Vì Tất Cả Các Vị Thánh – Bạn có thể thánh thiện hơn bạn nghĩ

0

Vì Tất Cả Các Vị Thánh

Bạn có thể thánh thiện hơn bạn nghĩ

Chúng ta những người Công Giáo thường yêu mến các thánh, đúng không nào? Truyền thống của chúng ta thật phong phú với những câu chuyện về những người nam và người nữ anh hùng đã dâng hiến cả cuộc đời họ cho Thiên Chúa.

Chúng ta tôn kính các thánh tử đạo như thánh Stephen (Stêphanô) và Edith Stein, các giám mục như thánh John Chrysostom và Charles Borromeo, các nữ tu sĩ như thánh Thérèse Lisieux and Josephine Bakhita và các nam tu sĩ như thánh Francis Assisi and André Bessette. Chúng ta cầu nguyện với thánh Anthony(Antôn) khi chúng ta bị mất một thứ gì đó và không thể tìm thấy. Chúng ta kêu cầu thánh Christopher cho một chuyến đi được an toàn. Các sinh viên thì có thể cầu xin Thánh Thomas Aquinas (Tôma Aquinô) vào đêm hôm trước khi có một kỳ thi quan trọng và những người mẹ có thai thì có thể cầu thánh Gerard để xin cho việc sinh nở của mình được an toàn “mẹ tròn con vuông”. Và chúng ta cầu xin Đức Mẹ Maria đủ mọi thứ.

Ngẫu nhiên, bạn có biết rằng cũng có một vị thánh bảo trợ cho các phi công máy bay (thánh Joseph Cupertino, người đã bay lên), một vị thánh bảo trợ cho các giám đốc lễ tang (thánh Joseph of Arimathea, người đã chôn cất Chúa Giêsu) và một vị thánh để cầu nguyện khi bạn sợ rắn rết (thánh Patrick)?

Dĩ nhiên, tất cả sự chú ý này về các vị thánh của chúng ta là một điều rất tốt. Tuy nhiên, chúng ta có thể quá tập trung vào các anh hùng và các truyền thuyết của quá khứ đến nỗi chúng ta quên rằng có tất cả các thánh đang ở xung quanh chúng ta ngay bây giờ. Chúng ta có thể bắt đầu suy nghĩ về cương vị vị thánh đó, ngay cả sự thánh thiện nói chung, thì những người như chúng ta thật khó mà đạt tới mỗi ngày. Nhưng sự thật là, bất cứ ai cũng có thể trở nên một vị thánh. Thực vậy, bạn có thể là thánh ngay bây giờ và ngay cả khi bạn không biết điều đó.

Đối với “Những Người Thánh Thiện”. Điều này dường như giống một yêu sách ngược đời, nhưng nó chỉ dường như thế thôi bởi vì chúng ta đã đặt ý tưởng về cương vị làm thánh trên một cái bệ. Thánh Kinh cho chúng ta một quan điểm khác. Bạn đã biết thánh Phaolo thường nhắc đến dân của ngài như “những con người thánh thiện”, nghĩa là “các vị thánh” đúng không? Chẳng hạn, Phaolo viết các thư của mình cho các tín hữu Êphêsô và Philipphê bằng cách gửi cho “dân thánh tại Êphêsô” (Ep 1,1); “dân thánh kết hợp với Đức Kitô Giêsu ở Philipphê” (Pl 1,1). Và ngay cả viết cho những người Côrintô, một hội thánh đầy gương mù, chia rẽ và tội lỗi, Phaolo đã viết: “Kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Côrintô, những người đã được hiến thánh trong Đức Kitô Giêsu, (được kêu gọi làm dân thánh” (1 Cr 1,2).

Tại sao Phaolo đi ra khỏi cách thức của ngài để nhấn mạnh đến sự thánh thiện đối với các thành viên của các Hội Thánh này? Đó không phải vì ngài đang cố gắng tâng bốc họ và cũng không phải vì ngài bất cẩn khi sử dụng những từ ngữ này. Không, Phaolo gọi họ là thánh thiện bởi vì ngài thực sự tin rằng họ đã thánh thiện – đúng như thế ngài có lẽ cũng đã gọi hầu hết chúng ta là thánh thiện (nếu ngài còn sống). Như thế nền tảng cho sự tin tưởng ấy của Phaolo là gì?

