Tìm Kiếm Sự Bình An

0

Mỗi ngày hãy xin Chúa Giêsu chỉ cho bạn nơi để tìm thấy sự bình an.

Tôi không phải là một người ở thành phố lớn.

Tôi nói đùa với mấy đứa con tôi rằng bất cứ khi nào chúng tôi thăm viếng một thành phố lớn tôi đều biết ơn tất cả những người gìn giữ các viện bảo tàng lộng lẫy và các nhà thờ chính tòa lớn hoạt động để chúng tôi có thể ghé thăm rồi về nhà. Những người khác mà tôi biết thì ngược lại, họ luôn thấy mình rất tự nhiên như ở nhà trong những nơi đô thị, chứ không phải ở nông thôn.

Ở đại học, tôi nhớ tôi đã cười khi một người bạn bảo tôi rằng cô rất sợ gấu đến nỗi cô ấy không thể đi bộ trong rừng. Tôi đã không nên cười; vì tôi đã có một nỗi sợ hãi đối nghịch nhưng không kém phần vô lý, tôi sợ những kẻ cướp phá và chắc chắn điều đó khiến tôi không dám tham quan một số khu vực xinh đẹp trong các thành phố khác.

Đối với mỗi người chúng ta, sẽ có những khung cảnh và môi trường nơi đó chúng ta cảm thấy tự nhiên như ở nhà và bình an hơn, và chúng ta sẽ dễ dàng lắng nghe được những cảm giác này. Nếu sự căng thẳng và áp lực liên tục ảnh hưởng ngầm trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta cần tìm kiếm và năng lui tới những nơi bình an.

Ngay cả khi chồng tôi và tôi đã sống trong một khu nhà đông dân cư dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp đại học ở Berkeley, California, tôi có thể được hưởng cảm giác tự nhiên hằng ngày bằng cách chạy lên một ngọn đồi gần đó và chiêm ngắm toàn cảnh Vịnh San Francisco. Trên ngọn đồi đó, chỉ có một vài cái cây, sẽ có nhiều hơn nếu tôi chạy trên những con đường thành phố phía dưới và cây cối làm yên tĩnh những tiếng ồn ào của thành phố, dù chỉ chút ít thôi. Cho dẫu tôi đã không thực sự đi bộ xa vào trong khu hoang dã, khi tôi trở về chung cư của mình, tôi nhận ra rằng tôi đã có thể giải quyết tốt hơn cảm giác nội-thành về sự phức tạp của căn nhà chúng tôi. Tôi cũng đã khám phá ra rằng một không gian đô thị tuyệt vời được gọi là công viên công cộng! Tôi biết điều đó thật buồn cười, nhưng bây giờ chúng tôi lại sống trong một nơi bán thôn dã, tôi nhớ những công viên được chăm sóc đẹp đẽ và rộng rãi đó.

Hãy thử liệt kê “tài nguyên bình an”. Bạn cảm thấy bình an nhất ở những nơi nào? Ở thành phố hay thôn quê? Nếu bạn có thể đi bất cứ nơi nào trên thế giới để tận hưởng một chút bình an, bạn sẽ đi đâu, tại sao? Rồi hãy hỏi chính mình nơi nào bạn có thể tìm thấy một nơi gần gũi như thế sẽ cho bạn cùng cảm giác bình an đó. Hãy chọn một điểm để thỉnh thoảng thăm viếng. Hãy cầu xin Chúa Giêsu giúp bạn tìm thấy và năng lui tới những nơi mang lại cho bạn sự bình an.

Sự Bình An trong Những Cảm Xúc của Bạn

Đêm qua, chồng tôi và tôi đã có một cuộc xung đột khác về những dự tính. Ai biết rằng sau hai mươi lăm năm chung sống, chúng tôi vẫn không thể sống trong sự hài hòa trọn vẹn được! Trong thời đại kỹ thuật ngày nay, chẳng lẽ lại không nên có ứng dụng đọc suy nghĩ mà chúng ta có thể mua từ iHeaven.com sao?

Tôi vẫn nghĩ rằng sau tất cả những năm tháng này, chúng tôi có thể vượt qua những cuộc xung đột nào đó. Nhưng vấn đề dường như nằm trong những tính cách xúc cảm rất khác biệt của chúng tôi. Ngay cả với niềm tin đã được chia sẻ cũng như những giá trị và mục đích cốt lõi tương hợp của chúng tôi, những cuộc xung đột vẫn xảy ra bởi vì chúng tôi cảm nghiệm, thực hiện và diễn tả những biến cố cuộc sống hằng ngày theo những cách thức khác nhau.

Thật may mắn, đối với chồng tôi và tôi, ơn sủng của Bí tích Hôn Nhân đã giải cứu chúng tôi nhiều lần khi bản chất con người hay sa ngã của chúng tôi xung đột nhau. Tuy nhiên, cảm giác đi từ cuộc xung đột đến sự giải quyết thì không hoàn toàn bình an, vì thế trong nỗ lực rút ngắn và dàn xếp những thăng trầm của cuộc xung đột, tôi đã học được hai điều.

Trước hết là chính những cảm xúc là sự trung lập về luân lý. Cho dẫu những cảm xúc tiêu cực có thể cảm nhận là “sai trái”, đó chỉ là hành động mà một người có bất cứ cảm xúc nào có thể vừa đạo đức vừa trái đạo đức. Tôi có thể nổi giận với chồng tôi, nhưng quan trọng là tôi quyết định thể hiện cơn giận đó với anh ấy như thế nào. Với tư cách là những người Công Giáo tốt lành, chúng ta nên tức giận trước sự bất công và dùng sự tức giận đó như nhiên liệu để làm điều tốt, như tình nguyện với phong trào ủng hộ sự sống. Chúa Giêsu đã sử dụng sự tức giận của mình cho điều tốt khi Người thanh tẩy đền thờ khỏi những kẻ đổi tiền (x.Lc 19,46).

Điều thứ hai là việc không có cảm xúc thì không có cùng sự bình an, cho dù không cảm xúc có thể trông thấy hoặc thậm chí cảm thấy tạm thời. Tuy nhiên, mục đích không phải là phủ nhận, nhận chìm hay giết chết những cảm xúc. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta với những cảm xúc và hiển nhiên chúng ta không được loại bỏ chúng. Thực vậy, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy chúng ta rằng chúng ta không nên hướng chiều về điều tốt chỉ bằng ý chí mà còn bằng cả trái tim của chúng ta (số 1775) – giống như Chúa Giêsu được thúc đẩy trong đền thờ. Hãy cầu xin Chúa Giêsu, Đấng là sự bình an của chúng ta, giúp bạn đón nhận quà tặng của các cảm xúc. Người có thể chỉ cho bạn biết cách kìm hãm và sử dụng tất cả cảm xúc của bạn cho điều tốt để bạn có thể cảm thấy bình an hơn.

Đây là một trích đoạn từ cuốn sách Tìm kiếm Sự Bình An của Thiên Chúa trong Những Thách Đố Hằng Ngày của tác giả Heidi Bratton, được xuất bản bởi The Word Among Us Press (2015).

Tác giả: Heidi Bratton
Nguồn: https://wau.org/resources/article/finding_peace/

Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

Comments are closed.

phone-icon