Tôi biết tôi đã tin vào ai

0

Sr. Têrêsa Đỗ Hà, OP

Từ thực tế cuộc sống…

Cuộc sống con người là một chuỗi những thể hiện niềm tin. Tôi tin nước uống sẽ giúp ích cho cơ thể, nên tôi uống nước. Tôi tin khi đến trường, tôi sẽ học hỏi được những kiến thức cần thiết nên tôi đi học. Tôi tin những tín hiệu giao thông sẽ giúp tôi được an tồn nên tôi tuân theo… dần dần, chúng ta hành động mà không cần phải suy xét nhiều. Sở dĩ như thế là vì chúng ta đã kiểm chứng được những điều ấy. Hay ít ra là có người truyền lại cho ta những kinh nghiệm mà họ đã trải qua. Như thế, niềm tin được xem như phản xạ có điều kiện. Thời xưa cũ, điều kiện ấy chỉ là “có tiếng tăm, có thế giá”. Còn trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc hôm nay, muốn tin thì phải được kiểm nghiệm, chứng minh rõ ràng. Hay nói cách khác là phải sờ đụng, chứng kiến tận mắt. “Trăm nghe không bằng một thấy” là vậy. Sự tín nhiệm, tin tưởng được thay bằng những bản khế ước giấy trắng mực đen, con dấu đỏ.

Không phải ngẫu nhiên mà niềm tin của con người lại trở nên khó khăn như vậy. Người ta muốn tin nhưng không thể tin vì có những sự thật quá rõ ràng nhưng lại quá phũ phàng. Làm sao dm tin khi nền tảng đạo đức lun thường bị xuống dốc kéo theo biết bao chuyện phi nhân. Rảo qua các tờ báo phóng sự hay an ninh, ta sẽ thấy tội phạm ngày càng tinh xảo và ác tâm hơn: một bà lão mù ăn xin bị lừa không còn một đồng xu dính túi. Những đứa trẻ chưa đủ tuổi đến trường bị chính cha mẹ ruột của mình hãm hại, bóc lột sức lao động. Rồi nhan nhản những chuyện con cái giết cha mẹ, vợ chồng giết nhau. Gần đây nhất có chuyện hóa chất độc hại từ Trung Quốc. Chỉ vì lợi nhuận mà dân ta sẵn sàng đầu độc dân mình… những hình thức lừa đảo gian lận len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Thử hỏi, đâu là sự thật, đâu là ảo giác? Đâu là chân lý, đâu là giả trá?

Sống trong thời cuộc hôm nay, cơn khủng hoảng niềm tin trong xã hội là một thách đố lớn lao cho tôi. Tôi cũng dễ đa nghi. Tôi sẽ đi kiểm chứng. Tôi cũng sẽ cậy dựa vào sức mình để đặt ra những mức độ của niềm tin. Tôi sẽ luân hoài nghi trong đời sống tâm linh của mình. Tôi sẽ bất an nhiều.

Từ các bậc tiền nhân…

Trong sâu thẳm của cõi lòng, tôi đối diện không phải với một niềm tin nhưng là với một Đức Tin. Tôi bị cật vấn bởi Ấn tín tôi đã lãnh nhận trong ngày được nhận phép Thánh Tẩy và được kiện tòan bằng những ân sủng theo tuổi đời lớn khôn. Hạnh phúc cho tôi khi tôi được là một Kitô hữu. Đức Tin Công Giáo chính là cứu cánh cho tôi trước những thách đố của thời cuộc. Trong hành trình Đức Tin, tôi không phải vất vả loay hoay một mình. Tôi nhìn đến gương chứng nhân của các bậc tiền bối và tôi được soi sáng.