Được rửa tội trong sự thánh thiện. Trước hết, Phaolo đã hiểu Bí tích Rửa Tội có sức giải thoát và làm cho chúng ta mạnh mẽ biết chừng nào. Qua hành trình sứ vụ của mình, Phaolo đã nhìn thấy vô số người đã thay đổi cuộc sống cách đột ngột khi họ hiến dâng cuộc sống của họ cho Chúa Kitô và chịu Phép Rửa Tội. Điều này giúp ngài nhận ra rằng Phép Rửa Tội đem một người từ sự chết đến sự sống (Rm 6,4). Ngài đã bắt đầu hiểu rằng Phép Rửa Tội như là một “bồn nước” để tẩy sạch chúng ta và thánh hóa chúng ta – nghĩa là, Phép Rửa làm cho chúng ta nên thánh (Ep 5,26; 1Cr 6,11). Như thế, Phép Rửa Tội gieo trong chúng ta hạt giống quyền năng của Thiên Chúa để làm cho chúng ta trở nên các vị thánh. Nó làm cho chúng ta có khả năng làm được những điều mà tự sức riêng chúng ta không thể làm được. Không có món quà ân sủng đầy quyền năng này của Thiên Chúa, chúng ta không bao giờ có thể trở nên thánh thiện được.

Hầu hết chúng ta đã được rửa tội khi còn nhỏ. Chúng ta đã không lựa chọn để được rửa tội. Chúng ta thậm chí còn không nhớ điều đó. Chúng ta không biết trước cuộc sống của chúng ta như thế nào – bởi vì không có “sự biết trước”. Và điều đó có thể làm cho khó mà tin rằng chúng ta đã được làm cho thánh thiện, đã được thánh hóa bởi Thiên Chúa. Nhưng trong ánh mắt của Thiên Chúa, điều này đã xảy ra. Bạn đã là thánh, ngay cả nếu bạn không thấy điều đó trong cuộc sống của bạn. Bạn đã được chú ý cách đặc biệt như người con yêu dấu của Thiên Chúa. Người đã xác nhận bạn, Người đã cứu chuộc bạn, Người đã làm cho bạn nên công chính và Người sẽ không ngừng mời gọi bạn và khuyến khích bạn hãy đón tiếp Người cách sâu sắc hơn nữa vào trong cuộc sống của bạn.

Hãy dành riêng chính bạn. Dĩ nhiên, chúng ta không thể chỉ dựa vào Bí tích Rửa Tội của chúng ta để làm cho chúng ta thánh thiện. Chúng ta biết rằng chúng ta phạm rội – đôi khi nghiêm trọng, những tội luân lý. Phaolo cũng biết điều đó. Đó là lý do tại sao ngài nói với chúng ta rằng “Anh em đừng có rập theo đời này” (Rm 12,2). Bí tích Rửa Tội có thể tách chúng ta ra và ghi dấu chúng ta như con cái Thiên Chúa, nhưng chúng ta cần “loại bỏ” những phần nào trong con người chúng ta vẫn còn nghiêng về tội lỗi và “mặc lấy” đời sống mới mà Chúa Giê su đã ban cho chúng ta (x. Ep 4,22.24).

Đây là một phần khác của ý nghĩa trở nên thánh thiện là gì – Hãy lưu tâm đặc biệt đến chính bạn, bởi vì Chúa Kitô đã chú tâm đặc biệt đến bạn. Chúng ta trở nên thánh khi chúng ta sống một cuộc sống khác. Chúng ta trở nên thánh khi chúng ta nói vâng (có) với những sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần và với những lệnh truyền của Thiên Chúa, như khi chúng ta nói không với những cám dỗ phạm tội đang vây quanh chúng ta. Chúng ta trở nên thánh khi chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa trong cầu nguyện và xin Người ghi tạc tình yêu của Người trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta trở nên thánh khi chúng ta kết hợp với các anh chị em chúng ta trong Thánh Lễ và lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô lúc Hiệp Lễ.

Phaolo gọi tất cả các Kitô hữu đầu tiên là các thánh bởi vì ngài biết rằng sự thánh thiện không dành riêng cho những tín hữu anh hùng đặc biệt. Thiên Chúa muốn sự thánh thiện phải là một phần rất bình thường của cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Mỗi một người trong chúng ta đều có thể trở nên giống như Chúa Giêsu. Mỗi một người trong chúng ta đều có thể lớn lên trong sự trong trắng, sự ngây thơ, lòng thương xót và sự cảm thông.

