Các cây Ôliu trong vườn Giệtsêmani …

0

Các cây Ôliu trong vườn Giệtsêmani,

Những kết quả của nghiên cứu khoa học

 (Roma) – Cây ôliu tại vườn Giệtsêmani, một trong những địa điểm linh thiêng nhất của Kitô giáo – nơi đây gợi nhớ đến sự đau khổ của Chúa Giêsu trước khi bị bắt –

Kết quả của công trình nghiên cứu khoa học được tiến hành từ năm 2009, trên tám cây ôliu cổ thụ trong vườn được Ban gìn giữ Đất Thánh chăm sóc đã được trình bày tại Rôma.  Các chuyên gia của Hội đồng nghiên cứu Quốc gia (CNR), và các trường đại học khác nhau ở Ý đã tham gia vào công cuộc nghiên cứu này. 

Người gìn giữ Đất Thánh, cha Pierbattista Pizzaballa đã cùng với cha Massimo Pazzini, hiệu trưởng Học Viện Kinh Thánh Phanxicô ở Giêrusalem, Giáo sư Giovanni Gianfrate, điều phối viên dự án, nhà nông học và chuyên gia về lịch sử phát triển cây ôliu ở vùng Địa Trung Hải, và Giáo sư Antonio Cimato, trưởng nhóm nghiên cứu khoa học, người đầu tiên nghiên cứu về cây và gỗ của Hội đồng nghiên cứu Quốc gia ở Florence, giải thích với các phóng viên về ý nghĩa của việc nghiên cứu.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy ba trong số tám cây ôliu, có niên đại từ giữa thế kỷ XII. Do đó, các cây này khoảng 900 năm tuổi. Nhưng có một điểm cần được làm rõ: ngày tuổi chỉ đề cập đến phần trên mặt đất của cây- thân cây và tán lá. Còn trong thực tế, các nghiên cứu tương tự đã cho thấy rằng một phần rễ có niên đại cổ xưa hơn.

Các kết quả điều tra cũng phải được đặt trong mối liên hệ với niên sử du lịch cổ của những người hành hương, các nhà nghiên cứu giải thích rằng Vương Cung Thánh đường Giệtsêmani đã được xây dựng lại lần thứ hai vào giữa năm 1150 và 1170 (thời gian mà Đạo binh Thánh giá tham gia vào việc qui hoạch lại các nhà thờ lớn của Thánh địa Giêrusalem). Do đó, trong khi xây dựng Vương Cung Thánh Đường Giệtsêmani, khu vườn được Đạo binh Thánh giá sắp xếp lại, và họ đã can thiệp để hồi sức cho các cây ô liu hiện nay.

Một kết quả khác gây nên một mối quan tâm lớn khi các nhà nghiên cứu xác định dấu vân tay di truyền trong tám cây. Phân tích DNA của chúng cho thấy trong tất cả tám mẫu đều được miêu tả có “gien di truyền giống nhau”. Kết luận này đã đưa ra nét riêng biệt là tám cây ô liu là những cây “sinh đôi”, và như thế chúng có “đặc điểm di truyền giống nhau”. Điều này chỉ có thể nói lên một điều duy nhất là: tám cây ô liu này có nguồn gốc từ một cây mẹ. Hoặc có thể lập luận rằng, tại một thời điểm trong lịch sử – vào thế kỷ XII, và có thể khá lâu trước đó – người ta đã trồng trong vườn Giêtsêmani những cành giâm chiết từ một cây duy nhất, như cách mà những người thợ làm vườn xứ Palestine vẫn còn làm. Trong các sách Tin Mừng, thời điểm Chúa Giêsu Kitô, cây ôliu đã có ở đó và chúng là những cây lớn. Và sự tồn tại tiếp theo của họ được chứng thực bởi một công cuộc nghiên cứu so sánh cẩn thận của các sử gia và khách hành hương qua nhiều thế kỷ.

Cha Pierbattista Pizzaballa, trình bày các kết quả nghiên cứu, lưu ý rằng “đối với các Kitô hữu, những cây ô liu của vườn Giệtsêmani được coi như một bằng chứng “sống động” cho cuộc khổ nạn của Đức Kitô, chúng làm chứng cho sự vâng phục tuyệt đối với Chúa Cha, thậm chí hy sinh bản thân mình cho sự cứu độ của tất cả mọi người, và cũng là một dấu hiệu của con người để “thi hành ý Thiên Chúa”, cách duy nhất để xác định một kitô hữu. Tại đây, Đức Kitô đã cầu nguyện với Chúa Cha, và đặt niềm tin tưởng vào Ngài để có thể vượt qua những đau đớn của cuộc thương khó và sự khủng khiếp trên thập giá, sự phục sinh và cứu chuộc loài người.

Những cây ô liu lâu đời này đã miêu tả “nguồn gốc” và “sự tiếp nối của các thế hệ” cộng đoàn Kitô hữu của Giáo Hội Mẹ tại Giêrusalem. Khi những cây này- được trồng, bị cháy, bị tiêu diệt và một lần nữa lại mọc lên. Trong suốt lịch sử, những cây ôliu này là chứng từ cho một đức tin đã bén rễ sâu của cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên, mặc cho bao trở ngại và bách hại, vẫn sống cách mạnh mẽ.

Carlo Giorgi 

Sr. Sen Trắng chuyển ngữ từ Terrasanta.net 

Comments are closed.

phone-icon