chỉ là một giới răn, và Ngài đã làm điều đó không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng, và nhất là bằng chứng tá của Ngài: Con người của Chúa Giêsu và tất cả mầu nhiệm của Ngài đem vào trong thế gian, nhập thể, tính duy nhất của tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu của người khác, như là hai phần của Thánh Giá, dọc và ngang. Trong Thánh Thể, Ngài ban cho chúng ta 2 tình yêu này, ban chính mình cho chúng ta, để khi được nuôi dưỡng bởi Bánh này, chúng ta yêu thương lẫn nhau người này với người khác như Ngài đã yêu thương chúng ta. 

            Các Bạn thân mến, nhờ lời cầu khẩn của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta cầu nguyện để mỗi người Kitô hữu biết tỏ ra Đức Tin của mình vào Thiên Chúa duy nhất và chân thật với một chứng tá trong sáng của tình yêu với tha nhân.  

(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí của Tòa Thánh phổ biến ngày 4-11-2012.
Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 8-11-2012).

Comments are closed.

phone-icon