“Lập một gia đình với Chúa Giê-su”– Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 26.09.2017

0

“Lập một gia đình với Chúa Giê-su”
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô ngày 26.09.2017

89

Quan điểm của Chúa Giê-su về gia đình hệ tại ở chỗ “lắng nghe Thiên Chúa và hướng cuộc sống của mình về đó”. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giảng như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Ba vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican. Bài giảng của Ngài đã nhấn mạnh tới chuyện Chúa Giê-su muốn gì từ nơi chúng ta. Cụm từ “gia đình” cũng được nêu ra một cách đặc biệt trong bài giảng của Ngài. Đức Thánh Cha giải thích rằng, đối với Chúa Giê-su, “gia đình có một ý nghĩa rộng”lớn hơn thực tế mà “trong đó chúng ta được sinh ra”.

Khởi đi từ bài Tin Mừng trong ngày theo Thánh Lu-ca (Lc 8,19-21), nơi Chúa Giê-su khẳng định rằng, “mẹ Ngài và anh chị em của Ngài” chính là những người “lắng nghe Lời Thiên Chúa và thực hành theo Lời Ngài”. Qua đó, Chúa Giê-su nhấn mạnh rằng, sự gần gũi với Thiên Chúa không đơn giản chỉ là “một mối quan hệ họ hàng” hay “một hành vi đạo đức”vào ngày Chúa Nhật, nhưng mật thiết hơn, như được nghe nói tới trong một gia đình, một mối liên kết hoàn toàn và mật thiết nhất của con người.

Ở điểm đầu tiên, điều đó có nghĩa là bước vào trong nhà của Chúa Giê-su. Chúng ta nên bước vào trong bầu khí mà nó đang thống trị ở đó. Sống ở đó, cầu nguyện và trở nên tự do. Vì những người con trai và con gái thì luôn tự do, và những người sống trong nhà Chúa thì cũng tự do như vậy, vì họ ở trong sự gần gũi gia đình với Thiên Chúa. Những người khác – nếu chúng ta sử dụng một từ ngữ của Kinh Thánh – đều là ´con cái của các tớ nữ`, có lẽ họ là những Ki-tô hữu, nhưng không dám đến gần Ngài và không tìm thấy mối liên hệ gia đình với Thiên Chúa. Và rồi sẽ luôn luôn có một khoảng cách giữa họ và Thiên Chúa, khiến họ cứ ở xa Thiên Chúa mãi.”

Nhưng mối liên hệ gia đình còn có nhiều ý nghĩa hơn – Đức Thánh Cha bổ sung. Vấn đề nằm ở chỗ là hành động theo Lời Chúa, và điều này có nghĩa là, tích cực thực hiện những gì đã được nghe và được thấy. Điều quan trọng ở đây là cầu nguyện.

Và thực ra đó là sự cầu nguyện mà người ta cũng có thể thực hiện ngay trên đường đi, chẳng hạn như thưa với Chúa rằng: ´Chúa ơi, Chúa đang nghĩ gì vậy?` Trong gia đình, người ta nói với nhau như thế. Các Thánh cũng nói với Chúa như thế. Chẳng hạn như nơi Thánh Tê-rê-sa thì điều ấy rất tuyệt vời, vì Thánh Nữ luôn bắt gặp Chúa ở khắp mọi nơi. Thánh Nữ có một mối liên hệ gia đình với Thiên Chúa, liên hệ khắng khít đến độ như xoong với chảo trong bếp. Nó hệt như vậy!”

Và Đức Thánh Cha nêu ra cấp độ thứ ba: lưu lại trong gia đình. Chúa Giê-su đã mời gọi như thế trong Bữa Tiệc Ly. Hai môn đệ Andreas và Gio-an dường như đã dính chặt vào Chúa Giê-su, và lưu lại bên Chúa Giê-su toàn thời gian. Các tín hữu cũng nên thực hiện như thế.

Chúng ta hãy thực hiện bước này: lập một gia đình với Chúa Giê-su. Bất cứ người Ki-tô hữu nào đang có những vấn đề, đang leo lên xe buýt hay đang bước lên tàu, cũng đều có thể nói trong lòng với Chúa, hay ít ra cũng hãy biết rằng, Thiên Chúa đang ngắm nhìn họ, họ đang ở gần Thiên Chúa. Đó là gia đình. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban sự thiện hảo này cho tất cả chúng ta. Ước chi Ngài sẽ giúp chúng ta biến cách hiểu của Ngài về gia đình thành cách hiểu của chúng ta!”

Theo de.rv 26.09.2017 mg

Lm. Đa-minh Thiệu

Comments are closed.

phone-icon