Đầu tiên, tôi đến với người được mệnh danh là “tổ phụ của tất cả những người tin”. Trong thư gửi tín hữu Do Thái, tác giả đã nhấn mạnh đến Đức Tin của ông Abraham: “Nhờ Đức tin, ông Abraham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu (Dt 11,8). Nhờ Đức Tin, ông đã sống như một kẻ nhập cư và người lữ hành trong đất hứa. Nhờ đức tin, bà Sara đã thụ thai người con của lời hứa. Cuối cùng, nhờ đức tin, ông Abraham đã dâng hiến con một mình làm hy lễ.[1] Ông Abraham là người “mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn cậy trông và vững tin” (Rm 4,18). Ông đã tin Thiên Chúa nên được kể là người công chính (Rm 4,3) v trở thành tổ phụ của tất cả những người tin (Rm 4,11.18)

Tiếp đến là Đức Maria, người đã thể hiện cách trọn hảo sự vâng phục của Đức Tin. Trong Đức Tin, Đức Maria đón nhận lời sứ thần Gabriel loan báo và đoan hứa, vì ngài tin rằng: “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37) và ngài bày tỏ lòng qui phục: “vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Đến lượt bà Êlisabeth chào Đức Maria bằng lời: “Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Ngài đã nói với em” (Lc 1,45). Chính vì Đức Tin này mà Đức Maria sẽ được mọi đời khen là diễm phúc. [2] Trong suốt cuộc đời của Đức Maria, và cho đến khi Chúa Giêsu, con ngài chết trên thập giá, đức tin của ngài đã không hề lay chuyển. vì vậy mà Hội Thánh tôn kính Đức Maria là người đã thể hiện đức tin một cách tinh tuyền nhất. [3]

Và biết bao gương kiên trung của các thánh tử đạo trong những cơn thử thách đã kiên trung lấy máu đào để minh chứng cho Đức Tin của mình. Đức tin ấy không chỉ thể hiện trong những biến cố bi hùng nhưng đã được trải dài trong cuộc sống của các ngài. Chính nhờ dòng máu anh hùng của các ngài mà đức tin được gìn giữ và triển nở luôn mãi. Quả thực, “máu các thánh tử đạo là hạt giống trổ sinh các Kitô hữu[4]

Ít dòng chữ trên đây không đủ để lột tả hết hành trình Đức Tin mà các vị tiền nhân đã trải qua, nếu không muốn nói là quá phiến diện. Vì thế, tôi đặt mình vào trong vị trí của các ngài để gẫm suy. Tôi quay về với lịch sử của mỗi biến cố. Tôi quan sát xã hội, phong hóa, con người của mỗi thời cuộc. Tôi không làm những việc này như một kẻ đi kiểm chứng lịch sử nhưng với tất cả tâm thành muốn hóa thân để đồng cảm với chính đương sự.

Càng gặp thử thách, Đức Tin của các ngài càng thêm vững vàng. Càng gặp gian nan, Đức Tin của các Ngài càng được tôi luyện nên tinh ròng hơn. Tôi nhìn lại mình…

Phần tôi…

Tôi đang sở hữu một niềm tin rất mong manh. Niềm tin ấy tương tự như ca từ của bài hát “Cho con vững tin”: Con tưởng rằng con vững tin, tin rằng Chúa là cha nhân hiền. Khi cuộc sống nhẹ trôi êm đềm, khắp tháng ngày lặng lẽ bình yên. Nhưng khi đường đời gieo nguy khó, con sợ mình đành tâm bỏ Chúa, con lo âu lạc bến xa bờ, con mới biết niềm tin con trống không.

Như các môn đệ khi xưa: “Lạy Thầy, con tin. Nhưng xin thêm đức tin cho con”. Mỗi khi cảm thấy yếu lòng, tôi sẽ thân thưa với Chúa: Thì lạy Chúa, Chúa biết con yếu đuối và đổi thay. Con luôn cần đến Chúa từng phút giây. Nhờ ơn Chúa, con kiên trì tín thác kể từ đây khi an vui cũng như khi sầu đầy.

