Bài Huấn dụ của ĐTC ngày thứ Tư, 12.6.3013

0

Bài Huấn Dụ của Đức Thánh Cha Phanxicô

trong buổi Triều Yết thứ Tư, ngày 12-06-2013

          

          Anh chị em thân mến,

  Chúc anh chị em một ngày thật tốt đẹp!

          Hôm nay, Tôi muốn dừng lại vắn tắt về một trong những từ ngữ khác mà Công Đồng Vatican II đã dùng để định nghĩa GIÁO HỘI, đó là từ “DÂN CỦA THIÊN CHÚA” (xem Hiến chế tín lý, Ánh Sáng Muôn Dân, 9 [Lumen Gentium, 9]); Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 782).  Và suy từ về từ ngữ này khi đem ra mấy câu hỏi  mà mỗi người có thể dựa vào đó để suy nghĩ.

1. “DÂN CỦA THIÊN CHÚA” điều này có nghĩa gì? Trước tiên từ ngữ này muốn nói rằng Thiên Chúa không thể thuộc riêng về một dân tộc nào; bởi vì chính Ngài kêu gọi chúng ta, tập họp chúng ta lại, mời gọi chúng ta nên thành phần của Dân này, và lời mời gọi này được gửi tới tất cả mọi người, mà  không phân biệt nào, bởi vì lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa “muốn ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người” (1Tm 2,4). Chúa Giêsu không nói với các Tông Đồ và cho chúng ta là phải làm nên một nhóm người tách rời ra, một nhóm người “ưu tú’ (élite). Chúa Giêsu nói rằng: Các con hãy ra đi và thu tập môn đồ từ tất cả các dân nước (xem Mt 28, 19). Thánh Phaolô quả quyết rằng trong Nước của Thiên Chúa, trong Giáo Hội, “không còn là người Do Thái hay Hy Lạp . . .  bởi vì tất cả anh em là một trong Đức Kitô Giêsu” (Gl 3, 28). Tôi cũng muốn nói cho những ai cảm thấy mình ở xa Thiên Chúa, ở xa Giáo Hội, cho những ai sợ hãi hoặc nhửng nhưng, nói với những ai nghĩ rằng không thể thay đổi được nữa: Đức Kitô cũng kêu gọi Bạn để nên thành phần của Dân của Ngài và thực hiện điều này với sự kính trọng lớn lao và với tình yêu. Ngài mời gọi chúng ta làm thành viên của Dân này, của Dân của Thiên Chúa.

2. Làm thế nào người ta trở nên thành viên của Dân này? Không phải do việc sinh ra trong thân xác, nhưng qua một sự sinh ra cách mới mẻ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nói với ông Nicođêmô là ông cần phải sinh lại từ trên cao, từ Nước và Thánh Thần để có thể vào Nước của Thiên Chúa (xem Ga 3, 3-5). Đó là qua Bí Tích Rửa Tội mà chúng ta đã được đem vào trong Dân này, qua Đức Tin vào Đức Kitô, ơn huệ của Thiên Chúa, ơn huệ cần được nuôi dưỡng và được làm cho tăng trưởng trong suốt cuộc đời của chúng ta. Chúng tự hỏi mình: làm sao tôi có thể  làm cho Đức Tin lớn lên, Đức Tin này tôi đã lãnh nhận và Dân của Thiên Chúa đã chiếm được?

3. Câu hỏi khác được đặt ra là: Đâu là lề luật của Dân của Thiên Chúa? Đó là Luật của tình yêu, tình yêu với Thiên Chúa và tình yêu cho người thân cận theo như giới răn mới mà Đức Kitô đã để lại cho chúng ta (xem Ga 13, 34). Tuy nhiên một tình yêu không là một thứ tình cảm khô héo hoặc một cái gì mông lung mơ hồ, nhưng là sự nhận ra Thiên Chúa là Chúa duy nhất của cuộc sống, và, đồng thời là việc tiếp nhận người khác như là người anh chị em chính thực của mình, khi vượt thắng khỏi những chia rẽ, những thù địch, những hiểu lầm những hình thức ích kỷ; hai điều đó đi chung với nhau. Bao nhiều hành trình chúng ta còn phải làm để sống cách cũ thể giới luật mới này, giới luật của Chúa Thánh Thần đang hành động trong chúng ta, đó là luật của đức ái, của tình yêu! Khi chúng ta nhìn vào các nhật báo, hoặc nhìn vào TV chúng ta thấy biết bao cuộc chiến tranh giữa các Kitô Hữu, nhưng làm sao điều này lại có thể xẩy ra? Ở trong Dân của Thiên Chúa, có biết bao nhiêu cuộc chiến tranh! Trong các khu phố, trong các nơi làm việc, biết bao nhiêu cuộc chiến tranh vì ghen tương, vì tham muốn!  Ngay cả trong các gia đình, cũng có những cuộc chiến tranh bên trong! Chúng ta phải cầu xin Chúa làm cho chúng ta hiểu rõ giới luật yêu thương này. Thật là tuyệt đẹp khi chúng ta yêu thương nhau người này yêu thương người này, người khác như những người anh chị em thực sự. Thật là tuyệt đẹp. Hôm nay chúng ta hãy thực hiện một điều. Có lẽ tất cả chúng ta có thiện cảm hoặc không có thiện cảm; có lẽ bao nhiêu người trong chúng ta hơi nóng giận bực mình với người nào đó; vậy chúng ta hãy thưa lên với Đức Kitô là: Lạy Chúa con đã với người này, với người kia; con cầu nguồn với Chúa cho người đó. Hãy cầu nguyện cho những người mà chúng ta đã nóng giận với họ, đó là một bước đi thật đẹp trong luật yêu thương. Chúng ta có thể làm được như vậy không? Chúng ta hãy làm điều đó hôm nay đi!