Một cuộc sống được thánh hiến. Lời mời gọi nên thánh này có thể dường như quá yêu sách, phải không? Đặc biệt khi chúng ta đánh giá đời sống đức tin hiện thời của chúng ta. Chúng ta biết rằng chúng ta phải đi rất xa trước khi chúng ta đạt đến một loại thánh thiện mà chúng ta muốn nhìn thấy trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể nghĩ rằng điều đó không thể hoặc là chúng ta bất xứng với tình yêu và ân sủng của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta phải đạt được tất cả những ân huệ này hơn là đón nhận chúng cách tự do và khiêm tốn. Và như thế chúng ta nhìn thấy sự thánh thiện như một mục đích xa vời, hầu nhưng không thể đạt được.

Nhưng đó không phải là cách Thiên Chúa nhìn chúng ta. Dĩ nhiên chúng ta cần phải canh chừng chống lại cám dỗ. Dĩ nhiên chúng ta cần nhận biết tội lỗi của chúng ta, loại bỏ những dấu vết của sự kiêu ngạo. Nhưng nếu chúng ta chỉ tập trung vào những điều chúng ta chưa làm, chúng ta có nguy cơ đánh mất sự quan tâm vào tiến trình mà chúng ta đã làm được. Chúng ta có nguy cơ quên rằng sự thánh thiện không có nghĩa là sự hoàn hảo; điều có nghĩa là tách riêng ra cho Thiên Chúa. Chúng ta có nguy cơ quên cách chúng ta rất giống với các Kitô hữu đầu tiên. Chẳng hạn:

Bạn có đi Lễ các ngày Chúa Nhật không? Bạn có đang tách chính bạn ra để dành thời gian ở với Chúa Giêsu và để lãnh nhận Mình và Máu Người.

Bạn có cố gắng dành thời gian để cầu nguyện và chầu Thánh Thể không? Bạn đang đặt chính bản thân xa khỏi những nhiệm vụ khác, thậm chí cả những nhiệm vụ quan trọng mà bạn có thể đang làm.

Bạn có cố gắng canh chừng lưỡi bạn khỏi những câu chuyện ngồi lê đôi mách hoặc những lời nói khó nghe không? Bạn đang tách chính bạn ra khỏi tất cả những sự cạnh tranh và kình địch, tất cả những yếu tố chia rẽ trong thế giới này.

Bạn có xét mình và cảm thấy tội lỗi khi bạn biết bạn đã phạm tội không? Bạn đang đặt chính bản thân mình ra khỏi tất cả các khuynh hướng quá phổ biến là coi nhẹ tội lỗi và những hậu quả của nó.

Bạn có đi xưng thú tội lỗi không? Bạn đang đặt chính mình khỏi chính con người bạn để nói rằng bạn không phải chịu trách nhiệm về các tội lỗi của bạn.

Bạn có cố gắng nuôi dạy các con hoặc các cháu của bạn lớn lên trong đức tin không? Bạn đang quan tâm làm cho gia đình của bạn trở nên một giáo hội thu nhỏ, một chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa.

Danh sách các câu hỏi tự vấn vẫn còn và còn nữa. Và với mỗi người chúng ta, có những cách thức cá nhân duy nhất mà chúng ta tự đặt ra cho mình, những cách thức chúng ta dâng hiến chính mình cho Thiên Chúa. Thậm chí có lẽ chúng ta không nhận ra tất cả những cách thức ấy, nhưng dù sao khi chúng ta thực hiện chúng, Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Đã rồi và vẫn chưa. Đừng bao giờ quên rằng bạn đã là “hàng tư tế vương giả, là dân thánh”, một dân được dành riêng cho Thiên Chúa (1 Pr 2,9). Đồng thời, đừng bao giờ quên rằng bạn vẫn còn một hành trình dài để đạt tới sự thánh thiện mà lòng bạn ao ước. Không ai trong chúng ta đã đạt tới quê trời. Vì thế chúng ta hãy tiếp tục cầu xin Chúa thánh hóa chúng ta bằng ân sủng của Người, ngay cả khi chúng ta làm mọi sự chúng ta có thể sống trong sự thánh thiện mà Người mời gọi chúng ta.

Theo the Word Among us
Meditations and Issues for January 2018
Chuyển ngữ:  Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

Comments are closed.

phone-icon