Để rồi, thay vì tìm kiếm cho mình những bảo hiểm nơi bất cứ một thụ tạo nào, tôi sẽ nhắc nhở mình thâm tín vào Thiên Chúa quan phòng. Ngài đã sáng tạo cả vũ trụ này trong sự hòan hảo tốt đẹp và hằng luôn chăm sóc giữ gìn chúng trong tình yêu thì tôi chắc chắn không nằm ngồi dự phóng của Ngài. Cuộc sống của tôi, không có gì là vô tình, cũng chẳng có gì là ngẫu nhiên. Tất cả đều đã thấy “ghi trong sổ sách Cha, trước khi ngày đầu của đời tôi khởi sự” (x.Tv 139,16). Trước mắt tôi, những khó khăn thử thách có thể là do sơ suất của con người, rủi ro của hồn cảnh. Nhưng nếu nhìn chung trong cả hành trình của đời tôi thì không còn là sự can thiệp của con người nữa mà phải là chương trình của Thiên Chúa. Cha sẽ có cách để làm cho mọi sự đều trở nên ích lợi cho những người đã kêu gọi theo như ý Người định (Rm 8,28). Thay vì kêu ca, giận hờn với Chúa mỗi khi đường đời không bằng phẳng, tôi sẽ tự hỏi: Chúa muốn dạy, muốn nói gì với tôi? Chúa muốn tôi được lớn lên về khía cạnh nào? Cha muốn tôi hành động ra sao?

Từ nay, khi tin vào tình yêu cứu độ mà Thiên Chúa đã ban tặng để tôi “được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10), đặc biệt là trong đời thánh hiến của tôi. Tôi sẽ thôi nhìn đời bằng lăng kính tím ngắt nhưng thay vào đó là một nhãn quan trong hơn, sáng hơn. Nói như Mẹ Têrêsa Calcutta: “Tôi chỉ là cây bút chì nhỏ bé. Trong tay Thiên Chúa, Ngài đã vẽ đời tôi”. Ý thức mình chỉ là dụng cụ, tôi sẽ không để mình rơi vào những giá trị được, thua, mất, còn theo xu hướng của xã hội nhưng bình an trao phó quyền quyết định cho Chúa. Tôi cũng sẽ không quá chú trọng đến những gì phải “đạt được”, phải “có” nhưng bằng lòng với những gì là của tôi, thuộc về tôi. Tôi sẽ chơi làm phép so sánh, cân đếm hơn thiệt nhưng trân trọng cái khác biệt mà Cha đặt để nơi tôi cũng như nơi tha nhân.

Từ nay, thay vì vật lộn với những kế hoạch, dự tính của mình tôi sẽ dành ưu tiên cho việc cầu xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Ngài chính là bảo đảm vững chắc cho những quyết định đẹp lòng Thiên Chúa: “Thật vậy, Thần Khí thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa… Không ai biết được những gì nơi Thiên Chúa nếu không phải là Thần khí của Thiên Chúa” (1Cr 2,10-11). Chúa Thánh Thần sẽ giúp tôi lựa chọn sao cho vẹn cả đôi đường. Tự tôi, tôi sẽ bị giới hạn trong những thiên kiến lệch lạc. Nhưng với Chúa Thánh Thần, Ngài là Thiên Chúa, chắc chắn không thể sai lầm.

Thnh Giacôbê đã dạy: “Đức Tin không có hành động là Đức Tin chết” (Gc 2,26). Đức Tin về một Thiên Chúa Toàn Năng, Toàn Ái phải là tiền để để tôi sống hiện diện trước Nhan Thánh Cha. Tôi sống, tôi làm việc, tôi học hành hay nghỉ ngơi… tất cả đều qui hướng về Cha. Nhịp sống của tôi vì thế sẽ thanh thản, bình an luôn. Tôi sẽ dám mạnh mẽ nói lên: “Tôi biết tôi đã tin vào ai” (2Tm 1,12). Tôi tự tin và tự hào về điều đó.

[1] Sách giáo lý Hội thánh Công giáo, 2010, Số 145

[2] Sách giáo lý của Hội thánh Công giáo, 2010, số 148

[3] Sđd, số 149

[4] Sđd, số 852

Comments are closed.

phone-icon