4. Dân này có sứ vụ nào? Sứ mệnh đó là mang vào trong thế giới niềm hy vọng và ơn cứu chuộc của Thiên Chúa: trở nên dấu chỉ của tình yêu của Thiên Chúa Đấng đã gọi chúng ta tới tình bạn với Ngài; sứ mệnh đó là trở nên men bột trọn vẹn, trở nên muối đem lại hương vị và muối giữ cho khỏi hư thối, là trở nên ánh sáng chiếu soi. Chung quanh chúng ta, hãy mở tờ nhật báo ra mà coi, – Tôi đã nói như thế – chúng hãy nhìn thấy rằng sự hiện diện của sự dữ, có đó, Ma Quỷ đang hoạt động. Nhưng Tôi muốn nói lớn tiếng là: Thiên Chúa còn mạnh hơn! Anh Chị Em có tin là Thiên Chúa mạnh hơn không? Nhưng chúng ta hãy cùng nhau nói điều này : Thiên Chúa còn mạnh hơn! Và Anh Chị Em biết tại sao Thiên Chúa mạnh mẽ không? Bởi vì Ngài là Chúa, là Chúa duy nhất. Và Tôi muốn nói thêm rằng thực tế nhiều lần thật đen tối, ghi dấu của sự dữ, có thể biến đổi được không, nếu chúng ta là người đầu tiên không đem vào trong thếgiới ánh sáng của Phúc Âm nhất là qua đời sống của chúng ta. Nếu trong một sân vận động, chúng ta nghĩ tới ở đây tại Roma này tại Sân Thế Vận Hội, hoặc tại San Lorenzo ở Buenos Aires, trong một đêm tối tăm, một người nào đó đáng một que diêm, người ta có thể nhìn qua thôi, nhưng nếu hơn 70.000 ngàn khán giả mỗi người cùng lúc đánh lên que diêm riêng của mình, thì sân vận động sẽ sáng rực lên. Chúng ta hãy làm cho đời sống của chúng ta nên ánh sáng của Đức Kitô; cùng nhau chúng ta hãy đem ánh sáng Phúc Âm vào trong toàn thể thực tại.

5. Đâu là mục đích của Dân này? Mục đích của Dân này là Nước của Thiên Chúa, đã bắt đầu trên trần gian này do chính Thiên Chúa và phải làm cho lan rộng ra cho tới lúc hoàn thành, khi Đức Kitô sẽ hiện ra, sự sống của chúng ta (xem Ánh Sáng Muôn Dân, 9). Vậy mục đích là sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa, sự thân thiện với Ngài, là đi vào trong chính sự sống của Thiên Chúa, trong đó chúng ta sẽ sống niềm hoan lạc của tình yêu của Ngài, không giới hạn, một niềm hoan lạc trọn vẹn.

Anh Chị Em thân mến, là Giáo Hội, là Dân của Thiên Chúa, theo kế đồ vĩ đại của tình yêu của Thiên Chúa Cha, điều này có nghĩa là trở nên men bột của Thiên Chúa trong bản tính nhân loại của chúng ta, điêu này muốn loan báo ơn cứu rỗi của Thiên Chúa trong thế giới này, là thế giới thường bị lạc hướng, một thế giới đang cần có những câu trả lời đem lại sự khích lệ, đem lại niềm hy vọng, đem lại năng lực mới trên cuộc hành trình. Giáo Hội phải là nơi của lòng nhân từ thương xót và của niềm hy vọng nơi Thiên Chúa, trong đó mỗi người cảm thấy được đón nhận, được yêu thương, được tha thứ, được khích lệ sống theo sự sống tốt  đẹp của Phúc Âm. Và làm cho người ta cảm thấy mình được đón nhận, được yêu thương, được tha thứ, được khích lệ; Giáo Hội phải là, với các cánh cửa mở toang ra, để tất cả có thể đi vào trong đó. Và chúng ta phải đi ra ngoài các cửa này để loan báo Phúc Âm.

***

LỜI KÊU GỌI CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

           Hôm nay cử hành trên khắp thế giới Ngày thế giới chống lại các việc làm của trẻ vị thành niên, với ý hướng đặc biệt về việc lạm dụng trẻ em trong các công việc nội trợ: một tình trạng đáng trách vẫn còn tăng thêm mãi, nhất là tại các Quốc Gia nghèo đói. Có từng triệu trẻ vị thành niên, mà phần lớn lại là các em bé gái, nạn nhân của hình thức lạm dụng cách khéo léo che đậy, thường lại là những lạm dụng, đánh đập và kỳ thị. Quả thực đó là một hình thức nô lệ! Tôi cầu mong tha thiết là các Công Đoàn quốc tế đưa ra các biện pháp thích hợp và hữu hiệu hơn, để đương đầu với tai họa này. Tất cả trẻ con phải được chơi, học hành, cầu nguyện và lớn lên, trong các gia đình của các em, và tại đây trong môi trường hài hòa, trong tình yêu thương và trong bầu khí thanh thản. Đó là quyền lợi của chúng và là bổn phận của chúng ta phải lo thực hiện.

            Trái lại, biết bao nhiêu người  thay vì cho trẻ chơi đùa, lại làm cho chúng nên nô lệ: đó là một đại họa. Một bé gái thanh thản cho phép các trẻ khác nhìn một cách tín  thác về cuộc sống tương lai. Khốn cho ai bóp nghẹt trong chúng hứng khởi vui tươi đầy hy vọng!

***

NB. Đức Thánh Cha còn có những lời chào thăm, khích lệ các nhóm tín hữu hành hương nói tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, A Rập.

  Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến, ngày 12-06-2013.

Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả 

Comments are closed.

phone-icon